50 Bài tập chọn lọc môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề vật chất di truyền biến dị cấp độ phân tử

pdf 18 trang thungat 2910
Bạn đang xem tài liệu "50 Bài tập chọn lọc môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề vật chất di truyền biến dị cấp độ phân tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf50_bai_tap_chon_loc_mon_sinh_hoc_lop_12_chuyen_de_vat_chat_d.pdf

Nội dung text: 50 Bài tập chọn lọc môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề vật chất di truyền biến dị cấp độ phân tử

  1. 50 BÀI TẬP CHỌN LỌC THEO CHUYÊN ĐỀ VẬT CHẤT DI TRUYỀN BIẾN DỊ CẤP ĐỘ PHÂN TỬ Ngày 1/11/2016 sẽ cập nhật thêm 1000 bài tập từ đề thi thử 2016 học sinh lưu ý để tải file về học cho trọn vẹn kiến thức Câu 1 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 Gen là một đoạn ADN A. Tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động gen. B. Mang thông tin qui định tổng hợp phân tử ARN vận chuyển. C. Mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN). D. Mang thông tin qui định tổng hợp phân tử ARN thông tin. Câu 2: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 Một gen cấu trúc ở tế bào nhân chuẩn A. Không bao giờ thaỵ đổi trật tự nuclêôtit. B. luôn tạo ra sản phẩm tham gia vào kiểm soát hoạt động của các gen khác. C. luôn được biểu hiện ra kiểu hình. D. có thể được phiên mã và dịch mã ra nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau. Câu 3: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc? A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. B. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron). C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron). D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc. Câu 4. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng cho phần lớn các gen? (1) Một gen là một đoạn phân tử ADN , có chứa các chỉ dẫn để tạo một protein đặc thù. (2) Một gen là một đoạn của phân tử ADN , có chứa các chỉ dẫn để tạo một ARN đặc thù. (3) Một gen là một đoạn của phân tử ADN có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng cùa một sinh vật (4) Một gen là một phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo nhiều phân tử protein hoặc phân tử >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 1/18
  2. ARN khác nhau (5) Một gen là một đoạn của phân tử ADN, mà vùng điều hòa của gen luôn nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc (6) Một gen là một đoạn của phân tử ARN, mà vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 3' của mạch mã gổc. A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 5. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015 Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gen ngoài nhân ở trạng thái lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử. B. Gen ngoài nhân chỉ có hai bản sao trong một tế bào. C. Các gen ngoài nhân thường có nhiều bản sao D. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực. Câu 6 : Đề thi thử THPT Quốc gia chuyên Hưng Yên năm 2015 Hãy chọn phát biểu đúng. A. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép. B. Đơn phân cấu trúc của ARN chỉ khác của ADN một loại nucleotit. C. Bộ ba AUG chỉ có ở đầu gen. D. Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu chuỗi polipeptit là metionin. Câu 7 : Đề thi thử THPT Quốc Gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015 ARN có mang anticodon( đối mã ) A. mARN B. tARN C. rARN D. mARN Câu 8 .Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một chuỗi polypeptit là: A. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 5/ đến 3/ xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho axit amin và sau cùng là bộ ba ATT B. Trên trình tự nucleotit đó ở đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là TAX và ở đầu 5/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX C. Trên trình tự nucleotit đã cho có bộ ba mở đầu là TAX ở đầu 5/ và đầu 3/ có ba nucleotit kế tiếp là ATX D. Bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 3/ đến 5/ mà xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho các axit amin và sau cùng là bộ ba ATX Câu 9. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hoá. B. Mã đi truyền là mã bộ ba C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật. >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 2/18
  3. Câu 10 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền (1) Là mã bộ 3 (2) gồm 62 bộ ba (3) có 3 mã kết thúc (4) được dùng trong quá trình phiên mã (5) mã hóa 25 loại axit amin (6) mang tính thoái hóa A.2 B.3 C. 5 D.4 Câu 11. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Trong số các tính chất của mã di truyền, hiện tượng thoái hóa mã di truyền thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây? A,. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin B. Tất cà các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyên D. Một bộ ba mã di truyên chì mã hoá cho một axit amin Câu 12:Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Ở một loài vi khuẩn, loại axit nucletic nào sau đây có cấu trúc mạch đơn, không có bắt cặp bổ sung giữa các nucleotit ? A. mARN C. AND B. tARN D. rARN Câu 13: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Bộ ba đối mã của ARN vận chuyển mang axit amin mở đầu là: A. 5’UAX3’ C. 5’XUA3’ B. 3’UAX5’ D. 5’AUG3’ Câu 14: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sơn Tây - năm 2015 Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3' AGU 5'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3'. Câu 15. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli? A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế. C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ. Câu 16: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Các thành phần cấu trúc có mặt trong operon Lac ở E.coli bao gồm: A.vùng khời động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z.Y.A) B.gen điều hòa - vùng vận hành - vùng khởi động - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C.gen điều hòa - vùng khởi động - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 3/18
