Bài viết tập làm văn số 3 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Xuân Lâm

doc 9 trang thungat 1790
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết tập làm văn số 3 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_tap_lam_van_so_3_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_xuan.doc

Nội dung text: Bài viết tập làm văn số 3 môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Xuân Lâm

  1. Phòng GD& ĐT Tĩnh Gia BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3 Truờng THCS Xuân Lâm Môn: Ngữ văn 9 Thời gian : 90 phút Họ và tên: Lớp: 9 . Điểm Lời phê của giáo viên ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (3điểm) Đọc hiểu đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Một trò chơi truyền thống được phổ biến trong các lễ hội là kéo co, được tổ chức ở sân đình hay bãi cỏ rộng giữa làng. Những người tham gia chia làm hai phe, đứng thành một hàng đối nhau, cùng nắm sợi dây thừng, dây chão hay một cây sào tre hoặc người đứng sau ôm lưng người đứng trước, còn hai người đứng đầu hàng của hai phe được đối phương sang qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng. Kéo co thu hút nhiều người, Tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn luyện sức khỏe, tính kỉ luật, ý thức tập thể ở mỗi người. Chính vì vậy, kéo co được đông đảo thanh , thiếu niên ưa thích. ( Trích văn bản trò chơi ngày xuân, Ngữ văn 9 tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, trang 27) Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn.( 0,5đ) Câu 2. Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì?( 0,5đ) Câu 3: Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết vì sao kéo co được đông đảo thanh niên, thiếu niên ưa thích?( 1) Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận (Khoảng 5- 7 câu) bàn về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở quê hương em. ( 1đ) II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7điểm) Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học đối phó trong một bộ phận học sinh hiện nay. Câu 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu dội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. BÀI LÀM
  2. ĐÁP ÁN- BIỂU CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Phần 1 Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn: Thuyết minh 0,5 I: Đọc – hiểu 2 Vấn đề đoạn văn đề cập đến: Trò chơi kéo co 0,5 (3 Kéo co thu hút nhiều người, tạo không khí hào hứng, sôi động, rèn 0,5 điểm) 3 luyện sức khỏe, tính kỉ luật , ý thức tập thể của mỗi người a, Đúng hình thức đoạn văn ( mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn). 0,25 - Trình bày nội dung bằng một đoạn văn nghị luận hoàn (Khoảng 5- 7 câu) b, Xác định được vấn đề cần nghị luận: Bàn về việc bảo tồn, giữ 0,25 gìn và phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp ở quê hương em. c, Nội dung: 0,5 - Nêu vấn đề cần nghị luận - Bày tỏ ý kiến về sự việc, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn 4 hóa tốt đẹp ở quê hương là việc làm đúng, cần thiết, cần triển khai thành phong trào sâu rộng. - Liên hệ bản thân: Nâng cao nhận thức và có những hành động cụ thể để bảo tồn, giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa của quê hương * Lưu ý: HS có thể có những cách trình bày lập luận khác, nếu hợp lý, thuyết phục vẫn cho điểm, d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng 0,25 e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 II. a, Đúng hình thức đoạn nghị luận (khoảng 200 ) trình bày suy nghĩ TẠO LẬP 0,25 VĂN b, Xác định được vấn đề cần nghị luận: Tình trạng học đối phó BẢN trong một bộ phận học sinh hiện nay. c. Nội dung: Đảm bảo được các ý sau 1. Định nghĩa thế nào là lối học đối phó, : 0,25 Đó chính là lối học gạo, học chỉ để thuộc bài, học để lấy điểm chứ không lấy kiến thức. Tệ hại hơn là việc học qua loa, khi những kiến thức được cung cấp trên nhà trường chỉ được học một cách đại khái, không có mục đích, mục tiêu rõ ràng 0,25 2 Đặc điểm của việc học đối phó: 1 - Học trước, quên sau - Học 1 chỉ biết 1, không liên hệ được kiến thức trước và sau đó. Nghĩa là kiến thức được học không có sự liên kết một cách hệ thống. - Học không có tính chất thực tiễn, không liên hệ để phục vụ
