Bài thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 8 trang thungat 8810
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2020_202.doc

Nội dung text: Bài thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC Năm học: 2020 - 2021 Họ tên HS: Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Lớp: 4/ Thời gian 40 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét bài kiểm tra Ghi bằng số Ghi bằng chữ I. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy và diễn cảm một đoạn văn (với tốc độ khoảng 90 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34 (Tiếng Việt 4, tập 2) do học sinh bốc thăm. - Học sinh trả lời được 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung đoạn văn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. 2. Kiểm tra đọc hiểu - kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Vương quốc vắng nụ cười Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười. Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy: - Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào: - Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường. - Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh. (còn nữa) Theo TRẦN ĐỨC TIẾN 1
  2. * Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Tìm những chi tiết cho thấy vương quốc nọ rất buồn chán ? A. Mặt trời không muốn dậy. B. Chim không muốn hót. C. Hoa trong vườn chưa nở đã tàn. D. Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon. Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy? A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười. B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh. C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt. D. Vì nơi đó không có chuyện vui. Câu 3. (0,5 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ? A. Ra lệnh cho mọi người phải cười. B. Cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười cợt. C. Cử đại thần đến nhà dân dạy cười. D. Cử thầy giáo, cô giáo dạy cho nhân dân cười. Câu 4. (0,5 điểm) Kết quả ra sao ? A. Viên đại thần biết dạy mọi người cười. B. Viên đại thần nói cần thêm thời gian. C. Viên đại thần học tập tốt môn cười. D. Viên đại thần trở về xin chịu tội vì đã cố gắng hết sức nhưng học không vào. Câu 5. (0,5 điểm) Điều gì bất ngờ xảy ra ở đoạn cuối ? A. Bắt được kẻ đang cười sằng sặc ngoại đường. B. Bắt được một tên trộm ngoài đường. C. Bắt được một thanh nên náo loạn ngoài đường. D. Bắt được một đứa trẻ. Câu 6. (0,5 điểm) Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó ? A. Nhà vua bực tức. B. Nhà vua thở dài. C. Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào. D. Nhà vua ra lệnh giam kẻ đó. Câu 7. (1 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào !” thuộc kiểu câu gì ? A. Câu kể. B. Câu khiến. C. Câu cảm. D. Câu hỏi. Câu 8. (1 điểm) Những hoạt động nào được gọi là du lịch ? A. Đi chơi ở công viên gần nhà. B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. C. Đi làm việc xa nhà. D. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. Câu 9.(1 điểm) Trong câu: “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.”: - Trạng ngữ là: 2
  3. - Đây là trạng ngữ chỉ : Câu 10. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc ? - Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe-viết): (2 điểm) Đường đi Sa Pa (từ Hôm sau dành cho đất nước ta) Bài viết : 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích. Bài làm: 3
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm). 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm). - Đọc đọc vừa đủ nghe trở lên, đọc rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (90 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm (1 điểm). - Ngắt và nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (1 điểm). - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm). - Những trường hợp còn lại, tùy theo mức độ HS thực hiện được mà GV căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng để ghi điểm cho HS. 2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A B D A C B B Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 9.(1 điểm) Trong câu: “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là: - Trạng ngữ là: Ngà xửa ngày xưa - Đây là trạng ngữ chỉ : thời gian Câu 10. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc ? - Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết): Đường đi Sa Pa (SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 102, 103). (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu (90 chữ/15 phút); chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 2. Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một con vật mà em yêu thích. 1. Mở bài: (1 điểm) 2. Thân bài: (4 điểm) 4
  5. a. Nội dung: (1,5 điểm) b. Kĩ năng: (1,5 điểm) c. Cảm xúc: (1 điểm) 3. Kết bài: (1 điểm) 4. Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm) 5. Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) 6. Sáng tạo: (1 điểm) * Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, Giaó viên có thể cho theo các mức điểm: 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1. MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HK2 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 Chủ đề/ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Tổng Mạch KT, KN TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 1 1 1 7 1 Đọc hiểu văn bản Số điểm 1đ 0,5đ 0,5đ 1đ 3đ Kiến thức Số câu 1 2 1 1 3 2 Tiếng Việt Số điểm 1đ 2đ 0,5đ 0,5đ 4đ Số câu 3 3 2 1 1 10 Tổng Số điểm 2đ 2,5đ 1đ 0,5đ 1đ 7đ 5
  6. Trường Tiểu học Phường 1 Thứ . ngày . tháng . năm 2021 Họ và tên: ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 Năm học: 2020 - 2021 Lớp: 4 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Thời gian: 40 phút. Điểm Nhận xét của giáo viên Chính tả Tập làm văn Cộng II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe-viết): (2 điểm) Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ? (SGK Tiếng Việt 4, Tập hai, trang 103). Lỗi 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích. Bài làm : 6
  7. . . . . . . . . . . . . . . . ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ 2 - LỚP 4 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm). 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm). - Đọc đọc vừa đủ nghe trở lên, đọc rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (90 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm (1 điểm). - Ngắt và nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (1 điểm). - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm). - Những trường hợp còn lại, tùy theo mức độ HS thực hiện được mà GV căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng để ghi điểm cho HS. 2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a c d b b c Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 7: Ý nghĩa bài văn: (1 điểm) - Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. Câu 8: Em hãy chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm cho thích hợp (ô tô, va li, dũng cảm, la bàn) (1 điểm) a. Đồ dùng cần cho chiến du lịch: va li b. Phương tiện giao thông cho chiến du lịch: ô tô c. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm là: la bàn d. Những đức tính cần thiết của người thám hiểm: dũng cảm Câu 9: Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp. (1 điểm) Cột A Cột B cần có cách xưng hô cho phù hợp và 1. Khi nêu yêu cầu, đề nghị thêm vào trước hoạc sau động từ các từ làm ơn, giùm, giúp, 2. Muốn cho lời yêu cầu đề, phải giữ phép lịch sự. 7
  8. nghị được lịch sự 3. Câu cảm (câu cảm thán) ôi, chao, chà, trời ; quá, lắm, thật Khi viết cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!). là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui 4. Trong câu cảm thường có mừng, thán phục, đau xót, ngạc các từ ngữ : nhiên, ) của người nói. Câu 10: Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống. (1 điểm) a. Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. ☐Đ b. Du lịch là đi chơi ở công viên gần nhà. ☐S c. Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. ☐Đ d. Thám hiểm là tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở. ☐S II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết): Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ? (SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 103). (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu (90 chữ/15 phút); chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : (1 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): (1 điểm) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một con vật mà em yêu thích. 1. Mở bài: (1 điểm) 2. Thân bài: (4 điểm) a. Nội dung: (1,5 điểm) b. Kĩ năng: (1,5 điểm) c. Cảm xúc: (1 điểm) 3. Kết bài: (1 điểm) 4. Chữ viết, chính tả: (0,5 điểm) 5. Dùng từ, đặt câu: (0,5 điểm) 6. Sáng tạo: (1 điểm) * Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, Giaó viên có thể cho theo các mức điểm: 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1. 8