Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 5 trang thungat 7550
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Đường đi Sa Pa” Sách TV4, tập 2/tr 102 2. Bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” - Sách TV4, tập 2/tr 114 3. Bài “Ăng – co vát”- Sách TV4, tập 2/tr 123 4. Bài: “ Con chuồn chuồn nước” - Sách TV4, tập 2/tr 127 5. Bài: “Vương quốc vắng nụ cười” - Sách TV4, tập 2/tr 132 II. Đọc hiểu văn bản: Cho bài văn sau: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na. Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn. (Theo Tâm huyết nhà giáo) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.
  2. Câu 1: Nết là một cô bé: A. Thích chơi hơn thích học. B. Có hoàn cảnh bất hạnh. C. Yêu mến cô giáo. D. Thương chị. Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi . B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường. C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ. D. Nết học yếu nên không thích đến trường. Câu 3. Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về . B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình. C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học. D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo. Câu 4. Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn. B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn. C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường. Câu 5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Câu 6. Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái.” thuộc kiểu câu kể nào? A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì? D. Không thuộc câu kể nào. Câu 7. Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: A. Năm học sau B. Năm học sau, bạn ấy C. Sẽ vào học cùng các em D. Bạn ấy Câu 8. Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: Câu 9. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm: a) , em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa. b) , mặt đất lúc nào cũng khô ráo. Câu 10. Đặt câu cảm cho các tình huống sau : a. Em cảm động trước tấm lòng nhân hậu của Bác Hồ. . b. Em vui mừng khi được tặng một món quà sinh nhật bất ngờ. Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm
  3. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút 1. Chính tả Giấy và nghề in được phát minh như thế nào? Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ để ghi chép lại và truyền bá văn hoá tri thức cho mọi người. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đẩu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách. Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, trên cơ sở của giấy Tây Hán, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách để làm nguyên liệu sản xuất giấy. (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao?, sachvui.com) 2. Tập làm văn: Đề: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2020 – 2021 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm): B Câu 2: (0,5 điểm): A Câu 3: (0,5 điểm): B Câu 4: (0,5 điểm): C Câu 5: (1 điểm): Trong cuộc sống mỗi người có một hoàn cảnh, ai cũng muốn mình được hạnh phúc, không ai muốn gặp điều bất hạnh(0,5 điểm). Vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cuộc sống tươi đẹp hơn . (0,5 điểm) – Tùy theo bài làm của HS để GV tính điểm. Câu 6: (0,5 điểm): C Câu 7: (0,5 điểm): D Câu 8: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm). Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài! Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài! Câu 9: Mỗi ý đúng 0,5 điểm. a) VD: Ngày nghỉ cuối tuần, em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.
  5. b) VD: Vào mùa hè, mặt đất lúc nào cũng khô ráo. Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm). VD: a) Ôi! Bác Hồ quả là một người có tấm lòng nhân hậu! b) Chao ôi! Bạn khiến mình cảm động quá! B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối. Tùy vào nội dung bài viết và mức độ đạt được yêu cầu bài viết để ghi điểm, cụ thể: - Bài văn trình bày đúng bố cục (1 điểm) - Mở bài: đúng nội dung và đủ ý (1 điểm) - Thân bài: (5 điểm) + Nội dung: Tả được và đúng các đặc điểm các bộ phận của con vật (3 điểm) + Kĩ Năng: Lời văn ngắn gọn; câu văn đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm) + Cảm xúc: Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, xúc tích; có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, (1 điểm) - Kết bài: đúng nội dung và đủ ý (1 điểm) Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.