Đề cương ôn tập Công nghệ Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Công nghệ Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cong_nghe_khoi_10_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_202.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập Công nghệ Khối 10 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn Công nghệ khối 10 Năm học 2019- 2020 Bài 49. BÀI MỞ ĐẦU Câu 1. Quá trình thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép nhằm mục đích thu lợi nhuận gọi là A. kinh doanh.B. đầu tư.C. buôn bán.D. dịch vụ. Câu 2 : Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là: A. cổ phiếu. B. cổ đông. C. cổ phần. D. cổ tức. Câu 3. Lợi nhuận của mỗi cổ phần trong một thời gian ( thường là 1 năm) gọi là : A. cổ đông. B. cổ phần. C. cổ phiếu.D. cổ tức. Câu 4. Người sở hữu một hay nhiều cổ phần trong công ty cổ phần gọi là : A. cổ đông. B. cổ phần. C. cổ phiếu.D. cổ tức. Câu 5. Giá trị của mỗi cổ phần trong công ty cổ phần gọi là A. cổ đông. B. cổ phần. C. cổ phiếu.D. cổ tức. Câu 6. Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được mục tiêu kinh doanh chính là A. điều kiện kinh doanh. B. thị trường kinh doanh. C. hoàn cảnh kinh doanh. D. cơ hội kinh doanh. Câu 7. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động A. mua bán.B. dịch vụ. C. kinh doanh. D. vận tải. Câu 8. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động A. mua bán.B. dịch vụ. C. kinh doanh. D. vận tải. Câu 9. Các cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, công ti, hãng, tập đoàn đều có tên gọi chung là A. doanh nghiệp.B. công ti. C. kinh doanh. D. tư nhân. Câu 10. Một công ti có nhiều thành viên góp vốn và được phát hành cổ phiếu gọi là A. công ti trách nhiệm hữu hạn.B. công ti cổ phần. C. công ti tư nhân. D. công ti nhà nước. Bài 50. DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Câu 1: Tiêu chí quy định đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là: Vốn kinh doanh không quá A. 1 tỉ đồng. B. 2 tỉ đồng. C. 10 tỉ đồng D. 20 tỉ đồng Câu 2. Tiêu chí quy định đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là: Lao động trung bình hằng năm không quá A. 100 người. B. 200 người. C. 300 người. D. 500 người Câu 3: Tổ chức vốn kinh doanh hộ gia đình gồm A. vốn mua hàng hóa. B. vốn mua máy móc, thiết bị. C. tiền mặt, máy móc, nhà xưởng. D. vốn cố định và vốn lưu động. Câu 4: Vốn cố định của doanh nghiệp nhỏ hay kinh doanh hộ gia đình là A. tiền mặt cho vay để sinh lợi. B. máy móc, nhà xưởng. C. tiền mặt, máy móc, nhà xưởng.D. tiền mua nguyên liệu. Câu 5: Điều nào không phải là đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình ? A. Thuộc sở hữu tư nhân. B. Quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản. C. Lao động chủ yếu là người thân. D. Thuộc sở hữu nhiều người. Câu 6: Điều nào không phải là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ ? A. Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ B. Trình độ lao động thấp C. Thường thiếu thông tin về thị trường D. Có thể huy động vốn bằng cổ phiếu Câu 7: Những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là A. hoạt động kinh doanh linh hoạt, dễ thay đổ.i B. Quản lí chặt chẽ và hiệu quả. C. dễ đổi mới công nghệ. D. Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ. Câu 8: Sử dụng lao động ít, chủ yếu là người thân trong gia đình là đặc điểm của A. kinh doanh hộ gia đình. B. doanh nghiệp nhỏ. C. doanh nghiệp vừa. D. doanh nghiệp lớn. Câu 9. Xét các đặc điểm của việc kinh doanh sau: I. Thuộc sở hữu tư nhân. II. Quy mô kinh doanh nhỏ. III. Công nghẹ kinh doanh đơn giản. IV. Vốn kinh doanh lớn. Số đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình là
