Đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền - biến dị ở cấp độ phân tử
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền - biến dị ở cấp độ phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_nam_2018_mon_sinh_hoc_chuyen_de_1.pdf
Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền - biến dị ở cấp độ phân tử
- TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC-TX QUẢNG LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 TRỊ MÔN: SINH HỌC Giáo viên giảng dạy: TRẦN PHƯỚC CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN-BIẾN DỊ Ở Sđt: 0975367372 CẤP ĐỘ PHÂN TỬ BÀI 1: VẬT CHẤT DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ-AXIT NUCLÊIC Câu 1: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 2: Thành phần nào của nuclêôtit có thể tách ra khỏi chuỗi pôlinuclêôtit mà không làm đứt chuỗi pôlinuclêôtit? A. Đường pentose B. Nhóm phôtphát. C. Bazơ nitơ và nhóm phôtphát. D. Bazơ nitơ. Câu 3: Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A + G)/(T + X) = 0,4 thì trên sợi bổ sung tỉ lệ đó là A. 0,6 B. 2,5 C. 0,52 D. 0,32 Câu 4: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ADN có cấu trúc mạch kép. C. ARN có cấu trúc mạch đơn. D. ARN có cấu trúc mạch kép. Câu 5: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có T + X/A + G = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là: A. A + G = 25%; T + X = 75%. B. A + G = 80%; T + X = 20%. C. A + G = 75%; T + X = 25%. D. A + G = 20%; T + X = 80%. Câu 6: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là A. 506. B. 480. C. 322. D. 644. Câu 7: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là A. 1120. B. 1080. C. 990. D. 1020. Câu 8: Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là A. ADN của một tế bào nấm B. ADN của một loại virut. C. ADN của một tế bào vi khuẩn D. Một phân tử ADN bị đột biến. Câu 9: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là: A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150. C. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150. Câu 10: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 l ần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là A. 112. B. 448. C. 224. D. 336. Hết
- BÀI 2: NHÂN ĐÔI ADN Câu 1: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai? A. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’. B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh. C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y. Câu 2: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 3: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14? A. 16. B. 8. C. 32. D. 30. Câu 4: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổnghợp từ một phân tử ADN mẹ. D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản). Câu 5: Nếu nuôi cấy một t ế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 6: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. Câu 7: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò A. tổng hợp và kéo dài mạch mới. B. tháo xoắn phân tử ADN. C. nối các đoạn Okazaki v ới nhau. D. tách hai mạch đơn của phân tử ADN. Câu 8: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”? A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’. B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung. C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau. D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện. Câu 9: Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở ch ạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai? A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục. B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’. Câu 10: Xét 2 gen: gen 1 và gen 2. Biết gen 1 dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô. Hai gen đó cùng trải qua 2 đợt nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Số liên kết hidro của gen 2 là A. 1669. B. 1668. C. 1670. A. 1667. Hết
- TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC-TX QUẢNG TRỊ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Giáo viên giảng dạy: TRẦN PHƯỚC MÔN: SINH HỌC Sđt: 0975367372 CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN-BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ BÀI 3: GEN-PHIÊN MÃ Câu 1: Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit: A. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa B. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc. C. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa D. vùng điều hòa, vũng mã hóa, vùng kết thúc. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về vùng điều hoà của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Trong vùng điều hoà có chứa trình tự nuclêôtit kết thúc quá trình phiên mã. B. Vùng điều hoà cũng được phiên mã ra mARN. C. Trong vùng điều hoà có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã. D. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen. Câu 3: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5' trên mạch mã gốc của gen có chức năng A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã. B. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. C. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã. D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc? A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron). B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron). D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc. Câu 5: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu. (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (2) → (1) → (3) → (4). B. (1) → (2) → (3) → (4). C. (1) → (4) → (3) → (2). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 6: Một trong những điể m giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là A. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza. B. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki. C. đều theo nguyên tắc bổ sung. D. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. Câu 7: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc là A. (3) và (5). B. (2) và (3). C. (1), (2) và (3). D. (2), (3) và (4). Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza trong quá trình phiên mã? A. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. B. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiề u 3’→5’. C. Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’→3’ và từ 3’→5’. D. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra. Câu 9: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn dịch mã? A. rARN B. Gen C. tARN D. mARN Câu 10: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. Câu 11: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là: A. G = X = 360, A = T = 240. B. G = X = 240, A = T = 360. C. G = X = 280, A = T = 320. D. G = X = 320, A = T = 280. Câu 12: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 2025 liên kết hiđrô. Phân tử mARN do gen đó tổng hợp có G – A = 125 nuclêôtit, X – U = 175 nuclêôtit. Được biết tất cả số nuclêôtit loại T của gen đều tập trung trên mạch mã gốc. Smố nuclêôtit ỗi loại trên mARN là A. A = 225, G = 350, X = 175, U = 0. B. A = 350, G = 225, X =175, U = 0. C. A = 175, G = 225, X = 350, U = 0. D. U = 225, G =350, X =175, A = 0. Hết
- TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC-TX QUẢNG TRỊ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Giáo viên giảng dạy: TRẦN PHƯỚC MÔN: SINH HỌC Sđt: 0975367372 CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN-BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ BÀI 4: MÃ DI TRUYỀN-DỊCH MÃ Câu 1: Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 5’ TAGXTAXG 3’. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạnh của phân tử mARN do gen này tổng hợp là A. 3’ XGUAGXUA 5’. B. 3’ ATXGATGX 5’. C. 5’ XGUAGXUA 3’. D. 5’ AUXGAUGX 3’. Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây mã hoá axit amin mêtiônin? A. 5'AGU3'. B. 5'UAG3'. C. 5'UUG3'. D. 5'AUG3'. Câu 3: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là A. 5’UAX3’. B. 5’AUG3’. C. 3’AUG5’. D. 3’UAX5’. Câu 4: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. C. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’. Câu 5: Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mang thông tin mã hoá một loại axit amin. B. nhiều bộ ba khác nhau làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã. C. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại axit amin. D. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axit amin. Câu 6: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. mARN. B. ADN. C. tARN. D. prôtêin. Câu 7: Biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Gly-Pro-Ser-Arg. C. Ser-Ala-Gly-Pro. D. Ser-Arg-Pro-Gly. Câu 8: Cho biết các anticôđon vận chuyển các axit amin tương ứng như sau: XXX - Gly; GGG - Pro; XGA - Ala; GXU - Arg; AGX - Ser; UXG - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit la 5’GGG XXX AGX XGA3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Gly-Pro-Ser-Arg. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Ser-Arg-Pro-Gly. D. Pro-Gly-Ser-Ala. Câu 9: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. C. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. D. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN. Câu 10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). Câu 11: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên mạch gốc của gen. Câu 12: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau: 1. ADN có cấu trúc một mạch. 2. mARN. 3. tARN. 4. ADN có cấu trúc hai mạch. 5. Prôtêin. 6. Phiên mã. 7. Dịch mã. 8. Nhân đôi ADN. Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là A. 3,4,6,7,8 B. 2,3,6,7,8 C. 1,2,3,4,6 D. 4,5,6,7,8. Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, cho các cấu trúc và quá trình sau:
- (1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã. (5) Phân tử mARN. (6) Phân tử ADN mạch đơn. Nguyên tắc bổ sung (G – X, A – U và ngược lại) có trong cấu trúc và quá trình A. (3) và (4) B. (2) và (4) C. (2) và (5) D. (1) và (6). Câu 14: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn tổng hợp chuỗi polipeptit? A. rARN B. Gen C. tARN D. mARN Câu 15: Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa 2 cấu trúc nào sau đây? A. rARN và tARN. B. AND và tARN. C. tARN và mARN. D. mARN và ADN. Câu 16: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”? A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN. Câu 17: Trong quá trình dịch mã, A. mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau. B. trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động. C. mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại tARN nhất định. D. mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên nhiều loại mARN nào. Câu 18: Hình bên minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng? A. (1): quá trình phiên mã và (2): quá trình dịch mã. B. Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng. D. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu. Câu 19: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen. B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn. C. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN. D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. Câu 20: Trong các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ? (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. (2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) Nhờ một enzyme đặc hiêu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp. (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ inrtron, nối các exon tạo mARN trưởng thành. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. dịch mã. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã. D. giảm phân và thụ tinh. Câu 22: Ở sinh vật nhân thưc, cơ chế nào sau đây giúp thông tin di truyền được truyền đạt từ nhân ra tế bào chất? A. Nhân đôi. B. Phiên mã. C. Dịch mã. D. Nguyên phân. Câu 23: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây? A. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã. B. Phân giải prôtêin. C. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit. D. Cấu tạo nên ribôxôm. Câu 24: Khi nói về quá trình dịch mã, có các phát biểu sau: (1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực. (2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. (3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. (4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 3’UAA5’ trên phân tử mARN. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Trong tế bào, loại axit nuclêic nào sau đây có kích thước lớn nhất? A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN. Câu 1: Điều hòa hoạt động của gen thực chất là: A. Điều hòa quá trình dịch mã. B. Điều hòa sau dịch mã. C. Điều hòa quá trình phiên mã. D. Điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra.
- Câu 2: Mô hình các thành phần tham gia vào cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli(Theo Mono và Jacop) là A. R P O Z Y A B. R P O Z Y A C. P R P O Z Y A D. P R O Z Y A Câu 3: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli? A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế. C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ. Câu 4: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ? A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó. B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ. Câu 5: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. Câu 6: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yế u ở giai đoạn A. trước phiên mã. B. sau dịch mã. C. dịch mã. D. phiên mã. Câu 7: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây đúng? A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau. B. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và sổ lần phiên mã bằng nhau. C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau. D. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau. Câu 8: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. Hết