Đề kiểm tra 1 tiết môn Hình học Lớp 8 - Đề số 2 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng

doc 3 trang thungat 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Hình học Lớp 8 - Đề số 2 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_hinh_hoc_lop_8_de_so_2_hoc_ky_i_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Hình học Lớp 8 - Đề số 2 - Học kỳ I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phúc Đồng

  1. Ủy ban Nhân Dân Quận Long Biên ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÌNH HỌC - LỚP 8 Trường THCS Phúc Đồng Thời gian làm bài: 45 phút Tiết PPCT: 25 Học kì I (Năm học 2018-2019) Ngày kiểm tra : /11/2018 ĐỀ SỐ 2 I.Trắc nghiệm ( 2 điểm) Ghi lại vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Tổng số đo bốn góc của một tứ giác bằng: A. 900 B. 1800 C. 2700 D. 3600 Câu 2: Hình vuông có cạnh bằng 2 thì đường chéo hình vuông đó là: A . 4 B . 8 C . 8 D . 2 Câu 3: Độ dài hai đáy của một hình thang lần lượt là 3cm và 7cm, thì độ dài đường trung bình của hình thang đó bằng: A. 5 cm B. 10cm C. 4cm D. 2cm Câu 4: Tứ giác có hai cạnh đối song song và có hai đường chéo bằng nhau là: A. Hình thang B.Hình thang cân C. Hình bình hành D. Hình thoi Câu 5: Để chứng minh một tứ giác là hình thoi, ta chứng minh tứ giác đó có: A. Hai cạnh kề bằng nhau . B. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường C. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và hai cạnh kề bằng nhau. D. Hai đường chéo vuông góc với nhau Câu 6: Trong các tứ giác sau, tứ giác nào là hình có 4 trục đối xứng? A. Hình chữ nhật B. Hình thoi C. Hình vuông D. Hình bình hành Câu 7: Trong các hình sau, hình không có tâm đối xứng là: A . Hình vuông B . Hình thang cân C . Hình bình hành D . Hình thoi Câu 8: Nếu MNPQ là hình chữ nhật thì: A.MN= PQ B. MP = NQ C.MP là phân giác góc P và góc M D. MP NQ II.Tự luận ( 8 điểm) Bài 1: ( 1,5 điểm) Một khu nhà kính hình thang có hai đáy lần lượt là 18m và 24m dùng để trồng Hoa Lan phục vụ Tết Nguyên Đán 2019. Người ta dùng vách ngăn để phân khu trồng hai loại hoa là Phong Lan và Địa Lan. Biết rằng hai đầu vách kính lần lượt là trung điểm hai cạnh bên của khu nhà kính. Coi như độ dày của kính không đáng kể, hãy tính chiều dài của vách ngăn bằng kính đó. Bài 2:( 6,5 điểm) Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. a) Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao? b) Lấy điểm E đối xứng với M qua N. Chứng minh tứ giác AECM là hình bình hành. c) Tứ giác BMEC là hình gì? Vì sao? d) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì thì tứ giác AECM là hình vuông? - Chúc các con làm bài đạt kết quả cao -
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ SỐ 2 I.Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B A B C C B B II.Tự luận ( 8 điểm) Bài Đáp án Biểu điểm Bài 1 Vẽ đúng hình 0,5điểm (1,5điểm) A 18m B N M C D 24m Chứng minh được MN là đường Trung bình của hình 0,5 điểm thang ABCD Tính được chiều dài vách kính là 21m 0,5 điểm Bài 2 A ( 6,5 điểm) M N E B C Vẽ hình và ghi GT, KL đúng 0,5 điểm a) Chứng minh BMNC là hình thang 2 điểm b) Chứng minh được AECM là hình bình hành 2 điểm c) Chứng minh được BMEC là hình bình hành 1điểm d) Tìm được điều kiện : Tam giác ABC vuông 0,5 điểm cân tại C thì AECM là hình vuông Chứng minh 0,5 điểm Học sinh làm cách khác đúng, cho điểm tối đa Duyệt đề BGH TTCM, Nhóm Trưởng Giáo viên Nguyễn Thị Bích Hồng Nguyễn Thị Thanh Hằng Nguyễn Thu Huyền