Bài kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH An Hòa

docx 7 trang thungat 3300
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH An Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_4_cuoi_hoc_ky_ii_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH An Hòa

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Đường đi Sa Pa” Sách TV4, tập 2/tr 102 2. Bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” - Sách TV4, tập 2/tr 114 3. Bài “Ăng – co vát”- Sách TV4, tập 2/tr 123 4. Bài: “ Con chuồn chuồn nước” - Sách TV4, tập 2/tr 127 5. Bài: “Vương quốc vắng nụ cười” - Sách TV4, tập 2/tr 132 II. Đọc hiểu văn bản: Câu chuyện của cành nho Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó. Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về, gió thổi dữ dội, mưa không ngớt, cành nho nhỏ bé đã bị dập ngã. Nó rũ xuống, yếu ớt và đau đớn. Cành nho đã kiệt sức. Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của một cành nho khác: - Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi. Cành nho do dự trước đề nghị ấy. Từ trước đến giờ, cành nho bé nhỏ đã quen tự giải quyết mọi khó khăn một mình. Nhưng lần này nó đã thật đuối sức Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. - Bạn đừng sợ, bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là tôi có thể giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão. - Cành nho kia nói. Và cành nho bé nhỏ đã làm theo. Gió vẫn dữ dội, mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc, lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác. Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì. Theo HẠT GIỐNG TÂM HỒN Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và làm bài tập dưới đây:
  2. 1. Chuyện gì đến với cành nho bé nhỏ khi bão lốc tràn về? A. Bị dập ngã, rũ xuống, yếu ớt và đau đớn. B. Thích thú được tắm mát trong mưa. C. Bị gió bão làm bật rễ, cuốn đi rất xa. 2. Cành nho khác đã giúp đỡ cành nho bé nhỏ như thế nào? A. Khuyên bạn hãy đứng vững, đừng run sợ. B. Để bạn quấn những sợi tua vào mình và giúp bạn đứng thẳng. C. Đỡ bạn nằm rạp mình xuống đất. 3. Vì sao cành nho bé nhỏ vẫn vững vàng trước giông bão? A. Vì cành nho nhỏ bé trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. B. Vì cành nho nhỏ bé rất tự tin, chỉ cần dựa vào chính sức mạnh của bản thân mình. C. Vì cành nho nhỏ bé biết đoàn kết, không ngần ngại nhận sự giúp đỡ của những cành nho khác. 4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để được câu đúng? Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những từ lòng đất. 5. Theo em, câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 6. Dựa vào nội dung bài đọc, xác định các thông tin nêu dưới đây đúng hay sai. Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng. Trả lời Thông tin Đúng Sai Cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Khi bão lốc tràn về, cành nho nhỏ bé vẫn đứng hiên ngang, không gục ngã. Cành nho khác khuyên bạn đừng sợ, bảo bạn quấn những sợi tua của bạn vào mình để giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão.
  3. Gió dữ dội, mưa tầm tã, cành nho nhỏ bé vẫn khỏe mạnh và đầy sức sống vì nó rất tự tin vào bản thân mình. 7. Dòng nào dưới đây gồm toàn là từ láy: A. mảnh mai, lớn lên, trẻ trung, dữ dội, đau đớn B. mảnh mai, trẻ trung, dữ dội, đau đớn, yếu ớt C. mảnh mai, dữ dội, đau đớn, yếu ớt, nhỏ bé 8. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về tinh thần đoàn kết? A. Cây ngay không sợ chết đứng. B. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. C. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo. 9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cành nho mảnh mai bị gió quật ngã, rũ xuống, yếu ớt và đau đớn. 10. Trong câu “Từ trước đến giờ, cành nho bé nhỏ đã quen tự giải quyết mọi khó khăn một mình.” có: Trạng ngữ là: Chủ ngữ là: Vị ngữ là:
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2020 – 2021 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút 1. Chính tả Chiều ngoại ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Theo NGUYỄN THỤY KHA 2. Tập làm văn: Đề: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2020 – 2021 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
  6. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm): A Câu 2: (0,5 điểm): B Câu 3: (0,5 điểm): C Câu 4: (0,5 điểm): dòng nước khoáng tinh khiết Câu 5: (1 điểm): Câu chuyện khuyên chúng ta cần biết yêu thương, đoàn kết và cùng giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn. Câu 6: (1 điểm): Đ – S – Đ – S Câu 7: (0,5 điểm): B Câu 8: (0,5 điểm): B Câu 9: (1 điểm): Chao ôi! Cành nho mảnh mai bị gió quật ngã, rũ xuống trông mới yếu ớt và đau đớn làm sao! Câu 10: (1 điểm): Trạng ngữ là: Từ trước đến giờ Chủ ngữ là: cành nho bé nhỏ Vị ngữ là: đã quen tự giải quyết mọi khó khăn một mình. B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó: + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối. Tùy vào nội dung bài viết và mức độ đạt được yêu cầu bài viết để ghi điểm, cụ thể: - Bài văn trình bày đúng bố cục (1 điểm) - Mở bài: đúng nội dung và đủ ý (1 điểm) - Thân bài: (5 điểm)
  7. + Nội dung: Tả được và đúng các đặc điểm các bộ phận của con vật (3 điểm) + Kĩ Năng: Lời văn ngắn gọn; câu văn đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ (1 điểm) + Cảm xúc: Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, xúc tích; có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, (1 điểm) - Kết bài: đúng nội dung và đủ ý (1 điểm) Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.