- A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Xét các đặc điểm của việc kinh doanh sau: I. Thuộc sở hữu tư nhân. II. Quy mô kinh doanh nhỏ. III. Công nghẹ kinh doanh đơn giản. IV. Lao động thường là người thân. Số đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Khoản tiền bỏ ra mua nhà, xưởng, trang thiết bị được gọi là A. vốn lưu động. B. vốn huy động. C. vốn cố định. D. không được gọi là vốn. Câu 12: Khoản tiền bỏ ra mua nguyên liệu, trả tiền công, tiền thuế, tiền điện nước, tiền thuê mặt bằng được gọi là A. vốn lưu động. B. vốn huy động. C. vốn cố định. D. không được gọi là vốn. Câu 13. Một người bạn khi mở quán cà phê, nước giải khát đã chuẩn bị vốn để mua sắm, gồm I. Tiền trang trí quán, sắm bảng hiệu. II. Tiền mua bàn ghế, kệ, tủ, ly, tách III. Tiền thuê mặt bằng tháng đầu. IV. Tiền mua nguyên liệu gồm cà phê, đường, sữa, nước ngọt V. Tiền trả lương nhân viện tuần đầu. Trong các loại vốn mà bạn phải chi ra, số loại thuộc vốn cố định là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13. Một người bạn khi mở quán cà phê, nước giải khát đã chuẩn bị vốn để mua sắm, gồm I. Tiền trang trí quán, sắm bảng hiệu. II. Tiền mua bàn ghế, kệ, tủ, ly, tách III. Tiền thuê mặt bằng tháng đầu. IV. Tiền mua nguyên liệu gồm cà phê, đường, sữa, nước ngọt V. Tiền trả lương nhân viện tuần đầu. Trong các loại vốn mà bạn phải chi ra, số loại thuộc vốn lưu động là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Bài 51. LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH. Câu 1. Việc kinh doanh mở đại lí bán hàng, là kinh doanh thuộc lĩnh vực A. thương mại B. dịch vụ C. sản xuất D. thương mại và dịch vụ Câu 2: Cửa hàng cho thuê sách, cửa hàng ăn uống là hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực A. dịch vụ B. sản xuất C. thương mại D. thương mại và dịch vụ Câu 3: Bác A sống tại khu dân cư đông đúc, có căn nhà mặt tiền rộng rãi. Bác A xin bạn lời khuyên về ý tưởng kinh doanh. Theo bạn, bạn khuyên Bác A nên kinh doanh ngành nào? A. Sản xuấtB. Dịch vụ C. Thương mại D. Thương mại hay dịch vụ Câu 4: Bố của người bạn chuyên trồng rau sạch để cung cấp cho các siêu thị. Về sau, do nhu cầu của siêu thị lớn, rau sản xuất tại nhà không đủ cung cấp. Bác bèn hướng dẫn cho một số bà con xung quanh kĩ thuật trồng rau sạch và mua lại để cung cấp đủ cho siêu thị. Bác ấy đã kinh doanh thuộc lĩnh vực A. dịch vụ B. sản xuất C. thương mại D. sản xuất và thương mại Câu 5: Ở các thành phố, các khu đông dân cư nên lựa chọn lĩnh vực kinh doanh A. dịch vụ B. sản xuất C. thương mại hay dịch vụ D. thương mại hay sản xuất Câu 6: Một Bác nông dân ở Cà Mau sở hữu một thửa ruộng xa khu dân cư, nước mặn quanh năm. Bác không biết kinh doanh hay nuôi trồng gì. Theo bạn, bạn sẽ khuyên Bác ấy A. trồng lúa B. mở cửa hàng vật tư nông nghiệp C. trồng tràm D. nuôi trồng các loại thủy sản chịu mặn Câu 7: Bố của người bạn chuyên trồng rau sạch để cung cấp cho các siêu thị. Bác ấy đã kinh doanh thuộc lĩnh vực A. dịch vụ B. sản xuất C. thương mại D. sản xuất và thương mại Câu 8: Căn cứ chủ yếu để xác định lĩnh vực kinh doanh là: A. nhu cầu thị trường. B. loại trừ rũi ro. C. huy động vốn của nhà nước. D. Đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh doanh Câu 9: Trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, nhà kinh doanh phân tích về vốn đầu tư kinh doanh, khả năng huy động vốn, thời gian hoàn vốn, lợi nhuận, các rủi ro là nhà kinh doanh đang phân tích về A. tài chính B. năng lực đội ngũ lao động C. môi trường kinh doanh D. điều kiện kĩ thuật công nghệ
