Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 12 - Mã đề 003 - Học kỳ I - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chúa

doc 3 trang thungat 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 12 - Mã đề 003 - Học kỳ I - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chúa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_003_hoc_ky_i_na.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 12 - Mã đề 003 - Học kỳ I - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chúa

  1. SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊNĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT TỦA CHÙA MÔN : SINH HỌC 12 NĂM HỌC : 2016-2017 Thời gian làm bài : 45 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Họ và tên : Lớp : Mã đề : 003 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1-10 11-20 21-25 Chọn đáp án đúng nhất : Câu 1: Ở lúa, hạt tròn trội hoàn toàn so với hạt dài .Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F 1 thu được 50% lúa hạt tròn & 50% lúa hạt dài. Cho biết kiểu gen lúa hạt tròn ở P ? A. AAaa. B. Aa. C. AA. D. aa Câu 2: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽm các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm A. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình D. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình Câu 3: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Sợi nhiễm sắc. B. Vùng xếp cuộn. C. Sợi cơ bản. D. Crômatit. Câu 4: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. AaBb × aabb.B. AaBb × AaBb.C. AaBB × aabb.D. Aabb × Aabb. Câu 5 Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 6: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbddEe x AabbDdEe, số cá thể có kiểu gen AAbbDdee chiếm tỉ lệ A. 1/16. B. 1/64. C. 1/8. D. 1/32. Câu 7: Cá thể có kiểu gen AaBbDd khi giảm phân sinh ra bao nhiêu loại giao tử ? A. 4. B. 3. C. 8. D. 2. Câu 8 : Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét? A. AABb.B. AaBB.C. AAbb.D. AaBb. Câu 9: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra cả khi môi trường có và không có lactozơ A. Một số phân tử lactozo tổng hợp Pr ức chế B. Gen điều hoà tổng hợp Pr ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. ARN polymeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. Câu 10: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n=8) các cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây:
  2. A. AaBbEe B. AaBbDdEe C. AaaBbDdEe D. AaBbDEe Câu 11.Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là A. 25 B. 24 C. 12 D. 23 Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình. B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. C. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình. D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. Câu 13: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit. Câu 14: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’ Câu 15: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân chuẩn được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm: A. ARN và pôlipeptit. B. ADN và prôtêin loại histon. C. ARN và prôtêin loại histon. D. lipit và pôlisaccarit Câu 16: Cho biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: AaBbDd x AaBbDd cho đời con có kiểu gen dị hợp tử về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ: A. 12,5% B. 50% C. 25% D. 6,25% Câu 17: Một cây cà chua bị đột biến có kiểu gen như sau AAAA. Hãy tính giao tử đựoc tạo ra sau giảm phân. A. 3/6Aa; 3/6aa B. 6/6AA C. 3/6AA;3/6Aa D. 1/6AA;4/6Aa:1/6aa Câu 18: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’. B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. Câu 20: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là: A. T = 80; G = 399 B. T = 399; G = 801 C. T = 799; G = 401 D. T = 401; G = 799 Câu 21 : Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN Câu 22: Một loài thực vật có 2n=20. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể một, thể ba thuộc loài này lần lượt là
  3. A. 18 và 19. B. 19 và 21. C. 9 và 11. D. 19 và 20. Câu 23: ở một loài sinh vật nhân thực, trên NST số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên NST này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng: A. Đảo đoạn NST B. Chuyển đoạn giữa hai NST C. Lặp đoạn NST D. Mất đoạn NST Câu 24: Biết các bộ ba trên mARN mã hoá các axit amin tương ứng như sau: 5' XGA 3' mã hoá axit amin Acginin; 5' UXG 3' và 5' AGX 3' cùng mã hoá axit amin Xêrin; 5' GXU 3' mã hoá axit amin Alanin. Biết trình tự các nuclêôtit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hoá ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5' GXTTXGXGATXG 3' . Đoạn gen này mã hoá cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là: A. Acginin – Xêrin – Alanin – Xêrin. B. Xêrin – Acginin – Alanin – Acginin. C. Xêrin – Alanin – Xêrin – Acginin D. Acginin – Xêrin – Acginin – Xêrin. Câu 25: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. (2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. (3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ 5’. (4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu. A. (1), (4). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (2), (3). HẾT