Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
chuyen_de_boi_duong_hoc_sinh_gioi_tieng_viet_lop_3.pdf
Nội dung text: Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Lớp 3
- MỤC LỤC Trang Bài tập Đáp án A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC 1 B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN 2 PHẦN I: TỪ CHỈ SỰ VẬT. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG - 3 TRẠNG THÁI. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM 1.TỪ CHỈ SỰ VẬT. 3 96 2.TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG - TRẠNG THÁI. 6 98 3.TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM 8 99 PHẦN II: SO SÁNH 14 103 PHẦN III: NHÂN HÓA 21 106 PHẦN IV: CÁC DẤU CÂU 24 108 PHẦN V: ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI 32 112 PHẦN VI: CÁC MẪU CÂU 38 116 PHẦN VII: MỞ RỘNG VỐN TỪ 45 119 C. TẬP LÀM VĂN 50 D. MỘT SỐ ĐỀ ÔN TẬP 67 121 Đề 1 67 121 Đề 2 70 122 Đề 3 73 124 Đề 4 76 125 Đề 5 80 127 Đề 6 82 127 Đề 7 85 131 Đề 8 87 132 Đề 9 90 133 Đề 10 93 133 Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 1
- A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC 2
- PHẦN II: SO SÁNH Một số kiến thức cần nhớ 1) Cấu tạo: Gồm có 4 yếu tố: Vế 1 + Từ so sánh + Vế 2 (sự vật được (sự vật dùng so sánh ) để so sánh ) VD: Mái ngói trường em đỏ thắm như nụ hoa lấp ló trong những tá lá cây xanh mát. - Vế 1: sự vật được so sánh (mái ngói trường em) - Vế 2: sự vật dùng để so sánh (nụ hoa) - Từ so sánh: như - Phương diện so sánh: đỏ thắm. 2) Tác dụng:Biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. (Ở ví dụ trên biện pháp so sánh nhằm làm nổi bật màu đỏ đầy sức sống của mái ngói trường em.) 3) Dấu hiệu. - Qua từ so sánh: là, như, giống, như là , - Qua nội dung: 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau. 4) Các phép so sánh So sánh sự vật với sự vật. Sự vật 1 Sự vật 2 Từ so ( Sự vật được so sánh ( Sự vật để so sánh) sánh) Hai bàn tay em như hoa đầu cành. Cánh diều như dấu “á”. Hai tai mèo như hai cái nấm. So sánh sự vật với con người. Đối tượng 1 Từ so sánh Đối tượng 2 Trẻ em (con người) như búp trên cành. (sự 3
- vật) Ngôi nhà (sự vật) như trẻ nhỏ. (sự vật) Bà (con người) như quả ngọt. (sự vật) So sánh âm thanh với âm thanh. Âm thanh 1 Từ so Âm thanh 2 sánh Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Tiếng chim như tiếng đàn. tiếng xóc những rổ Tiếng hát như tiền đồng So sánh hoạt động với hoạt động. Hoạt động 1 Từ so sánh Hoạt động 2 Lá cọ xòe như tay vẫy Chân đi như đập đất Các kiểu so sánh. \ - So sánh ngang bằng: như, tựa như, là, chẳng khác gì, giống như, như là,. Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối. - So sánh hơn kém: chẳng bằng, chưa bằng, không bằng, hơn, kém Bài tập Bài 1:Viết vào bảng những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau: a) Nhìn từ xa, giữa cảnh mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả nhưng trông cứ như những con thuyền du ngoạn. b) Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. c) Những tảng đá to bằng cái chum cũng bị nước cuốn, lục ục lăn đi trong dòng nước. Câu Sự vật thứ nhất Từ so sánh Sự vật thứ hai a . . . . . . 4
- b . . . . . . c . . . . . . Bài 2: Gạch một gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau đó ghi lại các từ so sánh ở mỗi câu sau: a) Mặt trời đỏ lựng như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn. b) Trứng chim nằm la liệt trên đất như rải đá cuội, chim non chạy lật đật như vịt đàn. c) Nắng thu vàng óng như tấm áo choàng rực rỡ khoác lên khu rừng. d) Từ trên cao nhìn xuống, đồi núi trải ra như rùa bò lóp ngóp. Bài 3: Hoàn thành bảng bên dưới a) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. b) Những hạt sương sớm động trên lá long lanh nhưng bóng đèn pha lê. c) Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng đẹp như những bông hoa. Câu Sự vật thứ nhất Từ so sánh Sự vật thứ hai a . . . . . . b . . . . . . c . . . . . . Bài 4: Gạch dưới và chép lại các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn sau: Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. 5
