Đề thi môn Sinh học Lớp 12 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Mã đề 134 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh học Lớp 12 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Mã đề 134 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_sinh_hoc_lop_12_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020_2021_ma_de.doc
Nội dung text: Đề thi môn Sinh học Lớp 12 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Mã đề 134 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
- SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT MÔN: SINH HỌC LỚP: 12 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 134 (Đề gồm có 04 trang) Chọn câu trả lời đúng nhất tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa? A. Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến C. Di - nhập gen D. Giao phối ngẫu nhiên Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã? A. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt B. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng C. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã D. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác Câu 3: Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, các loài chim như diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò (một loài chim nhỏ màu xám) có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về mối quan hệ của các loài sinh vật trên? (1) Quan hệ giữa chim gõ bò và bò rừng, giữa bò rừng và chim diệc bạc là mối quan hệ hợp tác. (2) Quan hệ giữa bò rừng và các loài côn trùng là mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm. (3) Quan hệ giữa chim diệc bạc và côn trùng là mối quan hệ cạnh tranh. (4) Quan hệ giữa ve bét và bò rừng là mối quan hệ kí sinh - vật chủ. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 4: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? A. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào B. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin C. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng Câu 5: Trong các tập hợp sinh vật sau đây, có bao nhiêu tập hợp là quần thể sinh vật ? (1) Tập hợp voọc mũi hếch ở rừng Khau Ca. (2) Tập hợp bướm ở rừng Đặc dụng ĐakUi (3)Tập hợp chim ở Thảo Cầm Viên. (4) Tập hợp cá ở Hồ Ba bể A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 6: Đặc trưng nào sau đây không phải của quần xã sinh vật? A. Tính đa dạng về thành phần loài B. Số lượng cá thể của mỗi loài C. Sự phân bố của loài trong không gian D. Tỷ lệ nhóm tuổi Câu 7: Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây: Loài Trình tự nuclêôtit khác nhau của gen mã hóa enzim đang xét Loài A -XAG-GTX-AGT-TAA- Loài B -XXG-GTX-AGG-TAA- Loài C -XXG-GTX-AAG-TAA- Loài D -XAG-GAX-ATT-TAA- Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là A. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất B. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất C. B và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất D. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất Câu 8: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, có một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này? (1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu (2) Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng (3) Có khả năng sinh sản hữu tính (4) Tế bào sinh dưỡng có 36 cặp nhiễm sắc thể tương đồng A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Trang 1/4 - Mã đề thi 134
- Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. (3) Lai xa và đa bội hóa luôn tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. (4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 10: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách ly địa lý, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển B. Cách ly địa lý góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa C. Cách ly địa lý luôn dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới D. Cách ly địa lý trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Câu 11: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều là A. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể C. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường Câu 12: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 18, của loài B là 2n = 16 và của loài C là 2n = 18. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST? A. 46 B. 60 C. 34 D. 52 Câu 13: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới A. bằng cách li địa lí B. bằng tự đa bội C. bằng lai xa và đa bội hoá D. bằng cách li sinh thái Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A. Giai đoạn tiến hoá học và tiền sinh học là các giai đoạn tính từ những hợp chất vô cơ cho đến khi hình thành tế bào sơ khai nguyên thủy rồi hình thành nên tế bào sống đầu tiên B. Giai đoạn tiến hóa sinh học là giai đoạn hình thành sinh giới đa dạng và phong phú như ngày nay từ các tế bào sống đầu tiên dưới tác động của các nhân tố tiến hóa C. Giai đoạn tiến hoá học là giai đoạn tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học D. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành những tế bào sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ đơn giản Câu 15: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,16AA : 0,59Aa : 0,25 aa. Cho biết alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai về quần thể này? A. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh B. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi C. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả các thế hệ D. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể Câu 16: Kết quả của tiến hóa lớn là hình thành A. loài mới B. các đơn vị trên loài C. các đơn vị dưới loài D. các quần thể mới Câu 17: Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 7/10 16/25 3/10 1/4 4/9 Aa 2/10 8/25 4/10 2/4 4/9 aa 1/10 1/25 3/10 1/4 1/9 Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Cho các phát biểu sau: I. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên. II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Trang 2/4 - Mã đề thi 134
- III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không còn khả năng sinh sản. IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 1/16. Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4 B. 2C. 1 D. 3 Câu 18: Hai loài ếch sống trong cùng một môi trường nhưng vào mùa sinh sản chúng có tiếng kêu gọi bạn tình khác nhau nên không giao phối với nhau. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đây là một ví dụ về cơ chế cách li A. thời gian B. cơ học C. sinh thái D. tập tính Câu 19: Chuột cát đài nguyên sống được ở nhiệt độ từ -5 0C đến +300C, nhưng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 00C đến 200C. Đối với loài chuột này, khoảng chống chịu có giá trị từ A. -50C đến +300C B. 00C đến 200C C. -50C đến 200C D. +200C đến +300C Câu 20: Theo quan niệm của Đac Uyn, biến dị cá thế là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được B. những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định C. những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng xác định D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh Câu 21: Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sai? A. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi chậm tần số alen của quần thể B. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể C. Di - nhập gen có thể làm phong phú hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Cạnh tranh, ký sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp không phổ biến B. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Cạnh tranh sinh học cùng loài làm tăng mức sống sót của quần thể D. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống Câu 23: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể. IV. Khi không có tác động của các nhân tố: Đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 24: Đồ thị M và đồ thị N ở hình dưới đây mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Bắc Canađa và Alaska. Phân tích hình này có các phát biểu sau: M NN I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng. Trang 3/4 - Mã đề thi 134
- II. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ và sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng có ảnh hưởng lẫn nhau. III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì nhiều năm IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới C. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm cho hệ gen của quần thể bị biến đổi Câu 26: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là: A. Cây hạt trần ngự trị, phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim B. Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát C. Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng D. Cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim Câu 27: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên (2) Các yếu tố ngẫu nhiên (3) Giao phối ngẫu nhiên (4) Đột biến (5) Giao phối không ngẫu nhiên (6) Di-nhập gen Có bao nhiêu nhân tố có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 28: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lý thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này. IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là A. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài B. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống C. các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau Câu 30: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m 2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật trong cùng một thời điểm như sau: Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Diện tích khu phân bố 2558 2426 2835 1954 Kích thước quần thể 3070 6065 3078 4885 (1) Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể là I thấp nhất (2) Xét tại thời điểm khảo sát, quần thể II và quần thể IV có mật độ bằng nhau (3) Nếu không có xuất nhập cư, tỷ lệ sinh là 8%, tỷ lệ tử vong là 3% thì mật độ của quần thể III sau 1 năm sẽ là 1,14 cá thể/ m2 (4) Nếu tỷ lệ sinh bằng tỷ lệ tử và không có nhập cư, 10% của quần thể I tách đàn đi nơi khác lập quần thể mới thì mật độ của quần thể này xấp xỉ 1,008 cá thể/ m2 Trong các nhận định trên có bao nhiêu nhận định không đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 134