Đề ôn tập thi cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4

doc 17 trang thungat 7640
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_thi_cuoi_ky_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: Đề ôn tập thi cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4

  1. Các con chú ý làm bài cẩn thận. Phần tự luận Toán làm tất cả vào vở ô ly. Hàng ngày chụp bài gửi qua Zalo để cô chữa. Yêu các con nhiều!!! Thứ hai I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng Câu 1: 285 120 : 216 = A. 1230 B. 1330 C. 1220 D. 1320 Câu 2: Hình nào có 4 số ô vuông đã tô màu? 5 A. B. C. D. 2 4 Câu 3: 5 7 8 6 8 8 A. B. C. D. 35 35 12 30 Câu 4: 2 của 18 là: 3 A.6 B.27 C.12 D 36 Câu 5: 80m2 50cm2 = cm2: A. 8005 B. 8050 C. 800050 D. 80050 Câu 6: Trên bản đồ người ta ghi tỉ lệ là 1 : 15 000, độ dài thu nhỏ là 3m. Vậy độ dài thật là bao nhiêu? A. 45 000m B. 450 000m C. 4500m D. 45m II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7: Tìm x: (1,5 điểm) 2 3 6 7 a) x : b) x 5 7 5 8 Câu 8:Tính: (2 điểm) 2 3 a) = 5 4 2 3 1 8 8 3 b) c) 5 10 2 11 33 4
  2. Câu 9: (2 điểm) Một miếng kính hình thoi có độ dài đường chéo thứ nhất là 28m, đường 3 chéo thứ hai có độ dài bằng độ dài đường chéo thứ nhất. Tính diện tích miếng kính đó. 4 3 Câu 10 (1 điểm) Tổng của hai số là số chẵn lớn nhất có hai chữ số. Số bé bằng số lớn. 4 Tìm hai số đó Câu 11: (0,5 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất. 7 7 7 3 5 2 10 10 10 TIẾNG VIỆT Đọc thầm đoạn văn sau và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Chiều ngoại ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là lúc gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót líu lo. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Ở ngoại ô, buổi chiều hè đáng yêu quá! Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Nhìn cánh diều bay cao, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. Theo NGUYỄN THỤY KHA Câu 1 (0,5 điểm): Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? (M1) A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn. B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh. C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.
  3. Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? (M1) A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. B. Những hoa rau muống tím lấp lánh thì thầm trong gió. C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Câu 3 (0,5 điểm): Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? (M2) A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình. B. Được hít thở bầu không khí trong lành. C. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn Câu 4 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (M3) A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông. B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc. C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng. Câu 5 (0,5 điểm): Từ cùng nghĩa với từ "bao la" là: (M1) A. Cao vút B. Bát ngát C. Thăm thẳm D. Mát mẻ Câu 6 (1 điểm): Câu văn sau: "Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh." có mấy tính từ? (M4) A. Một tính từ. Đó là: B. Hai tính từ. Đó là: C. Ba tính từ. Đó là: Câu 7 (0,5 điểm): Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học? (M2) A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 8 (1 điểm): Thêm trạng ngữ cho câu sau, viết lại câu đã thêm trạng ngữ. (M2) Rau muống lên xanh mơn mởn.
  4. Câu 9 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: (M3) Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Chủ ngữ: Vị ngữ: Câu 10 (1 điểm): Đặt câu theo cấu trúc sau: TN, CN - VN (M4) Tập làm văn: Đề bài: Quanh ta có nhiều con vật xinh xắn, dễ thương và có ích cho con người. Em hãy tả một con vật mà em thích nhất. Thứ ba Bài 1. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 5 a)Phân số bằng phân số là 6 24 20 20 18 A. B. C. D. 20 18 24 20 b)Dãy phân số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là 3 5 1 4 1 5 4 3 4 1 3 5 1 3 5 4 A.; ; ; B. ; ; ; C. ; ; ; D. ; ; ; 4 6 2 3 2 6 3 4 3 2 4 6 2 4 6 3 c)15dm24cm2= cm2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 154 B. 1540 C. 1504 D. 15040 d)Hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là 16 cm và 12 cm. Diện tích của hình thoi là: A. 56 cm2 B. 192 cm2 C. 86 cm2 D. 96cm2 e)Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 3 cm ứng với độ dài thật là : A. 300m B. 3000dm C. 30m D. 300cm
  5. g)Trung bình cộng của hai số là 47, biết một trong hai số là 27. Hiệu của hai số đó là A. 10 B.20 C. 30 D. 40 h) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm: 2 tấn 3kg = .kg A. 23 B. 2300 C. 2003 5 i) Phân số được rút gọn thành phân số tối giản là: 300 25 15 1 A. B. C. 100 60 60 Bài 2. Tính : 1 3 a) + = 3 4 5 2 b) : = 9 3 3 3 c) - = 2 8 4 1 5 d) - = 3 3 2 Bài 3. Tìm x: 3 7 2 1 3 a)x - = b) x : = + 4 10 3 2 4 3 Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 126 m và chiều rộng bằng chiều dài. 4 Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật. Bài 5:Tính bằng cách thuận tiện nhất: 1 1 1 1 1 (1 - ) x (1 - ) x (1 - ) x (1 - ) x (1 - ) 2 3 4 5 6 TIẾNG VIỆT Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Chinh phục đỉnh Ê-vơ –rét Theo tin từ Nê-pan, lần lượt vào lúc 7 giờ 30 phút và 9 giờ sáng ngày 22-5-2008(giờ Việt Nam), ba vận động viên Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên và Nguyễn Mậu Linh đã trở thành những người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Ê-vơ-rét cao 8848 mét.
