Đề khảo sát lần III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1460
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát lần III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_lan_iii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2012_2013_phon.doc

Nội dung text: Đề khảo sát lần III môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD – ĐT ĐỀ KHẢO SÁT LẦN III NĂM HỌC 2012 - 2013 VĨNH TƯỜNG Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút A. Trắc nghiệm: ( 2.0 điểm ) Đọc kĩ phần trích sau và chọn phương án đúng nhất ghi ra tờ giấy thi. “ Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên. - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có dì sất. Toàn là sai sự mục đích cả ! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.” ( Ngữ văn 9, tập I, NXBGD - 2005) 1. Phần trích trên được trích từ văn bản nào ? A. Làng C. Chiếc lược ngà B. Cố hương D. Lặng lẽ Sa Pa 2. Câu văn “Đốt nhẵn” là câu: A. Câu trần thuật đơn C. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn D. Câu ghép 3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai ? A. Ông hai C. Tác giả B. Người đàn bà tản cư D. Bác Thứ 4. Các câu văn “Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão”, sử dụng phép liên kết câu nào ? A. Phép nối C. Dùng từ trái nghĩa B. Phép lặp từ ngữ D. Dùng từ đồng nghĩa B. Phần tự luận: ( 8.0 điểm) Câu 1: Hãy viết đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim lân. Câu 2: Đọc kĩ các ví dụ dưới đây, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và chép vào bài câu văn đã sửa. a. Về khuya, đường phố rất im lặng. b. Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp. Câu 3: Em hãy phân tích bài thơ “ Đồng chí ” của Chính hữu.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 9- LẦN 3 A.Trắc nghiệm: ( 2.0 đ, mỗi câu đúng 0.5 đ) Câu 1 2 3 4 Đáp án A B C B B.Phần tự luận: (8.0 đ) Câu Nội dung Điểm Câu 1: HS biết viết đoạn văn tóm tắt truyện ngắn Làng cơ bản đạt như sau: ( 2.0 đ) “ Ông Hai là người nông dân tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của kháng chiến, ông phải cùng gia đình và dân làng đi tản cư. Xa làng, ông nhớ làng da diết nên thường kể về làng của mình một cách đầy tự hào. Nhưng rồi một hôm, ông đang trong tâm trạng vui mừng và náo nức khi theo dõi tin tức kháng chiến, thì vô tình nghe được tin đồn quái ác từ miệng của những người tản cư, làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông vô cùng đau buồn, tủi nhục suốt mấy hôm liền không bước chân ra ngoài, chỉ biết tâm sự với thàng con út. Trong ông xảy ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa về làng và ở lại, về làng là theo Tây, còn ở lại là theo kháng chiến theo Cụ Hồ. Ông quyết định ở lại khu tản cư không quay về làng mặc dù: “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Sau đó tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo tây được cải chính, ông Hai vô cùng sung sướng và vui mừng, ông lại tiếp tục khoe làng của mình, khoe nhà của ông bị Tây đốt đầy tự hào”. Câu 2: HS chỉ ra được cái sai và chép lại câu văn: a. sai:“ im lặng” ->sửa “yên lặng”, “ vắng lặng” 1.0Đ - Về khuya, đường phố rất yên lặng. b. Sai: Thừa từ “ đẹp” - Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh. 1.0đ Câu 3: Về hình thức : HS biết cách làm kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; trình bày sáng sủa, đủ bố cục ba phần; mạch lạc, luận điểm rõ ràng; tránh suy diễn tùy tiện; không mắc lỗi dùng từ đặt câu, chính tả. Về nội dung: HS cần phân tích bài thơ cơ bản đạt các ý sau: a. MB:- Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ “ Đồng chí”.Hoàn cảnh xuất xứ bài thơ được viết đầu năm 1948, nằm trong tập thơ “ Đầu súng 0.5 đ trăng treo” - Sơ bộ về nghệ thuật và nội dung: ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng; cảm xúc dồn nén. Bài thơ là bài ca về tình đồng đội, đồng chí của những người lính cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu, nó góp phần tạo lên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. b. TB: (HS có thể phân tích lồng nghệ thuật với nội dung hoặc nội dung đến nghệ thuật ) - LĐ 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí: ( 7 câu đầu) (4.0 đ ) + Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của 1.25 đ những người lính: Quê hương anh Làng tôi nghèo . . + Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý
  3. tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Phép điệp từ tạo giọng thơ chắc khỏe + Tình đồng chí nảy và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ + Câu thơ thứ bảy là dòng thơ đặc biệt với hai từ “ Đồng chí” câu thơ mang âm điệu vui tươ, vang lên như một sự phát hiện mới mẻ, một lời khẳng định, đó là tình cảm lớn lao mới mẻ của thời đại. -LĐ 2: Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí. ( 10 câu 1.25đ tiếp) + Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau: “ Ruộng nương anh gửi bạn Gian nhà không ” + Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: “ Anh với tôi biết từng Sốt run người ” Cấu trúc sóng đôi “ anh” “ tôi” suốt đoạn thơ và trong cùng câu thơ diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội. -LĐ 3: Vẻ đẹp của tình đồng chí: ( 3 câu cuối) 1.5 đ + Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. “ Đêm nay rừng hoang Đứng cạnh bên nhau .” Họ đứng cạnh nhau giữa cái rét của rừng đêm giữa cái căng thẳng của những giây phút chờ giặc tới. Tình đồng chí đã sưởi ấm, giúp họ vượt lên trên tất cả. + Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh giàu sức liên tưởng phong phú: “súng ” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt; “trăng ” biểu tượng cho sự bình yên thơ mộng, lãng mạn. Hai hình ảnh “ súng” và “ trăng” kết hợp với nhau tạo lên biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ và thi sĩ, thực tại và mơ mộng. c.KB: - Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ: - Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta sống trong thời bình, luôn ghi nhớ công lao, sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước. Ta càng thấm thía và trân trọng biết 0.5 đ bao cuộc sống hòa bình hơn bao giờ hết . LƯU Ý:Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm mang tính định hướng, giáo viên cần có sự linh hoạt trong khi chấm bài. Luôn ưu tiên với những bài viết đúng hướng và có tính sáng tạo.