Bài tập môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 9280
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_lich_su_va_dia_li_lop_4_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bài tập môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 (Có đáp án)

  1. MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 Họ và tên Lớp I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài. Câu 1:Thời nhà Hồ quân Minh sang xâm lược nước ta năm nào? A.năm 1406. B. năm 1407. C. năm 1408. D. năm 1409. Câu 2:Nhà Hậu Lê đã Làm gì để quản lý đất nước? A. Vẽ bản đồ đất nước. B. Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật. C. Cho soạn Bộ luật Hồng Đức. D. Vẽ bản đồ đất nước và cho soạn Bộ luật Hồng Đức. Câu 3: Thành phố Sài Gòn được mang tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm nào? A. 1976 B. 1975 C. 1974. D. 1977 Câu 4 : Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì ? A. Đồng bằng nằm ở ven biển. B. Đồng bằng có các dãy núi lan ra sát biển. C. Đồng bằng có nhiều đầm phá. D. Đồng bằng có nhiều cồn cát. Câu 5: Điền các từ ngữ:( thanh bình , khuyến nông, ruộng hoang, làng quê, tươi tốt. ) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp. (1điểm) Quang Trung ban bố “ Chiếu ”, lệnh cho dân đã từng bỏ phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá . Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại , làng xóm lại thanh bình Câu 6 : Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp. A B Thành phố Dân số năm 2011 (nghìn người) Hà Nội 1 A 7521,1 Hải Phòng 2 B 1878,5 Đà Nẵng 3 C 951,7 Thành Phố Hồ Chí Minh 4 D 6699,6 Câu 7: Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì? a) Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc b) Để bảo vệ trật tự xã hội
  2. c) Để bảo vệ quyền lợi của vua Câu 8: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi? a) Bộ Lam Sơn thực lục b) Bộ Đại Việt sử kí toàn thư c) Dư địa chí d) Quốc âm thi tập Câu 9: Ở đồng bằng duyên hải miền Trung: a. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh và người chăm. b. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh, người Chăm. c. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh. Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? a. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm b. Người dân cần cù lao động c. Có nhiều đất chua, đất mặn I.PHẦN TỰ LUẬN: Câu 11: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào? 2đ Câu 12: Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ? 2đ Câu 13: Vì sao người dân ỏ đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối được nhiều? 1đ
  3. ĐÁP ÁN BÀI KT : LS -ĐL A .PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Ý a d a b Thứ tự cần điền: 1 - D đúng khuyến nông, làng quê, 2 - B ruộng hoang, tươi tốt. 3 - C 4 - A 7-a,8-b,9-b,10-c B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 11: Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?(2 điểm) Trả lời : Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là: - Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ. - Bảo vệ chủ quyền Quốc gia. - Khuyến khích phát triển kinh tế. - Giữ gìn truyền thống đẹp của dân tộc. - Bảo vệ một số quyền lợi tốt đẹp của phụ nữ. Câu 12: Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ ? (2 điểm) Trả lời : Một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ là: Đồng Bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất của đất nước. Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. Câu 13 : Vì sao người dân ỏ đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối được nhiều? ( 1) Trả lời : Đồng bằng duyên hải miền Trung trồng được nhiều lúa vì: - Đất phù sa tương đối màu mở, khí hậu nóng ẩm nên thuận lợi cho trồng lúa. - Có đất cát pha, khí hậu nóng thuận lợi cho việc trồng mía, lạc. - Nước biển mặn, nhiều nắng thuận lợi cho việc làm muối.