  6. Đoàn leo núi Việt Nam đã trải qua hành trình gian khổ hơn 45 ngày đêm. Xuất phát ngày 6-4 tại thành phố Hồ Chí Minh, đoàn đến Nê-pan với quyết tâm chinh phục “nóc nhà thế giới”. Các chàng trai đã leo trên những dốc băng thẳng đứng, vượt qua những dòng sông băng lạnh cóng bên những vách băng nứt có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt: ban ngày nóng hơn 30 độ C, đêm lạnh âm 20 độ C. Khi lên đến độ cao 6400 mét, vận động viên Lê Bá Công phải bỏ cuộc vì hội chứng đau đầu. Dù vậy, đoàn vẫn quyết chí “ tấn công” đỉnh Ê- vơ- rét. Đêm 21-5, các vận động viên chia làm hai nhóm đã đến trạm số 4 ở độ cao 8016 mét, từ đó tiến lên cắm lá quốc kì trên đỉnh núi cao nhất thế giới, vượt kế hoạch dự kiến là 60 ngày. Theo kế hoạch, ngày 6-6 đoàn trở về Việt Nam. Xin chúc mừng các chàng trai dũng cảm của chúng ta! Theo Báo Thanh niên Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1:(0,5 điểm)Ba người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh núi Ê-vơ-rét là những ai? a. Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Lê Bá Công b. Bùi Văn Ngợi, Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh c. Lê Bá Công , Phan Thanh Nhiên, Nguyễn Mậu Linh d. Bùi Văn Ngợi, Lê Bá Công , Nguyễn Mậu Linh Câu 2(0,5 điểm) Các vận động viên leo tới đỉnh Ê-vơ-rét vào ngày nào ? a. 6 - 4 - 2008. b. 21- 5-2008 c. 22 - 5- 2008. d. 6 - 6 - 2008. Câu 3.(0,5 điểm) Các vận động viên phải vượt qua những khó khăn như thế nào? a. Trải qua hành trình gian khổ hơn 54 ngày đêm. b. Cắm lá quốc kì trên đỉnh núi cao nhất thế giới, vượt kế hoạch dự kiến là 60 ngày c. Leo trên dốc băng, vượt qua sông băng, trong điều kiện thời tiết cực kì khắc nghiệt. d. Leo trên dốc băng, thú dữ rình rập, chịu đói chịu khát. Câu 4. Nhờ đâu mà các vận động viên chinh phục thành công đỉnh Ê-vơ-rét? a. Nhờ được chăm sóc sức khỏe tốt. b. Nhờ ý chí quyết tâm và tinh thần dũng cảm c. Nhờ thời gian dài ngày. d. Nhờ có đông người. Câu 5.(1 điểm) Em có suy nghĩ gì về những người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công“nóc nhà thế giới"? Câu 6(1 điểm) Qua bài báo trên, em học tập được điều gì từ các chàng trai đãchinh phục thành công đỉnh Ê-vơ-rét?