- Câu 10: Trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, nhà kinh doanh phân tích về nhu cầu của thị trường, các chính sách pháp luật hiện hành là nhà kinh doanh đang phân tích về A. tài chính B. năng lực đội ngũ lao động C. môi trường kinh doanh D. điều kiện kĩ thuật công nghệ. Câu 11: Trong các căn cứ để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ quan trọng nhất là A. Nhu cầu thị trường B. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội C. Pháp luật hiện hành D. Khả năng của doanh nghiệp Câu 12: Bác A sống tại khu dân cư đông đúc, có căn nhà mặt tiền rộng rãi. Bác A xin bạn lời khuyên về ý tưởng kinh doanh. Theo bạn, bạn nên khuyên Bác A không nên kinh doanh ngành nào? A. Mở tiệm tạp hóa B. Mở dịch vụ internet C. Nuôi gia cầm C. Mở quán cafê Câu 13: Anh A do học không khá nên sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông và thi rớt đại học, anh quyết định không luyện thi nữa và đi học nghề sửa xe gắn máy, sau đó anh lại mua thêm các dụng cụ để rửa xe cho khách. Anh A đã kinh doanh thuộc lĩnh vực A. sản xuất B. thương mại C. dịch vụD. dịch vụ và thương mại BÀI 53. XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH KINH DOANH. Câu 1: Trong điều kiện kinh tế thị trường, tiêu chí kinh doanh của các doanh nghiệp là " Bán cái thị trường cần ". Nguyên tắc đó trong kế hoạch kinh doanh dựa trên căn cứ chính là A. khả năng của doanh nghiệp B. nhu cầu của thị trường C. tình hình phát triển kinh tế - xã hội D. pháp luật hiện hành Câu 2: Trong các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nhà kinh doanh đang phân tích về các đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa, như vậy là nhà kinh doanh đang căn cứ vào A. nhu cầu thị trường. B. tình hình phát triển kinh tế - xã hội. C. pháp luật hiện hành. D. khả năng của doanh nghiệp. Câu 3: Trong các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nhà kinh doanh đang phân tích về vốn, lao động, công nghệ, trang thiết bị, nhà xưởng, như vậy là nhà kinh doanh đang căn cứ vào A. nhu cầu thị trường. B. tình hình phát triển kinh tế - xã hội. C. pháp luật hiện hành. D. khả năng của doanh nghiệp. Câu 4: Trong các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nhà kinh doanh đang phân tích chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước, như vậy là nhà kinh doanh đang căn cứ vào A. nhu cầu thị trường. B. tình hình phát triển kinh tế - xã hội. C. pháp luật hiện hành. D. khả năng của doanh nghiệp. Câu 5: Trong các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, nhà kinh doanh đang phân tích phát triển sản xuất hàng hóa, thu nhập bằng tiền của dân cư, như vậy là nhà kinh doanh đang căn cứ vào A. nhu cầu thị trường. B. tình hình phát triển kinh tế - xã hội. C. pháp luật hiện hành. D. khả năng của doanh nghiệp. Câu 6: Nội dung của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, trong đó kế hoạch chủ đạo cần quan tâm nhất là A. kế hoạch bán hàng B. kế hoạch mua hàng C. kế hoạch sản xuất D. kế hoạch lao động Câu 7: Trong phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch . . . . . = Vốn hàng hóa + tiền công + tiền thuế. Trong dấu " " là A. mua hàng B. bán hàng C. vốn kinh doanh D. sản xuất Câu 8: Trong phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch . . . . . = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng . Trong dấu " " là A. mua hàng B. bán hàng C. vốn kinh doanh D. sản xuất Câu 9: Trong phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch . . . . . = Mức bán thực tế + (-) Các yếu tố tăng (giảm). Trong dấu " " là A. mua hàng B. bán hàng C. vốn kinh doanh D. sản xuất Câu 10: Trong phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong 01 quý là A. Năng lực sản xuất 1 tháng x 12 tháng B. Năng lực sản xuất 1 ngày x 30 ngày C. Năng lực sản xuất 1 tháng x 3 tháng D. Năng lực sản xuất 1 ngày x 26 ngày Câu 11: Yếu tố nào không phải căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh ? A. Nhu cầu thị trường B. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- C. Địa điểm kinh doanh D. Khả năng của doanh nghiệp Câu 12. Gia đình em 1 năm sản xuất được 45 tấn thóc, số thóc để ăn là 0.5 tấn, số thóc để làm giống là 1 tấn. Vậy mức bán sản phẩm của gia đình em là A. 40.5 tấn B. 43.5 tấn C. 42.3 tấn D. 44.5 tấn Câu 13: Công thức: Năng lực sản xuất 1 tháng nhân số tháng là công thức tính kế hoạch A. sản xuất. B. vốn kinh doanh. C. mua hàng. D. bán hàng. Câu 14: Nội dung của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mại không có kế hoạch nào sau đây ? A. Kế hoạch bán hàng B, Kế hoạch sản xuất C. Kế hoạch mua hàng D. Kế hoạch tài chính Câu 15. Một doanh nghiệp có năng lực sản xuất 8000 sản phẩm/ tháng. Vậy kế hoạch sản xuất 1 năm của doanh nghiệp là A. 8000 sản phẩm B. 16000 sản phẩm C. 96000 sản phầm D. 80000 sản phẩm Câu 16: Doanh nghiệp X tháng rồi nhập 300 sản phẩm, bán ra 180 sản phẩm, kế hoạch bán hàng tháng này là 250 sản phẩm. Vậy số sản phẩm cần mua theo kế hoạch là: A. 250. B. 200. C. 150. D. 130. Câu 17: Gia đình chị H kinh doanh quạt điện, mỗi ngày bán được 10 cái. Như vậy kế hoạch mua gom mặt hàng mỗi năm đủ để bán ra là: A. 3000 cái B. 3650 cái C. 2000 cái D. 300 cái Câu 18: Một doanh nghiệp có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/tháng; nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Vậy kế hoạch sản xuất một quý (3 tháng) của doanh nghiệp là A. 120.000 sản phẩm B. 60.000 sản phẩm C. 30.000 sản phẩm D. 10.000 sản phẩm Câu 19: Cho các kế hoạch: 1. Kế hoạch bán hàng 2. Kế hoạch mua hàng 3. Kế hoạch tài chính 4. Kế hoạch vay vốn 5. Kế hoạch lao động 6. Kế hoạch tăng ca 7. Kế hoạch sản xuất Nội dung của kế hoạch kinh doanh gồm: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 6, 7 C. 1, 2, 3, 5, 7D. 1, 2, 4, 5, 6 BÀI 54. THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Câu 1: Trong kinh doanh, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là A. thị trường của doanh nghiệp B. trình độ quản lí của doanh nghiệp C. lao động của doanh nghiệp D. lợi thế của doanh nghiệp Câu 2: Việc xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ vào A. nguồn lực của doanh nghiệp B. lợi thế tự nhiên của doanh nghiệp C. kết quả nghiên cứu thị trường D. khả năng tổ chức quản lí doanh nghiệp Câu 3: Trong nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, khái niệm " khách hàng hiện tại " là A. khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán với doanh nghiệp B. khách hàng có khả năng mua, bán với doanh nghiệp C. khách hàng không có khả năng mua, bán với doanh nghiệp D. khách háng không thường xuyên mua, bán với doanh nghiệp Câu 4: Trong nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, khái niệm " khách hàng tiềm năng " là A. khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán với doanh nghiệp B. khách hàng có khả năng mua, bán với doanh nghiệp C. khách hàng không có khả năng mua, bán với doanh nghiệp D. khách háng không thường xuyên mua, bán với doanh nghiệp Câu 5: Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tìm đáp án của các câu hỏi: Ai mua hàng