Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 -Phòng GD&ĐT Sơn Dương (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 -Phòng GD&ĐT Sơn Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 -Phòng GD&ĐT Sơn Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT SƠN DƯƠNG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. (Theo Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam) Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện? Câu 2: (1 điểm) Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai? Câu 3: (2 điểm) Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó? Phần II: (6.0 điểm) Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương. HƯỚNG DÂN CHẤM A. Yêu cầu chung - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 B. Yêu câu cụ thể PHẦN I: Đọc - hiểu văn bản ( 4 điểm) Nội dung Điểm 1. Câu 1: Đoạn văn trích trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” 0,5 điểm của tác giả Lê Minh Khuê. - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện sáng tác năm 1971 khi cuộc kháng chiến 0,5 điểm chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. 2. Câu 2 0,5 điểm - Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất. - Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là Phương Định - cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. 0,5 điểm 3. Câu 3: Qua đoạn văn trên, ta cảm nhận được vẻ đẹp ngoại hình và 0,5 điểm tâm hồn, tính cách của nhân vật: - Tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của Phương Định thời học sinh. - Tính nhạy cảm, mơ mộng, yêu ca hát từ thủa còn đi học đến khi vào 0,5 điểm
  2. chiến trường. - Nét xinh xắn và hơi điệu được cánh lái xe và pháo thủ quan tâm. 0,5 điểm - Tinh thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm. 0,5 điểm PHẦN II: Làm văn (6 điểm) * Về kĩ năng: Cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi tả, lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm 1. Mở bài 0,5điểm - Khái quát chung về tác giả và bài thơ. - Tình cảm của nhân dân đối với Bác thể hiện rõ nét trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương 2. Thân bài * Về nội dung Khổ 1: Cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác - Câu thơ thật giản dị thân quen với cách dùng đại từ xưng hô “con” rất 1,5 điểm gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương. - Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” mong sao giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát. - Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của dân tộc. Khổ 2: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước 1,5 điểm lăng Người. - Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác. Cảm nhận về sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, về suy nghĩ Bác còn sống mãi chứa đựng trong mỗi hình ảnh của khổ thơ. -Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. =>Hình ảnh “tràng hoa” một lần nữa tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác. Khổ 3-4 : Niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác 2 điểm - Những cảm xúc thiêng liêng của nhà thơ về Bác - Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy nâng lên thành ước muốn sống đẹp. Đó là muốn được hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác. -> Những cảm xúc của nhà thơ về Bác cũng là cảm xúc của mỗi người dân miền Nam với Bác * Về nghệ thuật: - Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, 1 điểm ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
  3. 3. Kết bài 0,5điểm - Khẳng định lại tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân đối với Bác. - Suy nghĩ của bản thân.