  7. Câu 7 (0,5 điểm) Câu “Xin chúc mừng các chàng trai dũng cảm của chúng ta!” thuộc loại câu nào? a. Câu kể b.Câu hỏi c. Câu cảm d. Câu khiến Câu 8 :(0,5 điểm) Em hãy đặt 1 câu cảm thể hiện niềm vui của em khi nhìn thấy tấm ảnh quốc kì Việt Nam tung bay trên “nóc nhà thế giới"? Câu9(0,5 điểm) Xếp các từ sau vào 2 nhóm: du canh, du cư, du khách, du kí, du lịch, du học, du kích, du ngoạn, du xuân, du mục - Nhóm 1: du có nghĩa là “đi chơi” - Nhóm 2 : du có nghĩa là “không cố định” Câu 10(0,5 điểm) Em hãy đặt 1 câu có từ “yêu đời”. Câu 11(1 điểm) Đặt một câu có trạng ngữ và xác định rõ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu đó? B. KIỂM TRA VIẾT: Viết vào vở ô ly. 1. Chính tả: (2 điểm) Học sinh viết bài: Con chuồn chuồn nước (TV lớp 4 tập 2- trang 127) Viết đoạn 2 từ “Rồi đột nhiên .cao vút” 2. Tập làm văn. Em hãy tả con gà trống. Thứ tư Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu1. (0,5 điểm) Số bảy mươi triệu hai trăm sáu mươi nghìn viết là: A. 70 206 000 B. 70 260 000 C. 72 600 000 D. 72 060 000 4 23 18 14 Câu 2. (0,5 điểm) Phân số nào chưa tối giản trong các phân số sau: ; ; ; 5 21 24 15 A.4 B.21 C. 18 D.14 5 23 24 15
  8. Câu 3. (0,5 điểm) Phân số 18 rút gọn được phân số nào? 24 A.9 B.6 C.3 D. 2 12 8 4 3 Câu 4. (0,5 điểm) Cho các số: 1234; 23508; 31250; 4325.Số chia hết cho cả 2 và 5 là: A. 1234 B.23 508 C. 31 250 D. 4325 Câu 5. Hình bên có: A. 2 hình bình hành B. 3 hình bình hành C. 4 hình bình hành D. 5 hình bình hành Câu 6. (0,5 điểm) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm để 8dm2 3cm2 = cm2 là: A. 83 B. 803 C. 830 D. 8003 Câu 7. (0,5 điểm) Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1 000 000. Quãng đường Hưng Yên - Hà Nội đo được 67 mm. Hỏi trên thực tế quãng đường Hưng Yên- Hà Nội là bao nhiêu? A.67 km B. 670km C.76km D.6700m Câu 8.(0,5 điểm) Một hình thoi có đường chéo thứ nhất là 3dm, đường chéo thứ hai là 25cm. Diện tích hình thoi là : A. 75 cm2 B.750cm2 C.375cm2 D.1500cm2 Câu 9.(0,5 điểm). Khoảng thời gian nào ngắn nhất trong các số đo thời gian sau: A. 1 giờ B.780 giây C. 1 giờ D. 15 phút 5 3 3 2 4 Câu 10. (1 điểm) : =? 5 5 3 A.9 B.3 C.2 D. 6 10 4 5 25 a 1 a 1 Câu 11. ( 0,5điểm) Tìm sao cho b 3 b 2 a b Câu 12. ( 1 điểm) Tìm x: 1 5 2 1 a) x - b) x : 4 3 3 2 Câu 13: Tính 5 3 a/ + = 9 9 8 1 b/ ─ = 12 3 c/ 4 x 5 : 5 = 7 2 14
  9. Câu 14: Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 120 m, chiều rộng bằng 5 chiều 7 dài. a) Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó. b) Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó cứ 50 m2 thu hoạch được 30 kg thóc . Hỏi cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu ki-lô- gam thóc ? TIẾNG VIỆT Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Anh bù nhìn Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng. Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ. Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới. Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi,
  10. không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt. (Băng Sơn) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập: 1. Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì? (0,5 điểm-M2) A. Những thanh tre và đất sét. B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách. C. Quần áo cũ và những miếng xốp. D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách. 2. Anh bù nhìn có tác dụng gì? (0,5 điểm-M2) A. Giúp cây cối phát triển nhanh hơn. B. Bảo vệ ruộng đỗ, ruộng ngô trước lũ chim. C. Bảo vệ mùa màng trước sự khắc nghiệt của thời tiết. D. Bảo vệ mùa màng trước sự tấn công của sâu bọ. 3. Điều gì khiến cho anh bù nhìn có thể cử động như con người? (0,5 điểm-M1) A. Những tia nắng. B. Những cơn mưa. C. Những đám mây. D. Những làn gió. 4. Vì sao các anh bù nhìn rất dễ thương? (0,5 điểm-M3) A. Vì các anh luôn canh giữ cho mùa màng của người nông dân được bội thu. B. Vì các anh làm việc chăm chỉ, không bao giờ kể công, không bao giờ đòi ăn uống. C. Vì các anh làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, không lấy tiền công. D. Vì các anh luôn thân thiện, vui vẻ với các bạn nhỏ, giúp các bạn làm đồ chơi. 5. Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện điều gì? (1,0 điểm-M3) 6. Em thích phẩm chất nào của anh bù nhìn nhất? Vì sao? (1,0 điểm-M4)