  3. cho việc xây dựng kỹ năng cho bản thân - Học đối phó còn thể hiện rất rõ ở việc: Không gây hứng thú trong quá trình học, sinh ra tâm lí chán nản thậm chí là sợ hãi mỗi khi nhắc đến 3 Tác hại của việc học đối phó: 0,25 Khiến học sinh chúng ta không có đủ hành trang kiến thức cho cuộc sống sau khi rời ghế nhà trường 0,25 4. Học thế nào mới không phải là đối phó? ”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình" Chỉ khi xác định được mục đích của việc học thì chúng ta mới không học qua loa và đối phó. Muốn vậy: - Học mọi lúc mọi nơi - Học từ mọi tình huống trong cuộc sống - Học bằng nhiều phương tiện: Qua đài, báo, ti vi, các website trực tuyến 0,25 - Học thầy, học bạn 5. Bài học cho bản thân: d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về đối 0,25 tượng thuyết minh. e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. a. Hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn :Tự sự (kết hợp 0,5 sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm) - Bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Nội dung: Kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe 5,0 trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Yêu cầu: Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình làm bài, có thể phát huy trí tưởng tượng 2 bay bổng của mình. Tuy nhiên, tưởng tượng nhưng vẫn phải hợp lí, phải kể lại được diễn biến các sự việc chính như hoàn cảnh gặp gỡ, nội dung cuộc trò chuyện Mặt khác, để bài yêu cầu kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật nên những hình ảnh, sự việc, lời tâm sự của em và người lính ấy phải phù hợp với nội dung của bài thơ. Sử dụng ngôi kể thứ nhất – xưng “tôi”. Trước khi viết bài văn này, cần nắm vững những đặc điểm của hình tượng người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (những suy nghĩ, tình cảm, những đặc điểm, phẩm chất của anh bộ đội trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt); xác định nhân vật chính trong câu chuyện kể là người lính lái xe
  4. và em – đồng thời là người kể chuyện. Từ đó, hãy kể lại câu chuyện của buổi gặp gỡ. Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận được kết hợp trong bài viết là những suy nghĩ, tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ ấy, và những suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay đối với quá khứ và cả tương lai của dân tộc. c. Dàn bài: 0,5 1. Mở bài: Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát những cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi. 2. Thân bài: - Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 1 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa ) - Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, ) 0,5 - Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện: 1 + Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. + Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui. + Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận) 3. Kết bài: 0,5 - Chia tay người lính lái xe. - Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện: + Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi. + Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang. + Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được. + Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo;. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn 0,25 ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ Tổng điểm 10,0 (Lưu ý: Giáo viên tùy vào nội dung làm bài của học sinh để cho điểm hợp lí).
  5. Bài làm tham khảo Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng học đối phó, quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử. “Học đối phó” là hiện tượng học sinh học bài chỉ để vượt qua một kì thi, một giờ kiểm nào một cách gượng ép và không hề lưu giữ một tí gì về những thứ đã học sau lần kiểm tra, lần thi đó. Còn “quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục. Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường. Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín, trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối tra, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong. Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp, khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí, khi mà .Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này. Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa, mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực. Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội và làm chủ đất nước thì dân tộc ta, đất nước ta sẽ phải đứng bên bờ suy thoái, diệt vong