- . Bài 5: Gạch dưới và viết lại các hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn thơ sau a) Mắt sáng như ngọc b) Mẹ- bếp lửa mỗi ngày Miệng cười non tơ Sưởi ấm con, đông tới Nhấp nhổm bé bò Mẹ là quạt mát rượi Sao mà yêu thế. Đuổi cái nóng mùa hè. c) Vàng rộm một góc trời Trăng ngon như chiếc bánh Trung thu nhìn trăng sáng Ai cũng thèm như ai. Bài 6: Viết lại các hình ảnh so sánh trong mỗi câu thơ, câu văn sau a) Chim quốc kêu trưa nắng Hoa lựu nở đầu hè Như những đốm lửa nhỏ Cứ lập lòe, lập lòe b) Những ngôi sao trên trời Vầng trăng như lưỡi liềm Như cánh đồng mùa gặt Ai bỏ quên giữa ruộng Vàng như những hạt thóc Hay bác Thần Nông mượn Phơi trên sân nhà em Của mẹ em lúc chiều. c) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. Cần trục là cánh tay kỳ diệu của các chú công nhân. Bài 7: Chỉ rõ 3 hình ảnh so sánh trong đoạn văn dưới đây và cho biết những hình ảnh đó giúp em cảm nhận được điều gì? Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng 6
- tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. 3. hình ảnh so sánh trong đoạn văn: Hình ảnh đó giúp em cảm nhận được : Bài 8:Gạch dưới những từ ngữ chỉ hai hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau. Ghi vào chỗ trống trong ngoặc tác dụng của sự so sánh đó. a) Những chú ngựa lao vun vút trên đường đua tựa như tên bắn. ( gợi tả .) b) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. ( gợi tả .) c) Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí. ( gợi tả .) d) Bản em trên chóp núi Sớm bồng bềnh trong mây Sương rơi như mưa giội Trưa mới thấy mặt trời ( gợi tả .) Bài 9:Điền từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh a) Hai má em bé ửng hồng như b) Bộ lông của chú mèo vàng mịn như c) Ánh mắt dịu hiền của mẹ là 7
- d) Những mầm cây vươn lên tua tủa như Bài 10: Cho sẵn các cặp từ sau, em hãy viết thành câu có sử dụng biện pháp so sánh. a) Chiếc đĩa bạc - vầng trăng . b) Tấm thảm vàng – cánh đồng lúa chín . c) Đôi mắt – hạt nhãn d) Cái mào con gà – vương miện Bài 11: Cho sẵn các cặp từ sau, em hãy viết thành câu có sử dụng biện pháp so sánh. a) Tiếng hót của chim họa mi – bản giao hưởng . b) Ánh nắng – trẻ nhỏ . c) Mặt nước – tấm gương . d) Sóng chồm lên – con hổ vồ . Bài 12:Viết tiếp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để tạo ra hình ảnh so sánh a) Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời như b) Tiếng gió rừng vi vu như c) Dòng sông mưa lũ cuồn cuộn chảy như d) Những giọt sương sớm long lanh như Bài 13:Viết tiếp vào chỗ trống trong từng câu dưới đây để tạo ra hình ảnh so sánh a) Tiếng ve đồng loạt cất lên như b) Tiếng thác từ xa vọng lại như c) Ánh nắng vàng như d) Xe cộ đi lại trên đường đông như . 8
- Bài 14:Viết lại các câu sau dưới đây cho sinh động bằng cách sử dụng phép so sánh: a) Con mèo nhà em có đôi mắt tròn xoe. b) Bé Mai anh chạy ào vào lòng mẹ. c) Cây ớt trong vườn lấp ló những quả chín đỏ rực. d) Mặt trăng tròn đang lên cao dần giữa bầu trời đêm. Bài 15:Viết lại các câu sau dưới đây cho sinh động bằng cách sử dụng phép so sánh: a) Bé Hằng có nụ cười tươi. b) Hàng cây xanh che mát cả con đường. c) Mặt trăng đêm rằm tròn d) Mặt trời buổi chiều đỏ rực Bài 16:Viết đoạn văn ngắn tả vườn hoa có sử dụng biện pháp so sánh Để đăng kí nhận bản mềm có phí, mời bạn inbox trang fanpage Thư viện Tiểu học –Ươm mầm tương lai (nhấp chuột vào link sau: ) Hoặc liên hệ số zalo: 0973368102 9