của doanh nghiệp? Mua ở đâu ? Mua khi nào ? Mua như thế nào ? Để làm gì ? A. Để xác định khách hàng hiện tại B. Để xác định khách hàng tiềm năng C. Để tìm kiếm cơ hội kinh doanhD. Để hình thành quy trình phục vụ khách hàng Câu 6: Một doanh nghiệp, khi tìm hiểu về thu nhập bằng tiền của dân cư, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, giá cả hàng hóa trên thị trường là doanh nghiệp đó đang A. xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp B. nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp C. lựa chọn cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp D. nghiên cứu nhu cầu của khách hàng Câu 7. Ông cha ta có câu " Phi thương bất phú", nghĩa là A. không giàu thì đừng kinh doanhB. không giàu không kinh doanh C. kinh doanh thì không giàuD. muốn giàu thì phải kinh doanh
- Câu 8.Trong việc ngiên cứu thị trường của doanh nghiệp, để nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp thường dựa vào các yếu tố: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, giá cả hàng hóa trên thị trường. Trong các yếu tố trên, yếu tố có vai trò chi phối các yếu tố khác là A. nhu cầu tiêu dùng hàng hóa B. giá cả hàng hóa trên thị trường C. thu nhập bằng tiền của dân cư D. nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa Câu 9: Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp tìm đáp án của các câu hỏi: Ai mua hàng của doanh nghiệp? Mua ở đâu ? Mua khi nào ? Mua như thế nào ? Để làm gì ? A. Để xác định khách hàng hiện tại B. Để xác định khách hàng tiềm năng C. Để tìm kiếm cơ hội kinh doanhD. Để hình thành quy trình phục vụ khách hàng Câu 10. Trong việc xác định khả năng của doanh nghiệp, nhà kinh doanh cần xác định các yếu tố: I. Nguồn lực của doanh nghiệp. II. Lợi thế của doanh nghiệp. II. Nhu cầu của thị trường IV. Khả năng tổ chức quản lí của doanh nghiệp. Số yếu tố xác định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Trong việc lựa chọn cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nhà kinh doanh cần xác định các yếu tố: I. Nhu cầu của thị trường. II. Vì sao nhu cầu chưa được thỏa mãn. II. Tìm cách để thỏa mãn những nhu cầu đó. IV. Khả năng tổ chức quản lí của doanh nghiệp. Số yếu tố xác định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. BÀI 55. QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP. Câu 23. Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hai đặc trưng cơ bản là tính tập trung và tính tiêu chuẩn hóa. Tính tập trung A. thể hiện quyền lực tập trung vào một cá nhân hay một bộ phận. B. đòi hỏi các bộ phận, cá nhân phải hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp. C. thể hiện quyền lực phải do tập thể quyết định. D. đòi hỏi các bộ phận, cá nhân làm việc theo năng lực và sở thích của mình. Câu 23. Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hai đặc trưng cơ bản là tính tập trung và tính tiêu chuẩn hóa. Tính tiêu chuẩn hóa A. thể hiện quyền lực tập trung vào một cá nhân hay một bộ phận. B. đòi hỏi các bộ phận, cá nhân phải hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp. C. thể hiện quyền lực phải do tập thể quyết định. D. đòi hỏi các bộ phận, cá nhân làm việc theo năng lực và sở thích của mình. Câu 1. Trong quản lí doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp nhỏ thường quản lí theo mô hình cấu trúc A. đơn giản. B. chức năng. C. theo ngành hàng. D. phức tạp. Câu 1. Trong quản lí doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn lớn kinh doanh nhiều lĩnh vực thường quản lí theo mô hình cấu trúc A. đơn giản. B. chức năng. C. theo ngành hàng. D. phức tạp. Câu 