Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 vòng 1 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp (Có đáp án)

doc 6 trang thungat 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 vòng 1 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_vong_1_na.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 vòng 1 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Quỳ Hợp (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN QUỲ HỢP KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VÒNG 1 - NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề) Phần I- Đọc hiểu (4 điểm) Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Nắng trong mắt những ngày thơ bé Cũng xanh mơn như thể lá trầu Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau Chở sớm chiều tóm tém Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài Bóng bà đổ xuống đất đai Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt Rủ rau má, rau sam Vào bát canh ngọt mát Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình. (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? Căn cứ nào để xác định thể loại đó? (1.0 đ) Câu 2: Trong các từ sau: “tóm tém”, “châu chấu”, “cào cào”, từ nào là từ láy? (1.0 đ) Câu 2: Xác định 01 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (1.0 đ) Câu 4: Nêu cảm nhận của em về “ngày thơ bé” của tác giả trong đoạn thơ.(Viết khoảng 5- 7 dòng) (1.0đ) Phần II- Làm văn (16 điểm) Câu 1. (6 điểm) CÂU CHUYỆN CỦA HÒN SỎI Một hòn sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”. Em hãy trình bày suy nghĩ về thông điệp cuộc sống mà văn bản trên gợi ra? Câu 2. (10 điểm) Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật.
  2. Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc, Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây. ( Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985) Từ một tác phẩm thơ đã học, em hãy bàn luận về quan niệm trên? Hết Lưu ý: Học sinh bảng B không phải làm câu 4 (Phần I- Đọc hiểu) Họ và tên thí sinh SBD UBND HUYỆN QUỲ HỢP KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VÒNG 1 - NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: NGỮ VĂN A. YÊU CẦU CHUNG: - Do đặc trưng riêng của môn Ngữ văn và mục đích của cuộc thi chọn học sinh giỏi, bài thi của thí sinh cần được đánh giá khía quát cả vè hai mặt kiến thức và kĩ năng, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. - Chú ý khuyến khích sự sáng tạo của học sinh, chấp nhận cách kiến giả độc đáo, mới lạ (kể cả không có trong đáp án), miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục. - Tổng điểm bài thi là 20, chiết đến 0,25. Giám khảo chủ động linh hoạt để đánh giá cho phù hợp với thực tế bài làm của học sinh. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Phần Câu Đáp án Điểm Bảng A Bảng B I- 1 - Thể thơ tự do 0,5 1,0 Đọc - Căn cứ: số tiếng mỗi dòng thơ 0,5 1,0 hiểu Trong các từ trên, có từ láy là:“tóm tém” 1.0 1.0 Lưu ý: Nếu HS nêu thêm từ khác trừ ½ số điểm; Nếu HS nêu từ khác từ trên thì không cho điểm 2 Bởi vì, trong Tiếng Việt, ngoài từ láy và từ ghép có phương thức láy là các từ dễ lẫn lộn còn có một loại từ mà chúng ta cũng rất dễ nhầm lẫn xếp chúng vào loại từ láy, đó là các danh từ định danh sự vật . Đây chỉ là các danh từ dùng để gọi tên một sự vật nào đó mà thôi chứ chúng không phải là từ láy. (VD: Ba ba, bươm bướm, bìm bịp,
  3. cào cào, chôm chôm, chuồn chuồn, châu chấu, chẫu chàng, chẳng chuộc, chào mào, đu đủ, điên điển, ) HS có thể nêu một biện pháp tu từ (kèm theo dẫn chứng) 1.0 1.0 trong các biện pháp sau Biện pháp liệt kê: châu chấu- cào cào- rau má- rau sam 3 Biện pháp so sánh: Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu. Biện pháp ẩn dụ: chan lên suốt dọc tuổi thơ mình Biện pháp nhân hóa: rủ châu chấu, cào cào; rủ rau má rau sam -Hs viết thành đoạn văn 5-7 dòng với cấu trúc đoạn chặt 0,5 chẽ; diễn đạt ý mạch lạc 4 - Nêu được ý: Ngày thơ bé trong trẻo, hồn nhiên, biết bao 0,5 kỉ niệm gắn bó với người bà yêu thương, với tình bà ấm áp. Em hãy trình bày suy nghĩ về thông điệp cuộc sống mà văn bản “Câu chuyện của hòn sỏi” gợi ra? a.Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài nghị luận xã hội - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, lập luận thuyết phục, mạch lạc; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. b.Yêu cầu cụ thể: * Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở 0,5 0,75 bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài giải quyết được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề II- *Xác định được vấn đề cần nghị luận: . Những chông 0,5 0,75 Làm 1 gai, thử thách của cuốc sống giúp ta trưởng thành, hoàn văn thiện được bản thân. * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc; vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. -Giải thích: 1,0 1,0 + Hành trình của hòn sỏi: từ tảng đá gồ ghề, nứt nẻ trải qua nhiều va đập đã trở thành hòn sỏi láng mịn. Hay đó chính là chuyến hành trình của con người trong cuộc sống + Rút ra ý nghĩa: Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà có lúc ta gặp nhiều chông gai, thử thách nhưng chính những chông gai, thử thách ấy đã giúp ta hoàn thiện được bản thân; để có được những điều tốt đẹp
  4. -Bàn luận: 2,0 1,5 + Cuộc sống luôn song hành những điều tốt đẹp lẫn những thử thách khó khăn. Chông gai, khó khăn là môi trường thử thách và tôi luyện con người. + Con người dám đương đầu với thử thách sẽ trưởng thành, bản lĩnh ; có nhiều kinh nghiệm sống hơn. Từ đó sẽ thành công và hạnh phúc (Dẫn chứng) + Nếu sợ hãi, không chịu được những « vết thương » mà cuộc sống gây ra sẽ không thể vượt qua hoàn cảnh, không thể chiến thắng chính mình cũng đồng nghĩa với việc không thể thành công (Dẫn chứng) + Phê phán những người gặp phải những gian nan, thử thách lại dễ dàng buông xuôi, chán nản. Họ sẽ trở nên bi quan, thiếu tự tin, cô đơn và mất niềm tin vào cuộc sống. -Bài học 1,0 1,0 +Thấy được giá trị của những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống; +Sống cần biết khao khát, đam mê, đương đầu với giông tố cuộc đời, biết cho đi, hi sinh, cống hiến; trân trọng những giá trị của sự hi sinh; bỏ lối sống tầm thường, hèn nhát, ích ki *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách 0,5 0,5 nhìn mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính 0,5 0,5 tả, dùng từ, đặt câu. a. Yêu cầu chung: Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt, lập luận thuyết phục, mạch lạc; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận. b.Yêu cầu cụ thể: *Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Biết cách giới 0,5 0,75 thiệu và trình bày vấn đề cần nghị luận theo một bố cục nhất định (sử dụng các phương pháp như: diễn dịch, quy 2. nạp, tổng phân hợp, vv ) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Yêu cầu về quá 0,5 0,75 trình sáng tạo của nhà thơ * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ, dẫn chứng - Giải thích: 1,5 1,5 + “Ong” ở đây chính là nhà thơ; “hoa” là hiện thực đời sống; “giọt mật” là tác phẩm thơ ca
  5. + Với so sánh trên, tác giả nêu lên hai vấn đề quan trọng của quá trình sáng tạo thơ nói riêng và văn học nói chung: Thơ là kết tinh của chủ thể sáng tạo và hiện thực cuộc sống. Nếu như để có mật ngọt, cần có sự lao động cần cù của ong và trăm ngàn bông hoa, thì để có được thơ cũng cần có tài năng của nhà thơ và hiện thực cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Giống như con ong muốn làm mật ngọt, phải bay đi khắp bốn phương trời “ Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn xoài xứ Bắc ” để hút mật trăm loài hoa, thì quá trình sáng tạo nên tác phẩm là một quá trình lâu dài gian khổ của người nghệ sỹ. Thơ là kết tinh của hiện thực cuộc sống thông qua tài năng sáng tạo của nhà thơ. -Vì sao 1,0 1,0 +Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực cuộc sống +Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn; là con đẻ tinh thần của nhà thơ +Tác phẩm thơ ca muốn có sức sống lâu bền thì phải phản ánh hiện thực cuộc sống và phải có giá trị thẩm mỹ cao -Chứng minh: Phần này HS có thể lựa chọn tác phẩm thơ theo sở thích của mình. Sau đó phân tích tác phẩm ấy để làm nổi bật được các ý: +Tác phẩm ra đời là nhờ nhà thơ tắm mình trong hiện thực 2,0 2,0 cuộc sống muôn màu muôn vẻ +Ngoài ra, tác phẩm còn được tạo dựng thành công nhờ 2,0 2,0 tài năng của người nghệ sỹ (Trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, kết cấu, hình tượng ) -Bình luận: +Quan niệm như một tuyên ngôn, điều chỉnh cách nhìn phiến diện: Hoặc quá coi trọng chủ thể sáng tạo(nhà thơ) 0,75 0,5 hoặc lại quá coi trọng hiện thực cuộc sống mà coi thường vai trò người viết +Bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Rèn luyện tài năng, trải nghiệm cuộc sống; chia sẻ, cảm thông thì thơ mới đến 0,75 0,5 được với vạn tấm lòng *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách 0,5 0,5 nhìn mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính 0,5 0,5 tả, dùng từ, đặt câu. Tổng 20.0 20,0
  6. Lưu ý: