Bài thu hoạch mầm non - Phương pháp tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đồng nghiệp - Nguyễn Thị Duyên
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch mầm non - Phương pháp tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đồng nghiệp - Nguyễn Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_thu_hoach_mam_non_phuong_phap_tu_van_ve_chuyen_mon_nghie.doc
Nội dung text: Bài thu hoạch mầm non - Phương pháp tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đồng nghiệp - Nguyễn Thị Duyên
- BÀI THU HOẠCH Module 13: PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN VỀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO ĐỒNG NGHIỆP Họ và tên: Nguyễn Thị Duyên Đơn vị: Trường Mầm non Duyên Hải Thời gian học: Từ ngày 1/11 đến 2711/2018 Thời gian báo cáo: Từ ngày 29 đến 30/11/2018 Điểm Tiếp thu kiến thức Áp dụng thực tế Những nội dung tôi lĩnh hội được qua học tập module 13. 1. Khái niệm, chức năng, đặc điểm và vai trò của phát triển nghề nghiệp giáo viên + Khái niệm. Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình mang tính tất yếu và lâu dài đối với mỗi giáo viên. Về bản chất, phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người giáo viên. + Chức năng Phát triển nghề nghiệp giáo viên có chức năng mở rộng, đổi mới và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Chức năng mở rộng của phát triển nghề nghiệp giáo viên là làm cho phạm vi sử dụng các năng lực nghề nghiệp vốn có của giáo viên ngày càng mở rộng. Phát triển nghề nghiệp giáo viên còn thực hiện chức năng phát triển, là quá trình làm cho các năng lực nghề nghiệp của giáo viên ngày càng được nâng cao giúp giáo viên có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình ở những tình huống khác nhau mà vẫn đảm bảo kết quả. Chức năng đổi mới của phát triển nghề nghiệp giáo viên là quá trình tạo ra những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Đổi mới năng lực nghề nghiệp của giáo viên là quá trình phức tạp, là kết quả của sự thay đổi trong nhận thức, hành động và khắc phục những rào cản của hành vi, thói quen trong dạy học, giáo dục của giáo viên. Kinh nghiệm nghề nghiệp là tài sản của mỗi giáo viên. + Đặc điểm và vai trò của phát triển nghề nghiệp giáo viên - Phát triển nghề nghiệp giáo viên dựa trên xu hướng tạo dựng thay vì dựa
- trên mô hình chuyển giao - Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình lâu dài. - Phát triển nghề nghiệp GV được thực hiện với những nội dung cụ thể. - Phát triển nghề nghiệp của giáo viên liên quan mật thiết với những thay đổi/cải cách trường học. - Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò giúp/hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng những lý thuyết và thực tiễn sư phạm và giúp họ phát triển sự thành thạo trong nghề - Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình cộng tác. - Phát triển nghề nghiệp giáo viên được thực hiện và thể hiện rất đa dạng 2. Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên a. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là gì? Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là một trong các mô hình trong giáo dục. Các mô hình trong giáo dục thường thuộc dạng mô hình nhận thức, để vận hành các hoạt động cần thiết nhằm gia tăng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, tạo những cơ hội để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân. b. Có những mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên nào? + Phát triển NN giáo viên đòi hỏi phải có sự gia tăng về kiến thức, các kĩ năng, phán đoán và có sự đóng góp của các giáo viên đối với cộng đồng dạy học + Các chương trình nhằm mục đích phát triển nghề cho giáo viên nên tập trung vào các vấn đề sau: - Phát triển các kĩ năng sống; - Trở thành người có năng lực đối với các kĩ năng cơ bản của nghề dạy học; - Phát huy tính linh hoạt của người giảng dạy; - Có chuyên môn giảng dạy; - Đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp; - Thực hiện vai trò lãnh đạo và tham gia vào việc ra quyết định. Mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên là cái thể hiện của PT nghề nghiệp GV c. Một số mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên được sử dụng phổ biến ở Việt Nam +) Mô hình cá nhân tự định hướng phát triển Giáo viên đặt ra những mục tiêu phát triển nghề nghiệp cho bản thân, tự hoạch định những hoạt động bồi dưỡng cá nhân và cách thức để đạt những mục tiêu đó. Mỗi giáo viên tự tạo cho mình một động cơ học tập, phát triển nghề nghiệp +) Mô hình giáo viên tham gia vào quá trình đổi mới Quá trình phát triển nghề nghiệp trong nhà trường bao gồm việc đánh giá các phương pháp dạy học hiện đang sử dụng và xem xét các khó khăn phát sinh khi sử dụng những phương pháp này. +) Mô hình thực hiện các nghiên cứu trong lớp học Giáo viên nghiên cứu việc sử dụng các phương pháp dạy học của mình. Mô hình nghiên cứu này bao gồm: xác định vấn đề nghiên cứu, thu thập số liệu, phân tích số liệu và thực hiện thay đổi về phương pháp dạy học và sau đó thu thập thêm số liệu để so sánh, đối chiếu.