1. Trong quản lí doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp lớn nhưng chỉ sản xuất hay kinh doanh một lĩnh vực thường quản lí theo mô hình cấu trúc A. đơn giản. B. chức năng. C. theo ngành hàng. D. phức tạp. Câu 2. Trong các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn không phải của doanh nghiệp mà doanh nghiệp vẫn không phải trả lãi là A. vốn của chủ doanh nghiệp.B. vốn vay ngân hàng. C. vốn của các thành viên.D. vốn của nhà cung ứng. Câu 3. Trong các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn vốn không phải của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải trả lãi là A. vốn của chủ doanh nghiệp.B. vốn vay ngân hàng. C. vốn của các thành viên.D. vốn của nhà cung ứng. Câu 4. Hạch toán kinh tế là việc A. tính toán chi phí B. tính toán doanh thu C. tính toán lợi nhuận D. tính toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận Câu 5. Ý nghĩa của hạch toán kinh tế là sẽ giúp chủ doanh nghiệp A. có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp B. biết được chi phí
- C. biết được chi phí, doanh thu và lợi nhuận D. biết được lợi nhuận Câu 26. Trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp là tổng số tiền mà doanh nghiệp A bỏ ra trong hoạt động kinh doanh B. thu được trong hoạt động kinh doanh C. thu được trong hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí D. bỏ ra để mua nguyên vật liệu và trả lương Câu 26. Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp là tổng số tiền mà doanh nghiệp A bỏ ra trong hoạt động kinh doanh B. thu được trong hoạt động kinh doanh C. thu được trong hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí D. bỏ ra để mua nguyên vật liệu và trả lương Câu 6. Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp về quy mô là A. lợi nhuận B. doanh thu và thị phần C. mức giảm chi phíD. tỉ lệ sinh lời Câu 7. Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là A. lợi nhuận B. doanh thu và thị phần C. mức giảm chi phíD. tỉ lệ sinh lời Câu 8. Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là A. lợi nhuận B. doanh thu và thị phần C. mức giảm chi phíD. tỉ lệ sinh lời Câu 9. Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư của doanh nghiệp là A. lợi nhuận B. doanh thu và thị phần C. mức giảm chi phíD. tỉ lệ sinh lời Câu 10. Việc phân chia nguồn lực của doanh nghiệp, cần thực hiện theo nguyên tắc A. tập trungB. tiêu chuẩn hóa C. hiệu quả D. ngẫu hứng BÀI 56. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH Câu 1: Anh T đầu tư 180 triệu đồng vào mua một chiếc máy cày để đi cày thuê cho bà con nông dân. Cứ mỗi ngày cày thuê về, anh thu được từ bà con nông dân 1,5 triệu đồng, trừ chi phí anh thu lãi 1 triệu đồng. a/Vậy số vốn lưu động của Anh T đã sử dụng trong 1 ngày là A. 4 trăm ngàn đồngB. 180 triệu đồng.C. 5 trăm ngàn đồng.D. 1 triệu đồng. b/ Cho rằng trong một năm anh cày được 3 tháng ( 90 ngày). Vậy thời gian hoàn vốn của Anh T là A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm Câu 2: Anh T đầu tư 600 triệu đồng vào mua một chiếc máy gặt đập liên hợp để đi gặt thuê cho bà con nông dân. Cứ mỗi ngày gặt thuê về, anh thu được từ bà con nông dân 3 triệu đồng, trừ chi phí anh thu lãi 2 triệu đồng. Vậy a/ Tổng vốn đầu tư của Anh T là A. 600.000.000 đồng. B. 603.000.000 đồng. C. 601.000.000 đồng. D. 1.000.000 đồng. b/ Vốn lưu động của Anh T là A. 600.000.000 đồng. B. 3.000.000 đồng. C. 2.000.000 đồng. D. 1.000.000 đồng. c/ Tổng doanh thu của Anh T trong 1 ngày là A. 600.000.000 đồng. B. 3.000.000 đồng. C. 2.000.000 đồng. D. 1.000.000 đồng. d/ Lợi nhuận của Anh T