  6. Kể lại buổi gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa. Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược trên con đường TS này. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa. Nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước, họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặng đường. Họ nhìn thấy đất, nhìn thấy trời, thấy cả ánh sao đêm, cả nhưng cánh chim sa, họ nhìn thẳng về phía trước, phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng, của nhân dân được hạnh phúc, tự do. Người sĩ quan còn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già, bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm. Gian khổ ác liệt, bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nản chí, sờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi. Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa, tôi mới hiếu rõ hơn về họ. Họ vẫn vui tươi, tinh nghịch. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan, yêu đời. Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của anh. Có những người còn, có những người đã hy sinh Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó, cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Đúng là con đường của họ đang đi, nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm. Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe rách xước, những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước, phía trước ấy là miền Nam ruột thịt. Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe. Họ thật dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc, vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta: chiến thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui. Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ
  7. chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ, cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu, nắm vững khoa học, kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại Kể lại buổi gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính mẫu 2 Hôm ấy, nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, trường tôi tổ chức cho đi thăm quan Bảo tàng Lịch sử quân đội. Chúng tôi được chiêm ngưỡng biết bao hiện vật lịch sử: những khẩu súng trường, mảnh vỡ của bom đạn, cùng với chiếc mũ tai bèo, chiếc ba lô con cóc thân thương Đang tham quan, tôi nhìn thấy một chiếc xe tải, không kính nằm thu mình ở một góc nhỏ."Không có kính không phải vì xe không có kính ", bất chợt những tứ thơ khẩu ngữ, khỏe khoắn từ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ấy vang lên trong thâm tâm tôi. "Liệu đây có phải là cái xe ấy không?", đang băn khoăn, tôi bỗng thấy một bác mặt áo bộ đội, đứng từ xa lặng lẽ quan sát xe. Từ từ bước đến bên, tôi lặp bắp hỏi: "Bác là người lái chiếc xe này đó ư?". Bác quay sang tôi, mỉm cười: "Ừ, bác là lính Trường Sơn năm xưa cháu ạ" Bác dẫn tôi tới quan sát chiếc xe gần hơn; lần đầu tiên, tôi được chiêm ngưỡng tận mắt một chiếc xe tải quân sự. Quả lả một chiếc xe "trần trụi": không có kính, lại không có cả đèn, không có mui, thùng xe lại còn xước. Sinh ra và lớn lên tại thủ đô trong thời bình, từ bé tôi chỉ bắt gặp những chiếc ô tô lành lặn, nước sơn sạch bóng, nội thất khang trang; không ngờ một chiếc xe tróc sơn, hỏng hóc nặng nề như thế này vẫn có thể hiên ngang lướt đi và mang theo biết bao súng đạn, lương thực chi viện. Thật là một chuyển động kì diệu! Đang tròn mắt ngạc nhiên vì thán phục, bỗng bác chiến sĩ vỗ vai tôi, trầm giọng kể: "Chiến trường khốc liệt lắm cháu ạ! Hằng ngày máy bay Mĩ trút hàng ngàn tấn bom đạn cày xới, phá hoại Trường Sơn hòng cắt đứt chi viện của ta. Các trọng điểm lúc nào cũng mịt mù khói lửa, bom rơi. Ngày qua ngày, xe luôn phải chịu những chấn động, rung xóc dữ dội". À đúng rồi, tại đế quốc Mĩ xâm lược, tàn phá mà chiếc xe mới trở nên tan hoang. Tôi rùng mình trước cuộc chiến thật vô cùng gian nan, khốc liệt Khuôn mặt bác trầm ngâm, đôi mắt hướng về chiếc xe một cách xa xăm. Bỗng bác vụt giọng vui vẻ: "Nhưng mà xe không kính hóa ra cũng có cái hay. Ta ung dung ngồi trong buồng lái, thoải mái phóng tầm mắt ra xung quanh mà nhìn trời, ngắm đất, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà hùng vĩ của rừng