Một số câu hỏi ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Tạ Thành Lãm

doc 86 trang thungat 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số câu hỏi ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Tạ Thành Lãm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_cau_hoi_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam.doc

Nội dung text: Một số câu hỏi ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Tạ Thành Lãm

  1. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN 1 Câu 1: Gen là A. Đoạn protein mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định. B. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định. C. Đoạn pôlipeptit mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định. D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định. Câu 2: Khi nói về gen, nhận định nào sau đây không đúng? A. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định. B. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 phân tửARN. C. Đoạn ARN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm xác định. D. Đoạn ADN mang thông tin mã hóa 1 chuỗi pôlipeptit. Câu 3: Khi nói về mã di truyền, nhận định thứ mấy sau đây không đúng? (1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các a.a trong chuỗi polipeptit. (2). Mã di truyền là mã bộ ba. (3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và không gối đầu lên nhau. (4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật đều có chung một mã di truyền ( trừ 1 vài ngoại lệ ). (5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Nhiều bộ ba mã hóa 1 axit amin. (6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. A. (1), (2), (3). B. (3), (4). C. (5), (6). D. (1), (2). Câu 4. Khi nói về mã di truyền, những nhận định ở vị trí thứ mấy sau đây là đúng? (1). Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit trên protein quy định trình tự các a.a trong ARN. (2). Mã di truyền là mã bộ ba. (3). Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba và gối đầu lên nhau. (4). Mã di truyền có tính phổ biến : các loài sinh vật có nhiều bộ mã di truyền. (5). Mã di truyền mang tính đặc hiệu: Một bộ ba chỉ mã hóa 1 axit amin. Trừ UAA; UAG; UGA (kết thúc dịch mã) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  2. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (6). Mã di truyền có tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Trừ AUG; UGG. 2 A. (1), (2), (3). B. (2), (5), (6). C. (3), (4), (5). D. (4), (5), (6). Câu 5: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prôlin là 5/XXU3/; 5/XXA3/; 5/XXX3/; 5/XXG3/; Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi pôlipeptit? A. Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba. B. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong một bộ ba. C. Thay đổi nucleotit thứ 3 trong một bộ ba. D. Thay đổi nucleotit thứ 2 trong một bộ ba. Câu 6: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, nhận định nào sau đây không đúng? A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn. B. Enzim ADN pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn liên kết với T và G luôn liên kết với X. C. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5/ 3/, nên trên mạch khuôn 3/ 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3/ 5/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki. D. Enzim ADN – pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3/ 5/, nên trên mạch khuôn 3/ 5/, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5/ 3/, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ôkazaki. Câu 7: Khi nói về các loại enzim tham gia trong trình nhân đôi ADN, nhận định thứ mấy sau đây không đúng? (1). Các enzim tháo xoắn tham gia tháo xoắn phân tử ADN. (2). Enzim ADN – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. (3). Các đoạn Ôkazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. (4). Enzim axit amin – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 8: Khi Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những nhận định thứ mấy sau đây đúng? Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  3. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (1). Các enzim tháo xoắn tham gia tháo xoắn phân tử ADN. 3 (2). Enzim ADN – pôlimeraza lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN. (3). Các đoạn Ôkazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. (4). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bổ sung. (5). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bảo toàn(tồn). (6). Quá trình nhân đôi ADN thực hiện theo nguyên tắc bán bảo toàn(tồn). A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4), (6). C. (1), (2), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (5), (6). Câu 9: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533. (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530. (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 10. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể. B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung. C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza. D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen. Câu 11. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai? A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục. B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’. Đáp án. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu11 D C C B C D D B C B D Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  4. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 2. Phiên mã và dịch mã 4 Câu 1: Khi nói về quá trình phiên mã, trong những nội dung sau đây, những nội dung ở vị trí thứ mấy là đúng? (1). Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn ADN. (2). Phiên mã là quá trình tổng hợp protein trên khuôn ADN. (3). Phiên mã là thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung. (4). Phiên mã là quá trình tổng hợp ADN trên khuôn ARN. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (4). Câu 2: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (2) → (1) → (3) → (4). B. (2) → (4) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3) → (4). D. (1) → (3) → (2) → (4). Câu 3: Khi nói về quá trình phiên mã, trong những nội dung sau đây, những nội dung ở vị trí thứ mấy là đúng? (1). Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên khuôn ADN. (2) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (3). Phiên mã là quá trình tổng hợp protein trên khuôn ADN. (4) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5' để tổng hợp phân tử mARN theo chiều 3' → 5'. (5). Phiên mã là thông tin di truyền trên mạch mã gốc của tARN được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung. (6). Phiên mã là quá trình tổng hợp ADN trên khuôn ARN. (7) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'. (8) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng dịch mã. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  5. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) A. (1), (3), (4), (8). B. (1), (2), (7). C. (2), (3), (4), (8). D. (1), (4), (7), (8). 5 Câu 4: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa – tARN (aa : axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’→ 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). B. (3) → (1) → (2) → (5) → (6) → (4). C. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). D. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). Câu 5. Cho các thông tin sau đây: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) Nhờ một loại enzim đặc hiệu, axit amin mởđầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp. (4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là. A. (2) và (3). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (4). Câu 6: Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. B. Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. C. Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng. D. (1) và (2) đều chung một hệ enzim. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  6. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 7: Cho các thông tin sau đây: 6 (1). Đóng vai trò như “ người phiên dịch”. (2). Dùng làm khuôn để tổng hợp protein. (3). Liên kết với protein tạo nên ribôxôm. (4). Dùng làm khuôn để tổng hợp mARN. Trong quá trình dịch mã, phân tử mARN và phân tử tARN có vai trò lần lượt theo thứ tự là: A. (1) và (2). B. (2) và (1). C. (1) và (3). D. (2) và (4). Câu 8: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN. C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN. Câu 9: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Pro-Gly-Ser-Ala. B. Ser-Ala-Gly-Pro. C. Gly-Pro-Ser-Arg. D. Ser-Arg-Pro-Gly. Câu 10: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN. B. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. C. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. D. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN. Câu 11: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X; (3) ARN pôlimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN pôlimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là A. (3) và (5). B. (1), (2) và (3). C. (2) và (3). D. (2), (3) và (4). Đáp án. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 B A B D A C B C A A C Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  7. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 3: Điều hòa hoạt động gen 7 Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa A. lượng sản phẩm của gen được tạo ra. B. lượng sản phẩm của tARN được tạo ra. C. lượng sản phẩm của rARN được tạo ra. D. lượng sản phẩm của protein được tạo ra. Câu 2: Khi nói về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật, điều nào sau đây không đúng? A. Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào. B. Điều hòa dịch mã là điều hòa lượng protein được tạo ra trong tế bào. C. Điều hòa sau dịch mã là làm biến đổi protein sau khi được tổng hợp trong tế bào. D. Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ dịch mã. Câu 3: Khi nói về quá trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật, những nội dung ở những vị trí thứ mấy sau đây đúng? (1). Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của rARN được tạo ra. (2). Điều hòa hoạt động gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. (3). Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã. (4). Điều hòa sau dịch mã là làm biến đổi tARN sau khi được tổng hợp trong tế bào. (5). Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào. A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 4: Hai nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hòa hoạt động của các gen ở vi khuẩn E. coli vào năm 1961 là: A. Jacôp và Menđen. B. Milơ và Mônô. C. Jacôp và Mônô. D. Jacôp và Moocgan. Câu 5: Trong mô hình cấu trúc Opêron Lac, trình tự các cấu trúc nào sau đây là đúng? A. Gen điều hòa – Vùng vận hành – Vùng khởi động – Cụm gen cấu trúc. B. Gen điều hòa – Vùng hoạt động – Vùng vận hành – Cụm gen cấu trúc. C. Vùng vận hành – Vùng khởi động – Gen điều hòa – Cụm gen cấu trúc. D. Vùng khởi động – Vùng vận hành – Cụm gen cấu trúc. Câu 6: Trong cơ chế điều hòa của Opêron Lac, trong môi trường có lactôzơ cũng như không có lactôzơ, gen điều hòa (R) luôn hoạt động tạo ra protein ức chế. Gen điều hòa (R) có đặc điểm cấu trúc như thế nào khiến nó luôn hoạt động? A. Gen điều hòa (R) vùng vận hành O bị đột biến nên không bị ức chế. B. Gen điều hòa (R) không có vùng vận hành O nên không bị ức chế. C. Gen điều hòa (R) vùng vận hành O có enzim ARN – polimeraza luôn gắn vào. D. Gen điều hòa (R) vùng khởi động P của nó không bị protein ức chế gắn vào. Câu 7: Trong mô hình cấu trúc của Opêron Lac, vùng vận hành là nơi A. ARN – polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. B. Chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử protein cấu trúc. C. Protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  8. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 8: Đối với quá trình điều hòa hoạt động gen của Opêron Lac ở E.Coli, khi môi trường có lactozơ, gen cấu trúc có thể tiến hành phiên mã và dịch mã bình thường vì: 8 A. Lactôzơ đóng vai trò là enzim xúc tác quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. B. Lactôzơ cung cấp năng lượng cho hoạt động của opêron Lac. C. Lactôzơ đóng vai trò là chất kết dính enzim ARN – polimeraza vào vùng khởi động. D. Lactôzơ đóng vai trò như chất cảm ứng làm protein bị bất hoạt, không gắn vào được vùng vận hành. Đáp án. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A D B C D B C D Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  9. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 4: Đột biến gen 9 Câu 1: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Câu 2: Khi nói về đột biến gen, trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng về đột biến gen? (1). Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. (2). Trong tự nhiên, tần số đột biến trên mỗi gen trong một thế hệ khoảng ( 10-6 10-4 ). (3). Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. (4). Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. (5). Đột biến điểm là một dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 vài cặp nuclêôtit trong gen. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 3: Khi nói về đột biến gen, trong những nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định không đúng về đột biến gen? (1). Đột biến điểm là một dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen. (2). Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong protein. (3). Đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotit làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit. (4). Nguyên nhân gây ra đột biến gen là do tác động lí, hóa hay sinh học ở ngoại cảnh, hoặc rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào. (5). Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. (6). Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh vật. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Đột biến gen A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  10. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) D. phát sinh trong giảm phân sẽđược nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. 10 Câu 5: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thếđược mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 6: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. B. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá. D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit. Câu 7: Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên và truyền lại thế hệ sau. B. Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường vô hại do tính thoái hóa của mã di truyền. C. Đột biến điểm là một dạng của đột biến gen, liên quan đến 1 vài cặp nuclêôtit trong gen. D. Đa số các dạng đột biến gen là dạng thay thế cặp nuclêôtit. Câu 8: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. C. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Câu 9: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau: 5’UUU3’ 5’XUU3’ Côđon 5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’ 5’UXU3’ hoặc hoặc Axit Lizin Prôli Glixi 5’UUX3’Phêninalani 5’XUX3’Lơxi Xêri amin (Lys n n n (Phe) n n Một đoạntương gen sau khi) bị đột biến điểm(Pro) đã mang(Gly) thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit(Leu) có trình tự axit(Ser) amin:ứng Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là A. 3’ XXX GAG TTT AAA 5’. B. 3’ GAG XXX TTT AAA 5’. C. 5’ GAG XXX GGG AAA 3’. D. 5’ GAG TTT XXX AAA 3’. Câu 10. Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  11. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Gen ban đầu: Alen đột biến 1: 11 Mạch gốc: 3' TAX TTX AAA XXG 5' Mạch gốc: 3' TAX TTX AAA XXA 5' Alen đột biến 2: Alen đột biến 3: Mạch gốc: 3' TAX ATX AAA XXG 5' Mạch gốc: 3' TAX TTX AAA TXG 5' Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’: Phe; 5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào sau đây sai? A. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa. B. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến. C. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã. D. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. Đáp án. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B C A C B D C A B B Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  12. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 5:Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể 12 Câu 1: Khi nói về cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, trong những đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào đúng? (1). Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN. (2). Mỗi tế bào thường chứa 1 phân tử ADN mạch kép, dạng vòng. (3). Từng phân tử ADN liên kết với các loại protein khác nhau (chủ yếu là histôn) tạo nên NST. 3 (4). Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 vòng xoắn ADN(khoảng 146 4 cặp nuclêôtit) (5). Các nuclêôxôm liên kết với nhau tạo thành sợi cơ bản đường kính khoảng 10nm. (6). Sợi chất nhiễm sắc đường kính khoảng 30nm, sợi siêu xoắn đường kính khoảng 200nm, crômatit đường kính khoảng 700nm. A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (4). C. ( 2), (4), (6). D. (2), (3), (5). Câu 2: Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, trong những đặc điểm sau đây, những đặc điểm nào không đúng? (1). Mỗi NST chứa nhiều phân tử ADN. (2). Mỗi tế bào thường chứa nhiều NST. NST là cấu trúc mang gen của tế bào, quan sát thấy chúng dưới kính hiển vi. (3). Từng phân tử ADN liên kết với các loại protein khác nhau (chủ yếu là histôn) tạo nên NST. 3 (4). Mỗi nuclêôxôm gồm 6 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 vòng xoắn ADN(khoảng 146 4 cặp nuclêôtit) (5). Các nuclêôxôm liên kết với nhau tạo thành sợi cơ bản đường kính 11nm. (6). Sợi chất nhiễm sắc đường kính 30nm, sợi siêu xoắn đường kính 300nm, crômatit đường kính 500nm. (7). Mỗi NST điển hình gồm có tâm động, vùng đầu mút, trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. A. (2), (3), (5). B. (2), (3), (7). C. ( 1), (4), (6). D. (3), (5), (7). Câu 3: Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực, trong những đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm nào đúng? (1). Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN. (2). Mỗi tế bào thường chứa 1 NST. NST là cấu trúc mang gen của tế bào, quan sát thấy chúng dưới kính hiển vi. (3). Các loài khác nhau có thể có số lượng, hình thái, cấu trúc NST khác nhau. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  13. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (4). NST được chia thành NST thường và NST giới tính. 13 (5). Các nuclêôxôm liên kết với nhau tạo thành sợi cơ bản đường kính 11nm. (6). Sợi chất nhiễm sắc đường kính 30nm, sợi siêu xoắn đường kính 300nm, crômatit đường kính 700nm. (7). Mỗi NST điển hình gồm có tâm động, vùng đầu mút, trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 4: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. B. Đột biến cấu trúc NST gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. C. Các tác nhân có thể gây nên đột biến cấu trúc NST gồm tia phóng xạ, hóa chất độc hại, virut D. Đột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại số lượng NST trong tế bào. Câu 5: Khi nói về đột biến mất đoạn NST, trong những phát biểu nào sau đây có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1). Mất đoạn NST làm mất cân bằng gen, thường gây chết đối với thể đột biến. (2). Ở người, mất một phần vai ngắn NST số 5 gây nên hội chứng mèo kêu. (3). Con người có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng. (4). Ở người, mất đoạn NST số 21 gây nên hội chứng mèo kêu. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, trong những phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1). Lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên NST, có thể có hại cho thể đột biến. (2). Ở đại mạch có đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza. (3). Lặp đoạn NST tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa. (4). Lặp đoạn NST không làm mất cân bằng gen trong hệ gen. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Khi nói về đột biến đảo đoạn NST, trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? ( 1). Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. (2). Đột biến đảo đoạn NST có thể làm cho 1gen đang hoạt động sẽ tăng hoặc giảm hay không hoạt động. (3). Một số đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  14. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (4). Đột biến đảo đoạn NST tạo nên loài mới. 14 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. (2). Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết. (3). Các thể đột biến chuyển đoạn thường tăng khả năng sinh sản. (4). Ở người, chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9, NST số 22 ngắn hơn bình thường gây nên bệnh ung thư máu ác tính. (5). Con người có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc NST được sử dụng để loại khỏi loài những tính trạng không mong muốn là A. mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 10: Dạng đột biến cấu trúc NST được sử dụng để tạo các dòng côn trùng đột biến làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền là A. mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 B C D D A A C D A D Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  15. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể 15 Câu 1: Khi nói về đột biến lệch bội, trong những phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu nào đúng? (1). Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng. (2). Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST tương đồng. (3). Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li. (4). Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng không phân li. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Khi nói về đột biến lệch bội, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu nào là không đúng? (1). Đột biến lệch là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng. (2). Các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài. (3). Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp NST tương đồng không phân li. (4). Trong thực tiễn chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí gen trên NST. (5). Đột biến lệch bội xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm. A. (1), (2). B. (3). C. (2), (5). D. (1), (4). Câu 3: Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này A. mắc hội chứng Claiphentơ. B. mắc hội chứng Đao. C. mắc hội chứng Tớcnơ. D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. Câu 4: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  16. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 5: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ 16 A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng tế bào mang đột biến. B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến. D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến. Câu 6: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 NST Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là: A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. B. AaBbDddEe và AaBbDEe. C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbdEe. Câu 7: Một loài loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I VI có số lượng NST ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh 48 84 72 36 68 108 dưỡng Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn, đa bội lẻ là? A. I, III, IV, VI. B. I, III, V, VI. C. II, III, IV, VI. D. II, IV, VI. Câu 8: Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể ba. B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội. C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật. D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính. Câu 9: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 10. Quá trình giảm phân bình thường của một cây lưỡng bội (cây B), xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên cặp nhiễm sắc thể số 2 đã tạo ra tối đa 128 loại giao tử. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào (tế bào M) của một cây (cây A) cùng loài với cây B, người ta phát hiện trong tế bào M có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào M Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  17. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng? (1) Cây B có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. 17 (2) Tế bào M có thể đang ở kì sau của quá trình giảm phân II. (3) Khi quá trình phân bào của tế bào M kết thúc, tạo ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lệch bội (2n + 1). (4) Cây A có thể là thể ba. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 11: Khi nói về đột biến đa bội, trong những phát biểu sau, những phát biểu ở vị trí thứ mấy là đúng? (1). Đột biến đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n. (2). Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào. (3). Thể tự tam bội có thể được tạo nên do sự kết hợp các giao tử lưỡng bội 2n. (4). Thể dị đa bội có thể được hình thành bằng con đường lai khác loài kèm theo đa bội hóa. (5). Các thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. (6). Hiện tượng đa bội khá phổ biến ở động vật, hiếm gặp ở thực vật. A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6). Câu 12: Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật? A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu Câu Câu 10 11 12 B B B B A C A C D A A C Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  18. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời 18 Câu1: Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu là 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu đực là XO. Người ta lấy tinh hoàn của châu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, kết luận nào sai? A. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm sắc thể. B. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép. C. Các tế bào ở trên tiêu bản luôn có số lượng và hình thái bộ nhiễm sắc thể giống nhau. D. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá trình phân bào. Câu 2: Hình dưới đây là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này A. mắc hội chứng Claiphentơ. B. mắc hội chứng Đao. C. mắc hội chứng Tớcnơ. D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  19. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 3: Hình dưới đây là ảnh chụp 19 bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này A. mắc hội chứng Claiphentơ. B. mắc hội chứng Đao. C. mắc hội chứng Tớcnơ. D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm Đáp án: 1C, 2C, 3A. D9ap1 Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  20. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li 20 Câu 1: Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen gồm các bước theo trình tự là (1). Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời F1, F2 và F3. (2). Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. (3). Tạo dòng thuần chủng về các tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. (4). Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (1), (4), (2). C. (1), (2), (4), (3). D. (2), (1), (3), (4). Câu 2: Trong một thí nghiệm của Menđen: P: Cây hoa đỏ(thuần chủng) x Cây hoa trắng(thuần chủng) F1: 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn. F2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng. Khi cho F2 tự thụ phấn, kết quả nào sau đây là đúng? A. Tất cả các cây F2 hoa trắng tự thụ phấn đều cho F3 toàn cây hoa trắng. 2 B. số cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn cho ra đời con toàn cây hoa đỏ. 3 1 C. số cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn cho ra đời con có cả cây hoa đỏ lẫn cây hoa trắng theo tỉ lệ xấp xỉ 3 (3:1). D. Tất cả các cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn đều cho F3 toàn cây hoa đỏ. Câu 3: Trong các phát biểu sau đây những phát biểu ở vị trí thứ mấy là đúng thuộc về quy luật phân li của Menđen theo thuật ngữ của Menđen? (1). Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định. (2). Mỗi tính trạng do nhiều cặp alen quy định. (3). Bố, mẹ truyền cho con qua giao tử 1 trong 2 alen của cặp alen. (4). Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. (5). Bố (mẹ) chỉ truyền cho con qua giao tử 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền. A. (1), (2), (3). B. (4), (5). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 4: Trong các phát biểu sau đây những phát biểu ở vị trí thứ mấy là đúng thuộc về quy luật phân li của Menđen theo thuật ngữ của di truyền học hiện đại? (1). Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định. (2). Mỗi tính trạng do nhiều cặp alen quy định. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  21. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (3). Bố, (mẹ) truyền cho con qua giao tử 1 trong 2 alen của cặp alen. 21 (4). Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. (5). Bố (mẹ) chỉ truyền cho con qua giao tử 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền. A. (1), (2), (3). B. (4), (5). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 5: Phép lai phân tích là A. Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp. B. Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng lặn với cơ thể mang tính trạng lặn. C. Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng trội nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp. D. Phép lai giữa cơ thể đồng hợp với cơ thể mang tính trạng lặn nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội đem lai là đồng hợp hay dị hợp. Câu 6: Biết rằng tính trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen ở đời con phân li theo tỉ lệ (1: 1)? A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa. Câu 7: Ở một loài thú, màu lông được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 4 alen: alen Cb quy định lông đen, alen C y quy định lông vàng, alen Cg quy định lông xám và alen Cw quy định lông trắng. Trong đó alen Cb trội hoàn toàn so với các alen Cy, Cg và Cw; alen Cy trội hoàn toàn so với alen Cg và Cw; alen Cg trội hoàn toàn so với alen Cw. Tiến hành các phép lai để tạo ra đời con. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? (1) Phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình. (2) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau luôn tạo ra đời con có nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình hơn phép lai giữa hai cá thể có cùng kiểu hình. (3) Phép lai giữa cá thể lông đen với cá thể lông vàng hoặc phép lai giữa cá thể lông vàng với cá thể lông xám có thể tạo ra đời con có tối đa 4 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình. (4) Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) giữa hai cá thể lông đen cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. (5) Phép lai giữa hai cá thể có kiểu hình khác nhau cho đời con có ít nhất 2 loại kiểu gen. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 B A B A A C A Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  22. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập 22 Câu 1: Trong những phát biểu sau, phát biểu ở vị trí thứ mấy thuộc về nội dung của quy luật phân li độc lập? (1). Bố (mẹ) chỉ truyền cho con qua giao tử 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền. (2). Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen trong giảm phân tạo giao tử. (3). Sự trao đổi đoạn giữa các cromatit khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng trong kì đầu của giảm phân I. (4). Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen tương ứng trên đó. A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 2: Cho các nội dung: (1). 2n; (2). 3n; (3). (3:1)n; (4). (1: 2: 1)n. Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số loại kiểu hình và số loại kiểu gen trong quần thể thuộc về nội dung ở những vị trí thứ mấy? A. (1), (2). B. (4), (5). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 3: Trong các nội dung sau, nội dung thứ mấy thuộc về ý nghĩa của quy luật phân li, ý nghĩa của quy luật phân li độc lập? (1). Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao. (2). Không dùng con lai F1 làm giống vì thế hệ sau sẽ phân li do F1 có kiểu gen dị hợp. (3). Nếu biết được các gen nào đó là phân li độc lập có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. (4). Tạo ra lượng lớn biến dị tổ hợp gen khác nhau, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. A. (1), (2), (3), (4). B. (4), (3), (2), (1). C. (2), (3), (4), (1). D. (3), (4), (1), (2). Câu 4: Biết các gen phân li độc lập, hiện tượng trội là trội hoàn toàn. Phép lai ♂AaBbDdEe × ♀aaBbDdEE cho đời con có kiểu gen aaBbDdEE chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 1 1 1 1 A. . A. . C. . D. . 16 4 8 6 Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  23. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 5: Biết các gen phân li độc lập, hiện tượng trội là trội hoàn toàn. Cho các phép lai: 23 (1). ♂Aa × ♀Aa. (2). ♂Bb × ♀BB. (3). ♂Dd × ♀dd. (4). ♂AaBb × ♀aabb. (5). ♂AaBb × ♀Aabb. (6). ♂AaBb × ♀aaBb. Trong các phép lai trên, phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình đời con là ( 1; 1)? A. (3). B. (1), (2). C. (4), (5), (6). D. ( 2), ( 3). Câu 6: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét? A. AABb. B. AaBB. C. AAbb. D. AaBb. Câu 7: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen? A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB. Câu 8: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. AaBb × aabb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × aabb. D. Aabb × Aabb. Câu 9. Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1? A. Aabb × aaBb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × AABb. D. AaBB × AaBb. Câu 10: Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb. B. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên. C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB. D. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống với cây mẹ. Câu 11: Ở một loài thực vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có hai alen. Cho hai cây (P) thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, ở F2 có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình? A. 8. B. 6. C. 4. D. 9. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 B A A A A C B C A C B Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  24. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen 24 Câu 1: Khi nói về tương tác gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. B. Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu gen. C. Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các tính trạng trong quá trình hình thành một kiểu hình. D. Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các tính trạng trong quá trình hình thành một kiểu gen. Câu 2: Trong các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây, mối quan hệ nào là chính xác hơn? A. Một gen quy định một tính trạng. B. Một gen quy định một enzim/protein. C. Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit. D. Một gen quy định một chuỗi tính trạng. Câu 3: Gen đa hiệu là gen A. tạo ra nhiều loại ARN. B. điều khiển sự hoạt động của các gen khác. B. mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau. D. tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao. Câu 4: Ở một loài thực vật, màu hoa được quy định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập; Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1? A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 5: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định màu hoa. Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi có toàn alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này? (1) Cho cây T tự thụ phấn. (2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen. (3) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen. (4) Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng. (5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử. (6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng. A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Đáp án: Câu : A Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: D Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  25. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen 25 Câu 1: Khi nói về liên kết gen, trong những phát biểu sau, những phát biểu ở vị trí thứ mấy là đúng? (1). Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau gọi là liên kết gen. (2). Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội(n). (3). Các gen trên cùng một NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (1), (2), (3). Câu 2: Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết? A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 3: Biết các gen liên kết hoàn toàn và hiện tượng trội là trội hoàn toàn. Trong các phép lai sau, phép lai thứ mấy cho tỉ lệ đời con phân li ( 1: 1). AB Ab aB Ab AB ab Ab Ab 1. ♂ × ♀ . 2. ♂ × ♀ . 3. ♂ × ♀ . 4. ♂ × ♀ . ab ab ab ab ab ab ab ab A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 4: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất? AB AB AB AB AB Ab Ab Ab A. Dd × Dd. B. DD × dd. C. Dd × dd. D. Dd × dd. ab ab ab ab ab ab ab ab Câu 5: Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ 4%. Cho biết hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không xảy ra đột biến. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên? A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%. C. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 10%. D. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 30%. Câu 6. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả bầu dục. Các cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây H thuộc loài này lần lượt giao phấn với 2 cây cùng loài, thu được kết quả sau: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  26. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) - Với cây thứ nhất, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 150 cây thân cao, quả bầu dục; 30 cây thân thấp, quả tròn. 26 - Với cây thứ hai, thu được đời con gồm: 210 cây thân cao, quả tròn; 90 cây thân thấp, quả bầu dục; 30 cây thân cao, quả bầu dục; 150 cây thân thấp, quả tròn. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, kiểu gen của cây H là Ab Ab AB aB A. B. C. D. ab aB ab ab Câu 7: Ở ruồi giấm: A Thân xám trội hoàn toàn so với a thân đen. B cánh dài trội hoàn toàn so với b cánh ngắn. 2 cặp alen Aa và Bb di truyền liên kết với tần số hoán vị là 20%. AB ab Phép lai P. ♀ × ♂ . Cho đời con kiểu hình thân xám cánh ngắn chiếm tỉ lệ là ab ab A. 10%. B. 20%. C. 5%. D. 15%. Câu 8: Trong các nội dung sau, nội dung thứ mấy là cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen? (1). Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen tương ứng trên NST đó. (2). Sự trao đổi đoạn giữa các cromatit khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng trong kì đầu của giảm phân I. (3). Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen tương ứng trên đó. (4). Các gen trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp theo sự phân li và tổ hợp của các NST đó. A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 9: Trong các nội dung sau, nội dung thứ mấy thuộc về ý nghĩa của liên kết gen, ý nghĩa của hoán vị gen? (1). Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao. (2). Tạo ra lượng lớn biến dị tổ hợp gen khác nhau, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. (3). Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự duy truyền bền vững từng nhóm tính trạng. Trong chọn giống có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau. (4). Làm tăng số biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau rất có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  27. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) A. (1), (2). B. (3), (4). C. (2), (3). D. (1), (4). 27 Câu 10. Trong các nội dung sau, nội dung thứ mấy là cơ sở tế bào học của hoán vị gen? 1. Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen tương ứng trên NST đó. 2. Sự trao đổi đoạn giữa các cromatit khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng trong kì đầu của giảm phân I. 3. Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen tương ứng trên đó. 4. Các gen trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp theo sự phân li và tổ hợp của các NST đó. A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 D C B A A C A B B B Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  28. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân 28 Câu 1: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. B. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. C. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Câu 2: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp alen. B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không mang gen. D. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại thành từng cặp. Câu 3: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận A. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y B. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính. C. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X. D. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ. Câu 4.Trong các loài sinh vật sau đây, có bao nhiêu loài có kiểu NST giới tính con đực là XX và con cái là XY? (1). Gà ta. (2). Chim sẻ. (3). Tằm. (4). Chuột. (5). Bò. (6). Dê. (7). Thỏ. A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 5: Trong các nội dung sau, nội dung thứ mấy là cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính? (1). Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen tương ứng trên NST đó. (2). Sự trao đổi đoạn giữa các cromatit khác nguồn gốc của cặp NST kép tương đồng trong kì đầu của giảm phân I. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  29. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (3). Sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các alen tương ứng trên đó. 29 (4). Các gen trên cùng 1 NST phân li và tổ hợp theo sự phân li và tổ hợp của các NST đó. A. (3). B. (4). C. (2). D. (1). Câu 6: Phép lai P: XAXa × XaY cho đời con có kiểu gen XaY chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 75%. B. 12,5%. C. 50%. D. 25%. Câu 7: Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau đây sai? A. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình. B. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái. C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố. D. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới. Câu 8. Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ nhìn màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai? A. Bố. B. Mẹ. C. Bà nội. D. Ông nội. Câu 9. Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ? A. X aX a × XAY. B. X AX A × XaY. C. X AX a × XaY. D. X AX a × XAY. Câu 10. Ở một quần thể sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể này 5 loại kiểu gen thuộc về gen trên. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể này cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1? A. AA × Aa. B. Aa × aa. C. X AX A × XaY. D. X AX a × XAY. Câu 11: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Có hai anh em đồng sinh cùng trứng, người anh (1) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục có vợ (2) bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (3) không bị bệnh này. Người em (4) có vợ (5) không bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục sinh con đầu lòng (6) bị bệnh này. Cho biết không phát sinh đột biến mới, kiểu gen của những người từ (1) đến (6) lần lượt là: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  30. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) A. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXA, XaY. B. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaY. 30 C. XAY, XaXa, XAY, XAY, XAXa, XaY. D. XAY, XaXa, XAXa, XAY, XAXa, XaXa. Câu 12. Lai thuận: P. ♀Cây lá đốm × ♂Cây lá xanh F1 toàn cây lá đốm. Lai nghịch: P. ♀Cây lá xanh × ♂Cây lá đốm F1 toàn cây lá xanh. Lấy cây lá đốm F1 thụ phấn cho cây lá đốm F1 thì thu được kết quả ở đời con như thế nào? A. Toàn cây lá đốm. B. Toàn cây lá xanh. C. 50% cây lá đốm; 50% cây lá xanh. D. 75% cây lá đốm; 25% cây lá xanh. Câu 13. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ. C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể. Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào? A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau Câu 15: Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là A. dựa vào những tính trạng quy định giới tính để sớm phân biệt đực, cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất. B. có thể đưa vào NST giới tính những gen quy định tính trạng tốt, từ đó có thể giúp nâng cao chất lượng và hiệu tiêu sản xuất. C. dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất. D. có thể loại bỏ khỏi NST giới tính những gen quy định tính trạng xấu từ đó có thể giúp nâng cao chất lượng và hiệu tiêu sản xuất. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 Câu11 Câu12 Câu13 Câu14C A A A A A D C B B C B A A Câu 15C Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  31. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen 31 Câu 1: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis), alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: - Thí nghiệm 1: Đem cây có kiểu gen AA trồng ở môi trường có nhiệt độ 20 oC thì ra hoa đỏ, khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35 oC thì ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoa đỏ. - Thí nghiệm 2: Đem cây có kiểu gen aa trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC hay 35oC đều ra hoa trắng. Trong các kết luận sau được rút ra khi phân tích kết quả của các thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận đúng? (1) Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen AA. (2) Cây có kiểu gen AA khi trồng ở môi trường có nhiệt độ 35 oC ra hoa trắng. Thế hệ sau của cây hoa trắng này đem trồng ở môi trường có nhiệt độ 20oC thì lại ra hoa đỏ, điều này chứng tỏ bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn. (3) Nhiệt độ môi trường là 20oC hay 35oC không làm thay đổi sự biểu hiện của kiểu gen aa. (4) Nhiệt độ cao làm cho alen quy định hoa đỏ bị đột biến thành alen quy định hoa trắng, nhiệt độ thấp làm cho alen quy định hoa trắng bị đột biến thành alen quy định hoa đỏ. (5) Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. (6) Hiện tượng thay đổi màu hoa của cây có kiểu gen AA trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến). A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 2: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là A. mức phản ứng của kiểu gen. B. mức phản ứng của kiểu hình. C. mức phản ứng của tính trạng. D. mức phản ứng của đột biến. Câu 3: Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, cần tạo ra được các cá thể A. động vật có cùng một kiểu gen. B. động vật có cùng một kiểu hình. C. động vật có cùng một tính trạng. D. động vật có cùng một kiểu đột biến. Câu 4: Khi nói về sự mềm dẻo kiểu hình(thường biến), trong những phát biểu sau đây, những phát biểu ở vị trí thứ mấy là đúng? (1). Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến. (2). Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường. (3). Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu gen trước các điều kiện môi trường khác nhau gọi là thường biến. (4). Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định. A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 1 D Câu 2 A Câu 3 A Câu 4 B Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  32. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể 32 Câu 1. Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tồng số alen của các loại alen A. khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. giống nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. trội của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. lặn của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 2. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể A. của các quần thể. B. có trong quần thể. C. có trong quần xã. D. của những cơ thể. Câu 3. Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn thay đổi qua các thế hệ theo hướng tăng dần tần số kiểu gen A. dị hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen đồng hợp tử. B. đồng hợp tử và tần số kiểu gen dị hợp tử. C. đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. D. đồng hợp tử và tần số kiểu gen dị hợp tử. Câu 4. Các quần thể cùng loài thường khác biệt nhau về A. hình thái. B. khu phân bố. C. nước uống. D. vốn gen. Câu 5. Một trong những trở ngại mà các nhà chọn giống thường gặp trong việc duy trì các dòng thuần chủng là các thể đồng hợp tử lặn A. có sức sống và sinh sản rất tốt. B. có thể có sức sống và sinh sản kém, hoặc chết. C. có sức sống và sinh sản kém, hoặc chết. D. có sức sinh sản cao nhưng chết. Câu 6. Trong một quần thể đậu Hà Lan có 1000 cây với 400 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 200 cây có kiểu gen aa. Tần số alen A trong quần thể cây này là A. 0,6. B. 0,4. C. 0,7. D. 0,5. Câu 7. Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là A. 0,30. B. 0,40. C. 0,25. D. 0,20. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  33. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 8. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Bb là 0,60. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là 33 A. 0,075. B. 0,55. C. 0,65. D. 0,45. Câu 9. Một quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền 0,2AA: 0,6Aa: 0,2aa. Qua 2 thế hệ tự thụ phấn, cấu trúc di truyền của quần thể này là A. 0,25Aa: 0,325AA: 0,425aa. B. 0,15Aa: 0,425AA: 0,425aa. C. 0,15Aa: 0,45AA: 0,4aa. D. 0,5Aa: 0,225AA: 0,275aa. Câu 10. Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%? A. Thế hệ F3. B. Thế hệ F2. C. Thế hệ F4. D. Thế hệ F5. Câu 11. Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,2AA: 0,6Aa: 0,2aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình lặn chiếm tỉ lệ 46,25%? A. Thế hệ F3. B. Thế hệ F2. C. Thế hệ F4. D. Thế hệ F5. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 Câu11 A B C D B A C A B A A Câu 12: Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối là A. đa hình về mặt di truyền. B. đa hình về kiểu gen đồng hợp tử lặn. C. đa hình về kiểu gen đồng hợp tử trội. D. đa hình về kiểu gen dị hợp tử. Câu 2: Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? (1) 0,5AA : 0,5aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. (4) 0,75AA : 0,25aa. (5) 100% AA. (6) 100% Aa. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  34. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 3: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? 34 A. 0,6AA : 0,4aa. B. 100%Aa. C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa. Câu 4: Những quần thể ngẫu phối nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? (1). 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1. (2). 100% Aa. (3). 100%BB. (4). 0,36DD + 0,16Dd + 0,48dd = 1. (5). 100% bb. A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (4). C. (2), (4), (5). D. (2), (3), (5). Câu 5: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có hai alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%. Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, kiểu hình thân thấp ở thế hệ con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P) là: A. 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa C. 0,30AA : 0,45Aa : 0,25aa D. 0,10AA : 0,65Aa : 0,25aa Câu 6: Khi nói về các điều kiện để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Quần thể phải có kích thước lớn. (2). Trong quần thể phải có sự tự phối. (3). Không có chọn lọc tự nhiên. (4). Không xảy ra đột biến. (5). Không có sự di – nhập gen. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Trong những nội dung sau, nội dung thứ mấy là chung cho cả quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối? (1). Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định. (2). Tần số tương đối một alen của 1 gen là tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng tổng số alen của gen đó có trong quần thể ở một thời điểm nhất định. (3). Có sự phân hóa thành các dòng thuần chủng khác nhau. (4). Thành phần các kiểu gen của quần thể duy trì ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2), (4). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  35. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 8: Ở Ngô, alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Quần thể Ngô đang ở trạng thái cân bằng di truyền và ngô thân cao chiếm tỉ lệ 36%. Tần số tương đối alen B 35 và alen b trong quần thể ngô này lần lượt là: A. 0,8 và 0,2. B. 0,2 và 0,8. C. 0,6 và 0,4. D. 0,4 và 0,6. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A A C A A C A B Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  36. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 36 Câu 1: Nguồn biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống gồm A. biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp. B. biến dị tổ hợp, thường biến và ADN tái tổ hợp. B. biến dị tổ hợp, đột biến và thường biến. D. thường biến, đột biến và ADN tái tổ hợp. Câu 2: Cho các nội dung: (1). Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau. (2). Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần những tổ hợp gen mong muốn để tạo ra các giống thuần chủng. (3). Lai giống và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Trình tự đúng về quy trình tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (2). C. (2), (3), (1). D. (2), (1), (3). Câu 3: Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là: A. 8. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 4: Một cơ thể có kiểu gen Aabb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là: A. 8. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 5: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là: A. 8. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 6: Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ được gọi là A. ưu thế lai. B. lai hữu tính. C. lai khác loài. D. lai cùng loài. Câu 7: Theo giả thuyết siêu trội, cá thể nào sau đây có ưu thế lai cao nhất? A. AABBDDEE. B. AaBbDdEe. C. aabbddee. D. AaBBDDEe. Câu 8: Trong phương pháp tạo ưu thế lai, những nhận định nào sau đây là đúng? (1). Con lai khác dòng luôn có ưu thế lai cao. (2). Trong lai thuận nghịch, có thể cả phép lai thuận và lai nghịch đều tạo con lai có ưu thế lai. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  37. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (3). Ưu thế lai thường cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. 37 (4). Để tạo con lai có 4 nguồn gen khác nhau mang ưu thế lai người ta thường thực hiện lai khác dòng kép. A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4). Câu 9: Tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả đối với A. vật nuôi và cây trồng. B. vật nuôi và vi sinh vật. C. cây trồng và vi sinh vật. D. hạt phấn và bào tử. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8: B A B B D A A B Câu 9:A Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  38. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào 38 Câu 1: Cho các nội dung trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến: (1) Tạo dòng thuần chủng. (2). Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. (3). Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. Trình tự đúng của quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (2). C. (2), (3), (1). D. (2), (1), (3). Câu 2: Trong số các loài cây dưới đây, những loài cây ở vị trí thứ mấy có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao? (1). Cây lúa. (2). Củ cải đường. (3). Bưởi. (4). Dâu tằm. (5). Đậu xanh. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (2), (4), (5). D. (3), (4), (5). Câu 3: Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào, để nhân giống nhanh các giống cây quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen người ta sử dụng phương pháp A. lai tế bào sinh dưỡng khác loài. B. nuôi cấy tế bào mô thực vật. C. nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. lai hữu tính. Câu 4: Trong tạo giống thực vật, để tạo ra giống cây trồng mang nguồn gen của cả 2 loài khác xa nhau, người ta sử dụng phương pháp A. lai tế bào sinh dưỡng khác loài. B. nuôi cấy tế bào mô thực vật. C. nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. lai hữu tính. Câu 5: Trong tạo giống thực vật, để tạo ra giống cây trồng đơn bội (n), người ta sử dụng phương pháp A. lai tế bào sinh dưỡng khác loài. B. nuôi cấy tế bào mô thực vật. C. nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. lai hữu tính. Câu 6: Trong tạo giống thực vật, để tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp A. lai tế bào sinh dưỡng khác loài. B. nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. C. nuôi cấy tế bào mô thực vật. D. nuôi cấy 1 tế bào trong ống nghiệm, sau đó xử lí hóa chất cônsixin. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  39. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 7: Dâu tằm tam bội(3n) có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm được tạo thành do lai giữa 39 A. dâu tằm tứ bội(4n) với dâu tằm lưỡng bội(2n). B. dâu tằm lục bội(6n) với dâu tằm lưỡng bội(2n). C. dâu tằm lưỡng bội(2n) với dâu tằm lưỡng bội(2n). D. dâu tằm ngũ bội(5n) với dâu tằm đơn bội(n). Câu 8: Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AABb. B. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được toàn cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên. C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB. D. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống với cây mẹ. Câu 9: Trong tạo giống động vật, để tạo ra nhiều động vật có cùng kiểu gen trong thời gian ngắn, người ta sử dụng phương pháp: A. Cấy truyền phôi. B. Nhân bản vô tính. C. Lai tế bào sinh dưỡng khác loài. D. Lai xa. 10. Trong nhân bản vô tính ở động vật, động vật con sinh ra mang đặc điểm di truyền chủ yếu là của A. Động vật cho nhân tế bào. B. Động vật cho trứng. C. Động vật mang thai. D. Động vật cho bú sữa. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu10 C B B A C D A D A A Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  40. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen 40 Câu 1: Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác gọi là A. kĩ thuật lai tế bào. B. kĩ thuật chuyển gen. C. kĩ thuật cấy truyền phôi. D. kĩ thuật nhân bản vô tính. Câu 2: Trong bước tạo ADN tái tổ hợp, những enzim nào sau đây được sử dụng? A. Restrictaza và ligaza. B. Restrictaza và amilaza. C. Amilaza và ligaza. D. Mantaza và lipaza. Câu 3: Trong bước đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận, tác nhân được sử dụng làm dãn màng tế bào là A. CaCl2 hoặc xung điện. B. CaCl2 hoặc xung điện cao thế. C. NaCl hoặc xung điện. D. MgCl2 hoặc xung điện cao áp. Câu 4: Trong bước phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tồ hợp, các nhà khoa học thường dựa vào A. sản phẩm của gen đánh dấu trên thể truyền. B. sản phẩm của gen cần chuyển. C. sản phẩm của thể truyền. D. sản phẩm của ADN tái tổ hợp. Câu 5: Trong tạo sinh vật biến đổi gen, con người không sử dụng phương pháp: A. Đưa thêm 1 gen lạ khác loài hệ gen. B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. C. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. D. Đưa thêm 1 tế bào khác loài vào cơ thể. Câu 6: Trong các sinh vật sau đây, những sinh vật nào được coi là động vật biến đổi gen? (1). Cừu mang gen tổng hợp huyết tương người trong sữa. (2). Bông mang gen kháng sâu của vi khuẩn. (3). Chuột nhắt mang gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống. (4). Giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β – carôten trong hạt. (5). Dê mang gen tổng hợp prôtêin tơ nhện trong sữa. A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (2), (4), (5). D. (3), (4), (5). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  41. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 7: Trong các sinh vật sau đây, những sinh vật nào được coi là thực vật biến đổi gen? 41 (1). Cừu mang gen tổng hợp huyết tương người trong sữa. (2). Bông mang gen kháng sâu của vi khuẩn. (3). Chuột nhắt mang gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống. (4). Giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β – carôten trong hạt. (5). Dê mang gen tổng hợp prôtêin tơ nhện trong sữa. A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (2), (4). D. (4), (5). Câu 8: Trong những thành tựu tạo giống biến đổi gen, những thành tựu ở vị trí thứ mấy là thành tựu tạo dòng vi sinh vật biến đổi gen? (1). Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người. (2). Tạo giống lúa chuyển gen β – carôten. (3). Cà chua chuyển gen. (4). Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất somatostatin. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (1), (4). Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B A A A D B C D Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  42. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 21: Di truyền y học 42 Câu 1: Bệnh phêninkêtô niệu là loại bệnh do A. đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin. B. đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin tirôzin thành phêninalanin. C. đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa alanin thành tirôzin. D. đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin nalanin thành tirôsin. Câu 2: Trong các loại bệnh sau đây ở người, những bệnh nào là bệnh di truyền phân tử? (1). Bệnh máu khó đông. (2). Bệnh bạch tạng. (3). Bệnh mù màu đỏ - lục. (4). Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm. (5). Bệnh sốt xuất huyết. (6). Bệnh viêm xoang. A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (5). C. (3), (4), (5), (6). D. (1), (3), (5), (6). Câu 3: Khi nói về hội chứng Đao, những nhận định nào sau đây là đúng? (1). Người bệnh có 3NST số 21, khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu. (2). Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn. (3). Hợp tử bệnh Đao thường là sự hòa hợp của trứng mang 2 NST số 21 với tinh trùng bình thường. (4). Hợp tử bệnh Đao thường là sự hòa hợp của trứng bình thường với tinh trùng mang 2 NST số 21. A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 4: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người. I II III IV Nữ bị bệnh Nam bị bệnh Nữ bình thường Nam bình thường Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ: A. Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định. B. Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  43. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định. 43 D. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định Câu 5. Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định: Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu suy luận sau đây đúng? (1) Bệnh do alen trội nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. (2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 10 người trong phả hệ. (3) Xác suất sinh con không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1/2. (4) Có ít nhất 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử. (5) Những người không bị bệnh ở thế hệ I và III đều có kiểu gen giống nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Cho sơ đổ phả hệ sau: ◘ Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  44. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở ngừơi do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cá các cá thể trong phả hệ. Trong những người thuộc phả hệ 44 trên, những người chưa thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa có đủ thông tin là: A. 8 và 13. B. 1 và 4. C. 17 và 20. D. 7 và 8. Câu 7: Cho sơ đồ phả hệ sau Quy ước : : nam bình thường : nam bị bệnh : nữ bình thường : nữ bị bệnh Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là 1 1 1 1 A. B. C. D. 3 8 6 4 Câu 8: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người. I II III IV Nữ bị bệnh Nam bị bệnh Nữ bình thường Nam bình thường Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ: A. Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định. B. Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui định. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  45. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định. 45 D. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định Câu 9: Xét sự di truyền một căn bệnh hiếm gặp ở người tại một gia đình theo phả hệ bên đây, hãy cho biết khả năng lớn nhất của quy luật di truyền chi phối căn bệnh là gì: A. Bệnh do gen trội nằm trên NST X quy định B. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST Y quy định D. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định Câu 10: Khi nói về bệnh ung thư, nhận định nào sau đây là đúng? (1). Ung thư lành tính không di căn. (2). Ung thư ác tính di căn. (3). Nguyên nhân và cơ chế phát sinh chủ yếu là các đột biến gen và đột biến NST. (4). Bệnh ung thư chưa có thuốc đặc trị. (5). Môi trường sống trong lành và ăn uống vệ sinh góp phần rất tích cực trong phòng tránh ung thư. A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2). (5). C. (3), (4). (5). D. (2), (3), (4), (5). Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A A A D C C C D B A Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  46. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học 46 Câu 1: Sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gen gây chết hoặc nửa gây chết, hay làm giảm sức sống được gọi là A. gánh nặng di truyền. B. bánh nặng di truyền. C. bệnh AIDS. D. bệnh ung thư. Câu 2: Biện pháp nào sau đây không được dùng để bảo vệ vốn gen của loài người? A. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến. B. Thực hiện tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh. C. Thực hiện liệu pháp gen. D. Tăng cường sử dụng các sinh vật biến đổi gen. Câu 3: Hai phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay đang sử dụng là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai, cả hai phương pháp này đều A. lấy tế bào phôi để phân tích NST, phân tích ADN và các chỉ tiêu hóa sinh. B. lấy tế bào mẹ để phân tích NST, phân tích ADN và các chỉ tiêu hóa sinh. C. lấy tế bào bạch cầu để phân tích NST, phân tích ADN và các chỉ tiêu hóa sinh. D. lấy tế bào hồng cầu mẹ để phân tích NST, phân tích ADN và các chỉ tiêu hóa sinh. Đáp án: Câu 1 Câu 2 Câu 3 A D A Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  47. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa 47 Câu 1: Cơ quan tương đồng là cơ quan A. được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. B. được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. C. thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc. D. được bắt nguồn từ một cơ quan ở nhiều loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Câu 2: Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa A. phân li. B. đồng quy. C. nhỏ dần. D. lớn dần. Câu 3: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 4: Cặp cơ quan nào sau đây được coi là cơ quan thoái hóa? A. Chân trước của mèo và vây cá voi. B. Ruột thừa và xương cùng ở người. C. Cánh chim và cánh ong. D. Cánh dơi và tay người. Câu 5: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, những nội dung nào dưới đây là bằng chứng sinh học phân tử? (1). Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại protein hay trình tự các nucleotit của cùng 1 gen của các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài. (2). Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. (3). Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng chung 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein, (4). Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (4). D. (2), (3). Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  48. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 6: Dựa vào bằng chứng sinh học phân tử, loài có quan hệ gần gũi với người nhất là: 48 A. Tinh tinh. B. Đười ươi. C. Khỉ Gôrila. D. Vượn Gibbon. Câu 7: Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở Trình tự nuclêôtit khác nhau một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau Loài của gen mã hóa enzim đang xét đây: Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là Loài A X A G G T X A G T T A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. Loài B X X G G T X A G G T B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi Loài C X A G G A X A T T T nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. Loài D X X G G T X A A G T C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. Câu 8: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, những nội dung nào dưới đây là bằng chứng tế bào học? (1). Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại protein hay trình tự các nucleotit của cùng 1 gen của các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài. (2). Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. (3). Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng chung 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein, (4). Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có các thành phần cơ bản : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân). A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (4). D. (2), (4). Câu 9: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là: (1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. (2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. (3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. (4). Cánh chim và cánh ong (5). Ruột thừa ở người. (6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người (7). Phản ánh sự tiến hóa phân li. (8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  49. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (9). Gai xương rồng và gai hoa hồng. (10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan. 49 A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (5), (6), (7). C. (2), (4), (8), (9). D. (2), (7), (9), (10). Đáp án: Câu 1 Câu 2 Cẩu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 A B A B B A B D C Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  50. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 25: Học thuyết tiến hóa của Đacuyn 50 Câu 1: Khi nói về thuyết tiến hóa của Đacuyn, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu ở vị trí thứ mấy là cơ chế tiến hóa, hình thành loài mới, chiều hướng tiến hóa cơ bản? (1). Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. (2). Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. (3). Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. (4). Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN: CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. (5). Loài được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng. A. (1), (2), (5). B. (2), (5), (3). C. (1), (4), (5). D. (2), (4), (5). Câu 2: Khi nói về thuyết tiến hóa của Đacuyn, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu ở vị trí thứ mấy là nguyên nhân tiến hóa, hình thành đặc điểm thích nghi, cơ chế tiến hóa? (1). Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. (2). Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. (3). Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của CLTN: CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. (4). Loài được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng. (5). Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. A. (1), (2), (5). B. (4), (5), (2). C. (1), (3), (2). D. (2), (4), (1). Câu 3: Theo Đacuyn: Thực chất của CLTN là A. loài được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng. B. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa, sinh giới đã tiến hóa theo 3 chiều hướng cơ bản: Ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí. C. sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể. D. đấu tranh sinh tồn, dẫn đến hình thành nên loài mới. Câu 4: Theo Đacuyn: kết quả của CLNT là A. đấu tranh sinh tồn, dẫn đến hình thành nên loài mới. B. nhu cầu của con người. C. vật nuôi và cây trồng. D. hình thành nên nhiều loài vật nuôi và cây trồng. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  51. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 5: Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là 51 A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Đáp án: Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: A Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  52. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 26: Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại 52 Câu 1: Khi nói về tiến hóa nhỏ, những nhận định nào sau đây đúng? (1). Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. (2). Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của quần thể. (3). Quá trình tiến hóa làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. (4). Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là loài mới xuất hiện. A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 2: Tiến hóa lớn là A. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. B. quá trình biến đổi trên quy mô rộng lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. C. quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. D. hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. Câu 3: Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, nội dung thứ mấy dưới đây thuộc về vai trò của đột biến? (1). Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm , tạo ra alen mới. (2). Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, có thể mang đến alen mới cho quần thể. (3). Làm một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể . (4). Làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử của quần thể. A. (1). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 4: Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa: Các yếu tố ngẫu nhiên có vai trò A. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm , tạo ra alen mới. B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, có thể mang đến alen mới cho quần thể. C. làm một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể . D. làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử của quần thể. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  53. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Câu 5: Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa: Giao phối không ngẫu nhiên có vai trò 53 A. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm , tạo ra alen mới. B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, có thể mang đến alen mới cho quần thể. C. làm một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể . D. làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử của quần thể. Câu 6: Theo quan niệm hiện đại: Thực chất của CLTN là A. quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể. C. quá trình phân hoá khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. quá trình phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai? A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. C. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể. D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 8: Khi nói về CLTN theo quan niệm hiện đại, điều nào dưới đây không đúng? A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. CLTN quy định chiều hướng tiến hóa, quy định nhịp độ tiến hóa. B. CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. C. Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. D. Chọn lọc chống lại alen lặn: Chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh. Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên? (1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. (2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn. (3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  54. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) (4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định. 54 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào A. tốc độ sinh sản của loài. B. khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài. C. áp lực của CLTN. D. khả năng phát sinh và tích lũy các thường biến của loài. Câu 11: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau: Thế hệ Cấu trúc di truyền Thế hệ Cấu trúc di truyền P 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 F3 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 F1 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1 F2 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội. C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu12: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 13. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu gen. B. alen. C. kiểu hình. D. gen. Câu 14: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa F1 0,49 0,42 0,09 F2 0,49 0,42 0,09 F3 0,4 0,2 0,4 F4 0,25 0,5 0,25 F5 0,25 0,5 0,25 Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  55. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. 55 Câu 15: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 3 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa F1 0,25 0,50 0,25 F2 0,375 0,25 0,375 F3 0,4375 0,125 0,4375 Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Đột biến gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Đáp án: Câu Câu Cẩu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Cẩu Câu Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C B A C D A D D B D B C C C D Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017
  56. Trường THPT Văn Hiến. (2016 – 2017) Giáo viên soạn: Tạ Thành Lãm (Lưu hành nội bộ) Bài 28, 29 và 30: Loài và quá trình hình thành loài 56 Câu 1: Theo Ơnxt Mayơ: “ Một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác” được gọi là A. loài. B. quần xã. C. hệ sinh thái. D. sinh quyển. Câu 2: Đối với các loài sinh sản hữu tính, để xác định chính xác hai cá thể có thuộc cùng 1 loài hay không thì tiêu chuẩn A. cách li sinh thái là chính xác và khách quan nhất. B. cách li sinh sản là chính xác và khách quan nhất. C. hóa sinh là chính xác và khách quan nhất. D. cách li tập tính là chính xác và khách quan nhất. Câu 3: Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách li A. nơi ở. B. thời gian. C. tập tính. D. cơ học. Câu 4: Xét các ví dụ sau: (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở trung Á. (2) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi. (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Những ví dụ nào là biểu hiện của cách li trước hợp tử? A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (1), (4). Câu 5: Nguyên nhân gây bất thụ ở con lai khác loài là do A. bộ NST của 2 loài bố và mẹ khác nhau. B. bộ NST của 2 loài bố và mẹ như nhau. C. bộ NST của 2 loài bố và mẹ bằng nhau. D. bộ NST của 2 loài bố và mẹ giống nhau. Câu 6: Dạng cách li đánh dấu sự xuất hiện loài mới là A. cách li sinh sản. B. cách li địa lí. C. cách li sinh thái. D. cách li tập tính. Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: A Câu 6: A Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan hỗ trợ ôn thi THPT Quốc Gia 2017