Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017_c.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Đề có 02 trang. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam, 2012). Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? A. Phong cách Hồ Chí Minh. B. Tiếng nói của văn nghệ. C. Bàn về đọc sách. D. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Câu 2. Tác giả của văn bản có đoạn trích ở trên là ai? A. Lê Anh Trà. B. Vũ Khoan. C. Chu Quang Tiềm. D. Nguyễn Đình Thi. Câu 3. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 4. Từ hành trang trong đoạn văn trên được hiểu là A. những chuẩn bị về tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen, B. đồ dùng khi chuẩn bị làm một công việc nào đó. C. các thứ trang bị mang theo khi đi xa. D. những chuẩn bị về vật chất và tinh thần. Câu 5. Trong đoạn văn trên, những điểm mạnh của người Việt Nam mà tác giả muốn nhắc tới là gì? A. Thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù, sáng tạo, đoàn kết chống ngoại xâm. B. Tỉ mỉ, coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ trong lao động. C. Nắm chắc kiến thức cơ bản, có khả năng thực hành. D. Có tính cộng đồng trong làm ăn. Câu 6. Các câu trong đoạn văn trên sử dụng phép liên kết hình thức nào là chủ yếu? A. Phép nối. B. Phép lặp. C. Phép liên tưởng. D. Phép thế. Câu 7. Trong phần in đậm của câu: Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu có mấy cụm danh từ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Trang 1/2
  2. Câu 8. Trong câu: Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất có thành phần biệt lập nào? A. Thành phần gọi đáp. B. Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần cảm thán. II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm). Câu 1. (2,0 điểm). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cấu trúc tổng – phân – hợp, trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. Câu 2. (6,0 điểm). Cảm nhận của em về bài thơ sau: SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD Việt Nam, 2012). HẾT Họ và tên thí sinh Số báo danh Cán bộ coi KSCL không giải thích gì thêm. Trang 2/2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn Hướng dẫn có 03 trang. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm). Mỗi đáp án trả lời đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B D A A D B C II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm). A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần bao quát được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng các mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài không đúng trình tự như các phần trong Hướng dẫn chấm nhưng đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề thì vẫn cho đủ điểm. - Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Nội dung Điểm 1. Về hình thức: 0,75 - Đúng cấu trúc tổng - phân - hợp. 0,25 - Đủ số câu theo yêu cầu. 0,25 - Trình bày đúng thể thức đoạn văn. 0,25 Câu 1 2. Về nội dung: 1,25 (2,0 đ) - Sách là nơi lưu giữ trí tuệ, tâm hồn nhân loại. 0,25 - Đọc sách là tiếp nhận kho tri thức vô tận của nhân loại, giúp mở mang trí tuệ, nâng tầm hiểu biết, phát triển năng lực ngôn 0,25 ngữ, năng lực giao tiếp, - Đọc sách có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách: giúp 0,25 con người tự trau dồi những tư tưởng, tình cảm đẹp. - Đọc sách có tác dụng giải trí: chia sẻ vui buồn, thư giãn. 0,25 - Hiện nay không ít người quay lưng, thờ ơ, không thấy hết Trang 2/2
  4. được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. 0,25 - Cần biết chọn sách tốt, biết cách đọc sách; cùng xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng. * Yêu cầu về kĩ năng: - HS biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ: xác định Câu 2 đúng vấn đề nghị luận, triển khai thành các luận điểm, kết hợp (6,0 đ) tốt các thao tác lập luận. - Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc, có sáng tạo. - Biết liên tưởng, mở rộng, so sánh, rút ra bài học. - Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể cảm nhận và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải rõ hệ thống luận điểm, có lí lẽ, căn cứ xác đáng. 1. Khái quát chung 0,5 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 0,25 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Những chuyển biến nhẹ nhàng 0,25 của đất trời lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu qua cảm nhận tinh tế, qua ngòi bút tài hoa của nhà thơ. 2. Cảm nhận về bài thơ 5,0 * Những tín hiệu báo thu về (khổ thơ đầu). 1,75 - Cảm nhận sự biến đổi của đất trời sang thu bắt đầu từ không gian hẹp, từ những tín hiệu bất ngờ, chầm chậm, nhẹ nhàng (HS phân tích các hình ảnh hương ổi, gió se, sương sự gợi 0,75 cảm của các từ bỗng, phả, hình như ; nghệ thuật nhân hóa sương chùng chình qua ngõ ) - Tác giả đón nhận giây phút chuyển mùa bằng nhiều giác quan, 0,5 bằng cả tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của cuộc đời. - Tâm trạng: vừa ngỡ ngàng, bối rối vừa bịn rịn, xốn xang 0,5 (HS phân tích sức gợi của các từ bỗng, hình như, ) * Sự biến chuyển trong cảnh vật, không gian lúc sang thu 1,5 (khổ thơ thứ hai). - Cảm nhận thu sang qua những hình ảnh cụ thể, hữu hình trong 0,75 một không gian rộng. Sự thay đổi của sự vật nhẹ nhàng mà sống động, rõ rệt. (phân tích các hình ảnh sông, chim, đám mây ) - Cả đất trời và cảnh vật đang chuyển mình để sang thu. Bức 0,75 tranh thu trở nên hữu tình, thi vị. Trang 2/2
  5. (HS phân tích sức gợi của các từ ngữ, nghệ thuật nhân hóa để làm nổi bật sự tinh tế trong cảm nhận, liên tưởng của tác giả). * Trước các hiện tượng thiên nhiên lúc sang thu, nhà thơ 1,75 suy ngẫm về cuộc đời, về con người (khổ cuối). - Cảm nhận thu sang bằng kinh nghiệm, qua sự đánh giá về hiện 0,5 tượng thời tiết lúc giao mùa, sự biến đổi cho thấy dấu hiệu mùa hạ đã giảm dần. (phân tích các hình ảnh nắng, mưa, sấm sự gợi cảm của các từ ngữ vẫn còn, vơi dần, ) - Cảm nhận thu sang bằng sự suy ngẫm, các hình ảnh ẩn dụ: 0,25 sấm, hàng cây đứng tuổi giàu sức gợi: + Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên lúc sang thu: Sấm cũng bớt đi, 0,25 ít đi. Hàng cây thêm một mùa thu, thêm già đi. + Ý nghĩa biểu tượng: Sấm gợi liên tưởng tới những biến động 0,5 bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; Hàng cây đứng tuổi gợi liên tưởng tới những con người đã từng trải cho nên bình tĩnh, vững vàng hơn trước những biến cố của cuộc sống. => Câu thơ không chỉ tả cảnh mà còn là những triết lý sâu sắc. 0,25 3. Đánh giá khái quát, kết luận: 0,5 - Bằng việc sử dụng thể thơ năm chữ, với những từ ngữ hàm 0,25 súc, những hình ảnh giàu sức biểu cảm, bài thơ đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên lúc vào thu với những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt, rất ấn tượng. - Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống; sự 0,25 tinh tế, tài hoa của Hữu Thỉnh. - Bài thơ giàu cảm xúc, giàu tính triết lí, đem lại nét mới mẻ cho một đề tài quen thuộc trong thơ. HẾT Trang 2/2