núi Trường Sơn. Không có kính mà, gió cứ đùa chơi trong cabin, xoa vào đắng mắt. Nhưng càng hòa mình vào thiên nhiên đất nước, bác lại càng thấy lòng mình sục sôi bầu nhiệt huyết và lạc quan; lúc đó con đường khúc khuỷu ngoặt ngoèo vẫn còn đầy những chông gai phía trước, dường như rộng mở và tươi sáng hơn. Nó như chạy thẳng vào con tim, khiến bác vừa hứng khởi hân hoan, lại vừa lao xao hồi hộp. Bác nhìn thấy cả những cánh chim bay về tổ ban chiều; khi đó tâm trí lại bồi hồi, xao xuyến nhớ về cha mẹ, quê hương. Màn đêm buông xuống, tuy không có đèn pha phía trước, nhưng trên bầu trời vẫn có những vì sao rọi sáng, soi đường dẫn lối cho xe bác qua. Hướng mắt tới những ngôi sao xa xôi, bác nao lòng nghĩ đến miền Nam ruột thịt đang mong đợi. Ôi, cháu ơi, mọi thứ xung quanh cứ như sa, như ùa vào buồng lái". Tôi háo hức nghe bác kể chuyện. Những người chiến sĩ lái xe quả thật kiên cường, dũng cảm. Dù cho có ở trong chiến tranh khốc liệt, họ vẫn tràn đầy khí thế ung dung, lạc quan, thư thái thả mình vào vẻ đẹp huyền diệu của núi rừng, để cho tâm hồn dạt dào, trào dâng bao lãng mạn Chợt nhớ ra những ý thơ "Không có ừ thì ", tôi hỏi: "Thế không có kính, bác đối chọi với thiên nhiên thời tiết ra sao?". Bác liền cười: "Cứ mặc kệ nó thôi, cháu ạ. Không có kính, ừ thì bụi thật đấy. Bụi bẩn bắn từ đường lên sạm hết cả mặt, đến mái tóc đen cũng trở nên trắng xóa như cụ già. Nhưng cứ để nguyên; phì phèo châm điếu thuốc, thấy mặt cứ ngồ ngộ, là lạ, bác bỗng bật cười. Khuôn mặt lấm cát bụi hóa ra lại vui! Thế rồi cả những khi mưa to, đường rừng trở nên trơn trượt, lầy lội khiến bác dán mắt vào từng đoạn đường, lái xe cẩn thận hơn; nhưng cùng lúc đó, mưa tuôn mưa xối qua chiếc
  8. cửa kính vỡ kia làm bác ướt hết cả áo quần, mặt mũi. Trên đỉnh Trường Sơn này, có lúc mưa lâm râm, nhưng nhiều khi lại trút xuống ào ào, thối đất thối cát. Ô hay, mặt bác đã được rửa sạch trơn, nhưng áo quần lại ướt như chuột lột. Nhưng còn tâm trí đâu mà để ý đến những cái đó nữa. Mắt còn mải mê với những cung đường ghập ghềnh khúc khuỷu, con tim đập rộn ràng thúc giục vì miền Nam, bác tự nhiên quên đi gian khổ. Mà lái trăm cây số nữa, kiểu gì mưa chả phải ngừng; nắng lên, gió lùa vào buồng lái, áo khô mau thôi!". Nụ cười rạng rỡ của bác làm cho tôi khâm phục. Nụ cười ấy đã hiên ngang trong phong ba bão táp; kiên cường, dũng cảm bất chấp thời tiết khắc nghiệt, những cung đường thử thách gian lao. Vì lí tưởng sống cao đẹp, vì tiếng gọi của Tổ quốc thiêng liêng, các bác sẵn sàng chiến đấu, quên đi tất cả. Thế rồi tôi lại hỏi:"Lái xe giữa rừng một mình thế này, bác có cảm thấy cô đơn không?". Bác lại bật cười: "Làm sao mà cô đơn được hả cháu? Bên bác còn có trời đất, núi rừng Trường Sơn nữa cơ mà. Với lại có phải một mình bác lái xe đâu, trên tuyến đường này vẫn còn biết bao nhiêu chiếc xe khác ngày đêm chuyên chở vũ khí, lương thực. Anh em đồng chí gặp nhau suốt dọc đường đi tới, trao cho nhau cái bắt tay. Chỉ một cái bắt tay chớp nhoáng qua ô cửa kính vỡ kia thôi, vậy mà khiến bác ấm áp cả con người, như được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh. Xe lại tiếp tục chạy, bầu trời càng tươi xanh. Và rồi khi nghỉ giữa chặng xe, bác còn được quây quần bên bạn bè, đồng đội. Bên bếp Hoàng Cầm, cùng chung bát đũa, mọi người thân tình, cởi mở, sẻ chia những vui buồn cho nhau. Nhiều khi tất cả cùng ca hát, mỉm cười rồi vỗ tay, truyền cho nhau nhiệt tình cách mạng và yêu thương, xua tan đi khó nhọc. Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp quá, cháu ạ!". Đúng là đẹp thật! Quả đúng là "Chỉ cần trong xe có một trái tim"! Những người chiến sĩ cùng chung niềm tin, lí tưởng, sát cánh bên nhau. Họ truyền sức mạnh và hơi ấm cho nhau, để cùng nhau chiến đấu vì miền Nam ruột thịt. Hình ảnh người lính lái xe thật sinh động. Nhân ngày Thương binh liệt sĩ ngày 27/07, tôi cùng bà đến nghĩa trang tỉnh, thắp nén hương cho người ông đã hi sinh vì khói lửa chiến tranh. Mỗi lần đến đây, lòng tôi lại có chút gì đó đượm buồn, hẳn đó cũng là tâm trạng của mọi người đang đứng tại nơi đây. Tôi khẽ nhìn xung quanh, đứng cạnh tôi là một người lính đang khẽ cúi đầu trước một nấm mộ. Bà và tôi cùng trò chuyện với chú ấy, và bất ngờ thay, chú chính là người lính lái xe được miêu tả trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà tôi vừa mới học vào tháng trước.