Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 4450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 6 Lớp: 6 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng ở phần BÀI LÀM: Câu 1. Trái Đất nằm ở vị trí theo thứ tự xa dần Mặt Trời: A. thứ 2 B. thứ 3 C. thứ 4 D. thứ 5 Câu 2. Theo quy ước, đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái là hướng: A. Bắc. B. Nam. C. Đông. D. Tây. Câu 3. Núi trẻ có đặc điểm hình thái nào sau đây? A. Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp B. Đỉnh kém nhọn, sườn ít dốc, thung lũng hẹp. C. Đỉnh nhọn, sườn thoải, thung lũng rộng D. Đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng rộng. Câu 4. Trên Trái Đất, lục địa nào không nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc? A. Nam Mĩ. B. Phi. C. Á – Âu. D. Ô-Xtrâyli-a. Câu 5. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là Trong khi chuyển động trên quỹ đạo Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi: A. 365 ngày B. 365 ngày 6 giờ C. 365 ngày 12 giờ D. 366 ngày. Câu 6. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? A. 1 B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu được gọi là: A. vĩ tuyến. B. vĩ tuyến gốc C. kinh tuyến. D. kinh tuyến gốc. Câu 8. Phương án nào sau đây không phải là hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. Ngày và đêm kế tiếp nhau. B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. C. 24 khu vực giờ trên Trái Đất. D. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Câu 9. Một bản đồ có tỉ lệ 1:200.000, thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 1km. B. 2km. C. 10km. D. 20km. Câu 10. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa là do Trái Đất: A. có dạng hình cầu, trục nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. B. chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời. C. tự chuyển động quanh trục. D. có dạng hình cầu. Câu 11. Cho biết, khi khu vực giờ gốc là 7 giờ thì ở Việt Nam là mấy giờ? A. 5 giờ. B. 11 giờ. C. 12 giờ. D. 14 giờ. Câu 12. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm bằng nhau? A. Chí tuyến. B. Xích đạo. C. Vòng cực Bắc. D. Vòng cực Nam. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm? Câu 14 (3,0 điểm). a. Cho biết hướng và thời gian chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ? b. Vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? Câu 15 (2,0 điểm). a. Phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. b. Tại sao địa hình Cácxtơ có nhiều hang động?
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 6 Lớp: 6 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng ở phần BÀI LÀM: Câu 1. Theo quy ước, đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông, đầu bên trái là hướng: A. Bắc B. Nam. C. Tây. D. Đông. Câu 2. Trái Đất nằm ở vị trí theo thứ tự xa dần Mặt Trời. A. thứ 5 B. thứ 4 C. thứ 3 D. thứ 2. Câu 3. Núi già có đặc điểm hình thái nào sau đây? A. Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông. B. Đỉnh kém tròn, sườn ít thoải, thung lũng rộng và nông. C. Đỉnh tròn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. D. Đỉnh nhọn, sườn thoải, thung lũng hẹp và sâu. Câu 4. Trên Trái Đất, lục địa nào không nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam? A. Nam Mĩ. B. Phi. C. Á – Âu. D. Bắc Mĩ. Câu 5. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là Trong khi chuyển động trên quỹ đạo Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi. A. 365 ngày 12 giờ B. 366 ngày. C. 365 ngày 6 giờ D. 365 ngày. Câu 6. Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu được gọi là: A. kinh tuyến. B. kinh tuyến gốc C. vĩ tuyến. D. Vĩ tuyến gốc. Câu 8. Phương án nào sau đây không phải là hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất? A. 24 khu vực giờ trên Trái Đất. B. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. C. Ngày và đêm kế tiếp nhau. D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. Câu 9. Một bản đồ có tỉ lệ 1:400.000, thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa? A. 5km. B. 10km. C. 15km. D. 20km. Câu 10. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa là do Trái Đất: A. có dạng hình cầu. B. tự chuyển động quanh trục. C. chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời. D. có dạng hình cầu, trục nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 11. Cho biết, khi khu vực giờ gốc là 10 giờ thì ở Việt Nam là mấy giờ? A. 16 giờ. B. 17 giờ. C. 18 giờ. D. 19 giờ. Câu 12. Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm bằng nhau? A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Vòng cực Bắc. D. Vòng cực Nam. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ. Câu 14 (3,0 điểm). a. Cho biết hướng và thời gian chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? b. Vì sao có hiện tượng các mùa trái ngược nhau ở hai nửa cầu của Trái Đất? Câu 15 (2,0 điểm). a. Phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. b. Tại sao địa hình Cácxtơ có nhiều hang động?