- +) Mô hình tập huấn Giáo viên tham dự các lớp tập huấn theo: nhu cầu của bản thân; yêu cầu của tổ chức/người quản lý để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động dạy học và giáo dục. +) Mô hình mạng lưới giáo viên trong hướng dẫn đồng nghiệp Mạng lưới của các giáo viên tạo điều kiện cho các giáo viên xích lại gần nhau để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong công việc, và nhờ đó có thể phát triển được sự nghiệp riêng của mỗi người với tư cách là các cá nhân hay với tư cách là nhóm giáo viên. 3.Các lĩnh vực hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp GV a) Hướng dẫn đồng nghiệp về chuyên môn - Phương pháp phân tích tổng thể chương trình môn học nhằm định hướng cho việc khai thác, huy động chuyên môn đã được đào tạo để thực thi chương trình môn học; - Những vấn đề trọng tâm, những đơn vị kiến thức « khó dạy » cần lưu ý trong chương trình môn học; - Cách thức cập nhật thông tin trong thực thi chương trình môn học; - Thiết kế các nhiệm vụ học tập, xây dựng bài tập, hướng dẫn học tập để hình thành và phát triển hoạt động học tập môn học cho học sinh; - Bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh; phụ đạo học sinh học lực kém; bồi dưỡng học sinh giỏi .v.v. b) Hướng dẫn đồng nghiệp về nghiệp vụ - Phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh - Sử dụng các câu hỏi - Sử dụng các bản đồ khái niệm - Quan sát phản ứng của lớp học - Sự chẩn đoán sau bài giảng - Phân tích bài làm theo đề mục - Phỏng vấn theo nhóm hoặc từng học học sinh - Phân tích các băng ghi hình/tiếng - Ghi nhật ký giảng dạy c) Hướng dẫn đồng nghiệp trong việc giúp học sinh lựa chọn tài liệu học tập tích cực tham gia sinh hoạt tập thể và vượt qua vướng mắc riêng tư có liên quan đến nhu cầu cá nhân và các mối quan hệ - Quan sát cá nhân - Những nguyện vọng của học sinh - Hồ sơ học sinh và các tài liệu cập nhật 4. Hình thức hướng dẫn đồng nghiệp - Hướng dẫn đồng nghiệp trong sinh hoạt của tổ chuyên môn (hoặc khối) về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm - Hướng dẫn đồng nghiệp thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên đề - Hướng dẫn đồng nghiệp trong sinh hoạt của các nhóm giáo viên - Hướng dẫn đồng nghiệp bằng việc mời báo cáo viên để thực hiện một nội dung hướng dẫn nào đó.
- 5. Nguyên tắc xử thế của người hướng dẫn đồng nghiệp Sự tôn trọng triệt để những nguyên tắc dưới đây đó là yếu tố đảm bảo thành công của hướng dẫn nhằm hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp liên tục. - Sự tin cẩn; Sự kiên nhẫn; Tính tự nguyện; Tính khách quan 6. Những giới hạn người hướng dẫn đồng nghiệp Phần lớn giáo viên các trường ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển nghề nghiệp của đông nghiệp. Những giáo viên này đã thực hiện hướng dẫn đồng nghiệp của mình trong giới hạn hiểu biết và kinh nghiệm của họ. 7. Các bước của giai đoạn lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp Lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp là một quá trình, bao gồm các giai đoạn (lập kế họach, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch) và những bước đi cụ thể trong từng giai đoạn. Trong đó giai đoạn lập kế hoạch là quan trọng, bởi giai đoạn này tạo ra sản phẩm là những văn bản kế hoạch để người hướng dẫn có thể triển khai trong thực tiễn. Các bước của giai đoạn lập kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp gồm: a) Nhận rõ đồng nghiệp của mình đang gặp những vấn đề gì trong hoạt động nghề nghiệp. b) Viết được các mục tiêu cho chủ đề hướng dẫn đồng nghiệp mà bạn đã xác định. c) Thực hiện một hoặc một số mục tiêu nào đó trong các mục tiêu hướng dẫn đồng nghiệp mà bạn đã xác định. d) Hoạt động mà bạn sẽ thực hiện trong chủ đề hướng dẫn đồng nghiệp. đ) Dự toán các đầu vào đối với chủ đề hướng dẫn đồng nghiệp của bạn. e) Trình bày văn bản kế hoạch theo một mẫu nào đó để thuận lợi cho việc sử dụng ở giai đoạn thực hiện và đánh giá kế hoạch 8. Vận dụng: Để hoạt động hướng dẫn tư vấn đạt hiệu quả, người giáo viên hướng dẫn tư vấn cần phải có những kỹ năng nào? - Kĩ năng tạo dựng niềm tin đối với đồng nghiệp được thể hiện qua: Chấp nhận; Chia sẻ các mục tiêu; Chia sẻ thông tin; Cùng quyết định. - Kĩ năng phân tích đặc điểm tâm, sinh lí: - Kĩ năng lắng nghe tích cực và đặt câu hỏi trong giao tiếp - Kĩ năng tạo dựng mối quan hệ tích cực, thân thiện. - Kĩ năng thu thập, sắp đặt và phân tích thông tin qua giao tiếp Qua học tập module 13 tôi đã có thêm nhiều kĩ năng để tư vấn, hướng dẫn giáo viên tại đơn vị có hiệu quả cao.