  11. 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm-M1) A. Anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương. B. Anh bù nhìn bị gió xô ngã chẳng kêu khóc bao giờ. C. Anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. D. Anh bù nhìn là người bạn thân thiết của người nông dân. 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai (Cái gì, Con gì)?” trong câu dưới đây: (0,5 điểm-M2) Bù nhìn là người giả làm bằng rơm thường được đặt giữa ruộng lúa để doạ và xua đuổi chim chóc, chuột bọ cắn phá mùa màng. 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (1 điểm-M3): a) Anh bù nhìn rất (tốt bụng, hào phóng, rộng lượng) khi luôn giúp đỡ các bác nông dân mà không đòi hỏi điều gì. b) Anh bù nhìn (nâng niu, giữ gìn, bảo vệ) ruộng đỗ, ruộng ngô trước sự phá hoại của lũ chim. 10. Viết câu văn miêu tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so sánh. (1,0 điểm-M4) Thứ năm A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: .( 1điểm- M1) a. Chữ số 3 trong số 537 468 có giá trị là: A. 3 B. 37468 C. 3000 D. 30 000 Câu 2: .( 1điểm- M2) Phân số 12 bằng phân số nào dưới đây: 45 A. 24 B. 36 C. 12 D. 4 90 90 15 9 Câu 3: .( 1điểm- M1) . Số chia hết cho cả 2 và 5 là : A. 67 238 B. 67 054 C. 45200 D. 4 525 Câu4. ( 1điểm- M2) Một tấm kính hình thoi có độ dài các đường chéo là 18cm và 30cm. Tính diện tích tấm kính đó. A. 270cm² B. 270 cm C. 540cm² D. 54cm
  12. Câu 5: (1 điểm) (MĐ1) 3m2 70dm2 = dm2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 3070 B. 370 C. 3007 D. 307 2 Câu 6: .( 1điểm- M3) Sáu năm nữa thì tuổi Hoa bằng tuổi mẹ .Biết tuổi mẹ hơn Hoa 5 24 tuổi . Vậy tuổi của Hoa hiện nay là: A. 16 tuổi B.30 tuổi C. 10 tuổi D. 40 tuổi B. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 7. Tính 8 3 a) = 15 5 5 3 b) = 7 8 3 7 c) = 5 6 2 5 d) : 5 7 Câu 8. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 110m, chiều rộng bằng 5 chiều dài. 6 Người ta trồng khoai tây trên thửa ruộng đó, tính ra cứ 50 m2 thu hoạch được 25 kg khoai tây. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêuki -lô-gam khoai tây? TIẾNG VIỆT Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. Vích-to Huy-gô * Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
  13. Câu 1: (0,5 điểm) Mùa hè, sau trận mưa rào, mặt đất được so sánh với gì ? A. Đôi mắt của em bé. B. Đôi môi của em bé C. Mái tóc của em bé. D. Đôi má của em bé. Câu 2: (0,5 điểm) Trong bức tranh thiên nhiên (sau trận mưa rào) này, em thấy cái đẹp nào nổi bật nhất ? A. Cây lá. B. Bầu trời. C. Chim chóc, ong bướm. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 3: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ âm thanh trong khu vườn sau trận mưa rào? A. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve. B. Tiếng chim gù, tiếng ong vo ve, tiếng gió hồi hộp dưới lá. C. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng chim gù. D. Tiếng gió hồi hộp dưới lá, tiếng ong vo ve. Câu 4: (0,5 điểm) Trong bài có mấy hình ảnh được nhân hóa ? A. Một hình ảnh. B. Hai hình ảnh. C. Ba hình ảnh. D. Một hình ảnh. Câu 5: (0,5 điểm) Câu nào sau đây là câu khiến ? A. Con mèo này rất đẹp. B. Con mèo này có bộ lông ba màu. C. Con mèo này bắt chuột rất giỏi. D. Ôi, Con mèo này đẹp quá! Câu 6: (0,5 điểm) Câu nào sau đây là câu khiến ? A. Bạn đang làm gì vậy ? B. Nhanh lên nào! C. Cậu bé vừa đi vừa huýt sáo. D. Mưa rơi. Câu 7: (0,5 điểm) Từ "Trinh bạch" thuộc từ loại nào ? A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Danh từ Câu 8: (0,5 điểm) Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong câu sau cho phù hợp: Nhà nước đã vận động các dân tộc thiểu số bãi bỏ tập quán (du canh du cư, du mục, du lịch, du ngoạn) Câu 9: (1 điểm) Em hãy đặt 1 câu cảm cho tình huống: Em thán phục một vũ công khiêu vũ đẹp.