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ A. I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D A D B C C D C A D B II. TỰ LUẬN: Thế nào là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm? 2,0 - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó 0,5 đến kinh tuyến gốc. 1 - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến 0,5 (2,0đ) vĩ tuyến gốc (xích đạo) - Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó. 0,5 - Cách viết: kinh độ viết trên; vĩ độ viết dưới 0,5 a.Cho biết hướng và thời gian chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. 1,0 - Hướng quay: Từ Tây sang Đông 0,5 - Thời gian : 24h 0,5 2 b.Vì sao có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? 2,0 (3,0đ) - Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. 1,0 - Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm - Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông 0,5 0,5 a/ Phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. 1,5 Đặc điểm Núi già Núi trẻ Thời gian hình thành Hình thành cách đây hàng Hình thành cách đây trăm triệu năm khoảng vài chục triệu 0,75 năm Đặc điểm hình thái Có đỉnh tròn, sườn thoải và Có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng thung lũng hẹp và sâu. 0,75 3 b/ Tại sao địa hình Cácxtơ có nhiều hang động? 0,5 (2,0đ) -Vì địa hình Cácxtơ là một dạng địa hình đặc biệt của miền núi đá vôi. 0,25 -Các ngọn núi thường sắc nhọn, lởm chởm. Nước mưa dễ dàng thấm vào các kẽ, các khe khoét mòn đá tạo thành các hang động rộng và dài trong khối núi. 0,25
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ B. I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C A D C B D B D D B A II. TỰ LUẬN: Câu Nội dung Điểm Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ. 2,0 - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường kinh tuyến, 0,5 vĩ tuyến. 1 - Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới của kinh tuyến chỉ 0,5 (3,0đ) hướng Nam. - Đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây. 0,5 - Đối với những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì chúng ta phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. 0,5 a.Cho biết hướng và thời gian chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: 1,0 - Hướng quay: Từ Tây sang Đông 0,5 - Thời gian : 365 ngày và 6 giờ 0,5 b.Vì sao có hiện tượng các mùa trái ngược nhau ở hai nửa cầu của Trái Đất: 2,0 -Trong khi quay quanh Mặt trời, Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc chúc nửa 1,0 2 cầu Nam về phía Mặt trời, trục của trái Đất có độ nhiêng không đổi nên sinh ra hiện (3,0đ) tượng các mùa. + Nửa cầu nào chúc về phía Mặt trời nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> mùa 0,5 nóng. + Còn nửa cầu nào chếch ra xa mặt trời nhận được nhiệt và ánh sangs ít -> mùa lạnh. 0,5 a/ Phân biệt sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. 1,5 Đặc điểm Núi già Núi trẻ Thời gian hình thành Hình thành cách đây hàng Hình thành cách đây trăm triệu năm khoảng vài chục triệu 0,75 năm Đặc điểm hình thái Có đỉnh tròn, sườn thoải Có đỉnh nhọn, sườn 0,75 3 và thung lũng rộng dốc, thung lũng hẹp và (2,0đ) sâu. b/ Tại sao địa hình Cácxtơ có nhiều hang động? 0,5 -Vì địa hình Cácxtơ là một dạng địa hình đặc biệt của miền núi đá vôi. 0,25 -Các ngọn núi thường sắc nhọn, lởm chởm. Nước mưa dễ dàng thấm vào các kẽ, các khe khoét mòn đá tạo thành các hang động rộng và dài trong khối núi. 0,25