Đề thi đề xuất môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 9 cấp tỉnh - Đỗ Thị Thanh Nhài

doc 8 trang thungat 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 9 cấp tỉnh - Đỗ Thị Thanh Nhài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_de_xuat_mon_ngu_van_ky_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_ti.doc

Nội dung text: Đề thi đề xuất môn Ngữ văn - Kỳ thi học sinh giỏi Lớp 9 cấp tỉnh - Đỗ Thị Thanh Nhài

  1. ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Kỳ thi : HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian: 150 phút Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Nhài Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Duy Hải - Duy Tiên NỘI DUNG ĐỀ THI Phần I: Phần Đọc-Hiểu văn bản(4điểm) *Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3: “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế Trong mơ Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ ” (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm) 1. Tìm và chỉ ra các phép liên kết câu được dùng trong đoạn văn. (0.5 điểm) 2. Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả ” mang hàm ý gì ? Tác dụng ?(0.5 điểm) 3. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn. (1.0 điểm) *Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 4,5: “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. HSG_VAN_07.doc
  2. Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh.” ( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt ) 4.Nêu nội dung chính của đoạn thơ. 5. Từ nội dung đoạn thơ, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay bằng đoạn văn khoảng 5- 7 câu. Phần II: Phần làm văn(16điểm) Câu 1(6điểm) “Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác.” Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 2 (10,0 điểm): Những nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam qua hình ảnh người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) và nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long). HSG_VAN_07.doc
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Phần I: Phần Đọc-Hiểu văn bản(4điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 *Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn văn : Phép thế. - “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ 0,25đ “Bản nhạc Ballad”. - “Tất cả” - thế cho “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ 0,25đ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh ” Câu 2 * Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả ” : => Ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia 0,25đ tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường * Tác dụng : Tạo tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. Tạo 0,25đ hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe. Câu 3 * Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sử 0,5đ dụng : - Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh” + “ Trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất ” - Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) : “Giấc mơ tuổi học trò du dương ” - So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad ” 1,0đ * Tác dụng : - Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của một thời tuổi thơ. - Làm bật nên khao khát bình dị đó là được HSG_VAN_07.doc
  4. quay ngược thời gian trở về tuổi học trò của Đăng Tâm. - Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò”. Câu 4 -Đoạn thơ thể hiện sự mượt mà và tinh tế của tiếng 0,5đ Việt. Qua đó bày tỏ niềm tự hào,thái độ trân trọng của tác giả Lưu Quang Vũ về vẻ đẹp và sự giàu có phong phú của Tiếng Việt-giá trị của ngôn ngữ dân tộc. Câu 5 -Hoc sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng 1,0đ phải đảm bảo đúng số câu quy định và cơ bản nêu được các ý sau: +Ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong nói và viết:Tiếng Việt là ngôn ngữ chính để tạo ra bản sắc riêng của dân tộc, là thành quả đáng tự hào của người Việt Nam trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt của chúng ta mượt mà, tinh tế, giúp chúng ta không chỉ giao tiếp mà còn bày tỏ tiếng nói, tâm tư, tình cảm. Vì thế chúng ta cần trân trọng, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt +Phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai Tiếng Việt Phần II: Phần làm văn(16điểm) Câu Nội dung Điểm Câu *Yêu cầu về kĩ năng: 1(6đ) - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, có kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng bày tỏ suy nghĩ của mình khi làm bài. -Luận điểm đúng đắn. -Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục. *Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: 0,5đ - Giải thích ý kiến: + Gia đình là gì? Là một nhóm người được hình thành HSG_VAN_07.doc
  5. trên cơ sở hôn nhân và quan hệ huyết thống. Những thành viên trong gia đình có sự ràng buộc và gắn bó với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ. Gia đình thường được gọi là tế bào của xã hội. + Khoan dung là gì? Là sự rộng lượng, tha thứ. Cơ sở của lòng khoan dung là tình yêu thương và sự tôn trọng. → Ý kiến trên nhấn mạnh vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người, đặc biệt là lòng khoan dung - một đức tính cần có ở con người. *Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: 4,5đ - Gia đình luôn là môi trường sống, môi trường giáo dục của con người trong mối liên kết: gia đình - nhà trường - xã hội. - Gia đình là sợi dây kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình bằng tình yêu thương. Mỗi gia đình, từ thế hệ ông bà, cha mẹ đến anh em luôn dành cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm, đùm bọc. - Trước mỗi sai lầm, khuyết điểm của con người, những thành viên trong gia đình có thể không đồng tình, có thể phê phán nhưng luôn cảm thông và rộng lượng tha thứ. - Gia đình là mái ấm chở che, là nơi trở về trú ngụ sau những vấp ngã trên đường đời. Con người sinh ra, lớn lên từ một gia đình nề nếp, yêu thương nhau sẽ hình thành những đạo đức, tình cảm tốt đẹp. → Từ đó có thể khẳng định: Gia đình là trường học của lòng khoan dung. - Lòng khoan dung luôn là nhân tố tích cực giúp chúng ta hiểu biết, yêu thương và chia sẻ đồng cảm với những người thân yêu, có trách nhiệm với gia đình và vun đắp cho gia đình thực sự là tổ ấm. - Xã hội hiện đại xuất hiện nhiều những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ rạn nứt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, có các hiện tượng ngược lại với đạo lí truyền thống và đạo đức xã hội. -Lên án những hành vi phản đạo đức như: HSG_VAN_07.doc
  6. + Cha mẹ bỏ bê con cái, thiếu chăm sóc, giáo dục. + Anh em bất hòa, tranh giành của cải (Mỗi luận điểm trên hãy dẫn chứng minh họa). * Bài học nhận thức 1,0đ -Thấu hiểu vai trò của lòng khoan dung sẽ giúp cho mỗi cá nhân nhìn lại chính mình, điều chỉnh hành vi, học cách sống với ông bà, cha mẹ, anh chị em một cách chân tình, tốt đẹp. → Gia đình tốt thì xã hội tốt. - Vun đắp gia đình là lối sống văn hóa, chuẩn mực phù hợp với giá trị đạo đức dân tộc và hài hòa giữa lợi ích riêng - chung. Câu 1. Yêu cầu về kĩ năng: 2(10đ) Biết làm bài nghị luận văn học về một vấn đề trong tác phẩm thơ và truyện; thao tác tổng hợp tốt, bố cục 3 phần rõ ràng chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Mở bài: Giới thiệu chung (đề tài tuổi trẻ là tương lai đất 0,5 đ nước, hai tác phẩm đều viết về sự cống hiến của tuổi trẻ đối với đất nước trong KC chống Mỹ, nêu luận đề vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam) Thân bài: Cần nêu được các ý sau: a) Hai nhân vật: anh thanh niên “Lặng lẽ Sa Pa” và người lính lái xe “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có những điểm khác nhau : - Hoàn cảnh sống khác nhau : + Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm làm bạn với cỏ cây 0,5 đ mây núi Sa Pa. + Người lính lái xe Trường Sơn trên những chiếc xe không kính, hỏng hóc, mất mát tới trần trụi trong những 0,5đ năm kháng chiến chống Mĩ. - Công việc khác nhau : + Anh thanh niên trong mặt trận xây dựng CNXH : 0,5đ làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, góp phần vào HSG_VAN_07.doc
  7. dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. + Người lính lái xe trực tiếp đối mặt với hiểm nguy trong chiến tranh chống Mĩ, chở lương thực, vũ khí, đạn 0,5đ dược ra chiến trường, phục vụ chiến đấu. b) Tuy hoàn cảnh sống và công việc khác nhau nhưng ở họ đều có những vẻ đẹp chung : - Nhiệt tình, dũng cảm cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân: 1,5đ + Anh thanh niên vượt lên hoàn sống đặc biệt, nhiệt tình, say mê, yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc. (phân tích d/c) + Người lính lái xe Trường Sơn bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. (phân tích d/c) - Lí tưởng sống đẹp: + Anh thanh niên quan niệm: hạnh phúc là được sống có ích, được phục vụ Tổ quốc, nhân dân. (phân tích d/c) 2,0đ + Người lính lái xe có lí tưởng chiến đấu cao đẹp: vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. (phân tích d/c) - Đời sống nội tâm phong phú: 1,5đ + Anh thanh niên cởi mở, hiếu khách, sống sôi nổi, hồn nhiên với những thú vui lành mạnh. (phân tích d/c) + Những người lính lái xe tinh nghịch, lạc quan, yêu đời (phân tích d/c) 2,0đ c) Suy nghĩ của bản thân - Vấn đề cống hiến của tuổi trẻ: hai nhân vật đã cho thấy sự cống hiến của họ trong quá khứ để làm nên đất nước hôm nay. - Thế kỉ XXI có những yêu cầu với thế hệ trẻ giống hôm qua nhưng cũng có những yêu cầu khác (do bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại ) - Dù ở hoàn cảnh nào tuổi trẻ hôm nay cũng luôn hiểu rõ:cống hiến (trong mọi điều kiện và hoàn cảnh) là mục đích của tuổi trẻ. - Trong thực tế có những bạn trẻ chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà quên mất phải cống hiến - Nét đẹp của hai nhân vật là tấm gương, là hành trang vào đời của tuổi trẻ hôm nay. HSG_VAN_07.doc
  8. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam; thành 0,5đ công của hai tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý và định hướng chung, giám khảo cần vận dụng linh hoạt dựa trên thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài có cảm nhận sâu sắc, có cảm xúc và sáng tạo trong cách viết. HSG_VAN_07.doc