  14. Câu 10: (1 điểm) Em hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ chỉ nơi chốn. Thứ sáu Câu 1: Điền phân số thích hợp vào ô trống: (0,5đ –MĐ1) “Hai mươi sáu phần bốn mươi mốt” viết là: Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: (1đ –MĐ1) a, Lớp 4A của trường Tiểu học Lê Lợi có 13 bạn nữ và 16 bạn nam. Tỉ số của số bạn nữ và bạn nam đó là: 0,5đ a b. c. d. b, Trong các phân số dưới đây phân số nào bằng phân số ? 0,5đ A, B, C, D, Câu 3: Viết vào chỗ chấm cho thích hợp: (1 đ- MĐ1) Trong hình thoi ABCD có: A - Cạnh AB bằng cạnh . - Cạnh AD song song với cạnh D B - Hình thoi ABCD có độ dài 2 đường chéo AC = 4 cm; DB = 6 cm, diện tích hình thoi ABCD là cm2 C Câu 4: Nối các phân số ở cột A với các phân số ở cột B cho thích hợp : ( 0,5 đ – MĐ1) A B Phân số bé hơn 1 Phân số lớn hơn 1
  15. Câu 5: Đúng điền Đ; Sai điền S vào ô trống: ( 1đ–MĐ2) A, 1 thế kỉ = 20 năm 4 B, 6 dm2 90 cm2 = 609 cm2 C, 2 giờ 16 phút = 76 phút D, 73 000 kg = 73 tạ Câu 6: Tính (1 đ- MĐ2) 3 7 a ) + = 8 3 b) 22 - 3 = 5 Câu 7: (1đ-MĐ2) a)Tìm x b/ Tính bằng cách thuận tiện: 6 3 1 2 3 1 x x = x + x 11 8 2 5 5 2 Câu 8: Trung bình cộng của ba số là 96. Số thứ nhất là 85, số thứ hai hơn số thức nhất 9 đơn vị. Tìm số thứ ba ? Câu 9: Bố hơn con 30 tuổi. Nếu gấp tuổi con lên 6 lần thì bằng tuổi bố. Tính tuổi của bố và tuổi của con.(2đ- MĐ3) TIẾNG VIỆT Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Hoa đỏ Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây. Chỉ riêng màu đỏ cũng có biết bao thứ hoa đẹp. Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
  16. Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ. Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy. Sau tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng, ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố. Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ có hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý. (Theo Băng Sơn) 1. Trong đoạn: “Đỏ tía là hoa chuối và còn có màu đỏ rực như tiết”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? (0,5đ-M2) A, đỏ ong, đỏ chót, đỏ mọng. B, đỏ thắm, đỏ ối, đỏ hồng. C, đỏ tía, đỏ tươi, đỏ cờ, đỏ rực. D, đỏ ối, đỏ chói, đỏ thắm, đỏ mọng. 2. Hoa nào trông như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá? (0,5đ-M1) A, Hoa hải đường. B, Hoa thu hải đường. C, Hoa lộc vừng. D, Hoa hồng nhung 3. Đoạn văn tả hoa mùa hè được sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (0,5đ-M3) A, So sánh. B, Nhân hóa. C, Cả so sánh và nhân hóa. D, Các đáp án trên đều sai 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống (1,5đ-M2)
  17. Thông tin Trả lời Mùa hè, hoa lựu như những đốm lửa lập lòe. Mùa thu hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Cây gạo và cây vông khi ra hoa như ngọn lửa hồng tươi. 5. Theo em, mọi người yêu hoa vì điều gì?(1đ-M3) 6. Chủ ngữ trong câu: “Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.” là gì? ( 0,5đ-M2) A, Màu đỏ B, Màu đỏ của hoa đỗ quyên C, Hoa đỗ quyên D, Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng 7. Câu “Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp.” thuộc kiểu câu kể 8. Đặt câu để đề nghị bạn cho em mượn bút bằng hai cách (1đ-M3) Cách 1: Sử dụng câu khiến Cách 2: Sử dụng câu hỏi 9. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, )(1đ-M4) Hoa đào nở đỏ. 10.Tả con vật mà em thích.