trong 1 ngày là A. 600.000.000 đồng.B. 3.000.000 đồng. C. 1.000.000 đồng. D. 2.000.000 đồng. e/ Biết một năm anh hoạt động trung bình 75 ngày, vậy thời gian hoàn vốn của anh T là A. 2 năm. B. 3 năm. C. 4 năm. D. 5 năm. Câu 3: Một hộ gia đình kinh doanh ăn uống bình dân. Sáng phục vụ cơm tấm với trung bình 100 khách, trưa và chiều phục vụ giải khát trung bình 150 khách. Giá bán cơm tấm: 15.000 đ/dĩa; nước giải khát 8.000 đ/ ly. Tiền mua hàng hóa chiếm 60% doanh thu; tiền công 3 người với giá 150.000 đ/ người/ ngày, tiền điện nước 100.000đ/ngày. a/ Doanh thu của hộ gia đình này trong 1 ngày là A. 2.700.000 đồng B. 360.000 đồng C. 1.500.000 đồng D. 620.000 đồng b/ Chi phí của hộ gia đình này trong 1 ngày là
- A. 2.700.000 đồng B. 1.500.000 đồng C. 2.080.000 đồng D. 620.000 đồng c/ Lợi nhuận của hộ gia đình này trong 1 ngày là A. 2.700.000 đồng B. 1.500.000 đồng C. 2.080.000 đồng D. 620.000 đồng B. Tự luận: Câu 1. Trình bày các khái niệm: kinh doanh, doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước? * Kinh doanh: Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm mục đích là sinh lợi * Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh - Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp là một cá nhân. - Doanh nghiệp Nhà nước: Chủ doanh nghiệp là Nhà nước. Câu 2. Nêu đặc điểm của công ti cổ phần? * Đặc diểm của công ty cổ phần: - Số lượng thành viên ít nhất là 7 người, các thành viên góp vốn gọi là cổ đông - Vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần - Giá trị của mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phiếu - Cổ phiếu có tên hoặc không có tên Câu 3. Trình bày các căn cứ để xác định lĩng vực kinh doanh? Các căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh: - Thị trường có nhu cầu. - Đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. - Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghhiệp và xã hội. - Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp Câu 4. Thế nào là lĩnh vực kinh doanh phù hợp? Lĩnh vực kinh doanh phù hợp là lĩnh vực cho phép doanh nghiệp: - Thực hiện được mục tiêu kinh doanh. - Phù hợp với pháp luật hiện hành. - Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 5. Trình bày những đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình? * Những đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình: - Là loại hình kinh doanh nhỏ, thuộc sở hữu tư nhân. - Quy mô kinh doanh nhỏ - Công nghệ kinh doanh đơn giản. - Lao động thường là người thân trong gia đình. Câu 6. Nêu những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ? Thuận lợi: - Tổ chức hoạt động kinh doanh linh hoạt - Dễ quản lí chặt chẽ. - Dễ dàng đổi mới công nghệ. Khó khăn: Vốn ít nên khó đầu tư đồng bộ; thường thiếu thông tin về thị trường; trình độ lao động thấp; trình độ quản lí thiếu chuyên nghiệp.
- Câu thêm. Câu 2. Một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh gọi là A. hợp tác xã B. công ty C. doanh nghiệp D. xí nghiệp Câu 3. Cơ hội kinh doanh là những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu A. sản xuất B. tiết kiệm C. hoàn vốn D. kinh doanh Câu 5. Thị trường điện máy, hàng nông sản, vật tư nông nghiệp thuộc loại thị trường A. dịch vụ. B. hàng hóa. C. trong nước. D. nước ngoài. Câu 6. Công ty có số thành viên ít nhất là 7 người và được phát hành cổ phiếu thuộc loại công ty A. cổ phần. B. trách nhiệm hữu hạn. C. nhà nước. D. tư nhân. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là của doanh nghiệp nhỏ ? A. Doanh thu lớn. B. Số lượng lao động ít. C. Vốn kinh doanh lớn. D. Thị trường rộng