  4. D.vùng khởi động - gen điều hòa - vùng vận hành - nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) Câu 17. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Ở Operon Lac, theo chiều trượt của enzim phiên mã thì thứ tự các thành phần là A. Gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (0), gen câu trúc Z, Y, A. B. Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A. C. Gen điều hòa, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A. D. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, Y, A Câu 18: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Nguyễn Huệ năm 2015 Nhận xét nào sau đây không đúng với cấu trúc ôpêron Lac ở vi khuẩn đường ruột (E.coli) A. Vùng khởi động là trình tự nucleôtit mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã. B. Mỗi gen cấu trúc Z, Y, A đều có một vùng điều hòa bao gồm vùng khởi động và vùng vận hành C. Vùng vận hành là trình tự nucleôtit có thể liên kết với protein ức chế làm ngăn cản sự phiên mã. D. Khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ, gen R đều tổng hợp prôtêin ức chế để điều hòa hoạt động của opêron Lac Câu 19 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A=36°C; B=78°C; C=55°C; D=83°C; E=44°C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nuclêôtit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần? A. A→B→C→D→E. B. D→B→C→E→A. C. D→E→B→A→C. D.A→E→C→B→D. Câu 20 .Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Bạn nhận được một phần tử axit nucleic mà bạn nghĩ là mạch đơn ADN. Nhưng bạn không chắc. Bạn phân tích thành phần nucleotit của phân tử đó. Thành phần nucleotit nào sau sau đây khẳng định dự đoán của bạn là đúng? A. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Uraxin 29% B. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Timin 29% C. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Traxin38% D. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Uraxin 38% Câu 21: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Phân tích vật chất di truyền của một loài sinh vật, thấy một phân tử axit nucleic có số loại adenine chiếm 23%, uraxin chiếm 26%, guanine chiếm 25%. Loại vật chất di truyền của loài này là A. ARN mạch đơn B. AND mạch đơn C. AND mạch kép Câu 22. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Thái Nguyên năm 2015 >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 4/18
  5. Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nucleic có tỉ lệ các nucleotit gồm 24%A, 24%U, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là A. ARN mạch đơn C. ADN mạch kép B. ARN mạch kép D. AND mạch đơn Câu 23: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015 Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng được tìm thấy ở A. một số vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể. B. chỉ có ở vi khuẩn. C. toàn bộ vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể. D. chỉ có trong ti thể và lạp thể. Câu 24: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Hưng Yên năm 2015 Vật chất mang thông tin di truyền có ở mọi sinh vật là A. ADN mạch thẳng. B. ADN mạch vòng. C. ARN và ADN mạch vòng. D. ARN và ADN mạch thẳng. Câu 25.Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Phan Bội Châu - năm 2015 Khi nói về vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các vi khuẩn đều có ADN vùng nhân nhưng chỉ có 1 số vi khuẩn có plasmit. B. ADN vùng nhân được liên kết với histon nên ADN được đóng xoắn theo nhiều mức độ khác nhau. C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn. D. ADN vùng nhân có dạng kép mạch thẳng Câu 26: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. B. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau. C. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit. D. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể. Câu 27: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Đại học Vinh năm 2015 Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân thực? A. Bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã nằm trong vùng mã hóa của gen. B. Vật chất di truyền trong nhân ở cấp độ phân tử là ADN xoắn kép, dạng mạch thẳng. C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). D. Nếu biết số lượng từng loại nuclêôtit trên gen thì xác định được số lượng từng loại nuclêôtit trên mARN. Câu 28: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Nguyễn Tất Thành Yên Bái năm 2015 Có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát biểu sau: >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 5/18
  6. (1) Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của ADN và ARN có cấu tạo như nhau. (2) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nuclêôtit. (3) Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN (4) Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới. (5) ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan. A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 29: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Phan Bội Châu - năm 2015 Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân thực? (1) Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polipeptit xoắn với nhau. (2) Các bazo trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và ngược lại. (3) Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng. (4) Trên mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen. (5) Trực tiếp là khuôn cho quá trình phiên mã A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 30: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Hưng Yên năm 2015 Một mARN nhân tạo có ba loại nuclêôtit với tỉ lệ A:U:G=5:3:2. Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là A. 78%. B. 66%. C. 68%. D. 81%. Câu 31: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Hưng Yên năm 2015 Từ 4 loại nucleotit A, T, G, X có thể tạo ra được bao nhiêu bộ ba mã hóa axít amin mà mỗi bộ ba chỉ chứa 1 A, 1 T và một loại nucleotit khác? A. 10. B. 12. C. 18. D. 24. Câu 32: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sơn Tây - năm 2015 Một polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4:1. Có bao nhiêu đơn vị mã và tỉ lệ mã di truyền 1U,2X: A. 8 và 48/125 B. 6 và 32/125 C. 8 và 12/125 D. 8 và 64/125 Câu 33: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Hưng Yên năm 2015 Phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có số lượng từng loại nuclêôtit như sau: 150 xitôzin, 300 uraxin, 450 Ađênin và guanin chiếm 40%. Số lượng từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen mã hóa cho phân tử mARN nói trên là A. A = T = 750; G = X = 900 B. A = T = 750; G = X = 750 C. A = T = 600; G = X = 750 D. A = T = 750; G = X = 600 Câu 34: Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Trên một phân tử mARN có hiệu số giữa các loại ribonucleotit như sau: A-U=450, X-U=300. Trên mạch khuôn của nó có T - X=20% số nuclêôtit của mạch. Biết gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Angstron. Số lượng nuclêôtit loại A của mARN là >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 6/18
  7. A. 540. B. 240. C. 690. D. 330. Câu 35 Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Một gen có chiều dài 0,408 µm đã tổng hợp được một phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribonuclêôtit như sau: G/U=l/4, A/X=2/3 và tích số giữa A và U bằng 115200, số lượng nuclêôtit loại A của gen là A. 480. B.640 C. 360. D. 720. Câu 36 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Số liên kết hidro bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là A. 74880. B. 4680. C. 70200. D. 57600. Câu 37. Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Một gen có 240 chu kì xoắn, tổng số nuclêôtit loại T với nuclêôtit loại khác chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A chiếm 20%; X chiếm 25% tổng sổ nuclêôtit của mạch, số nuclêôtit trên mạch 2 của gen là A. 480A; 840G; 600X; 480T. B. 480G; 840T; 600X; 480A. C. 480A; 840X: 600G; 480T. D. 480X; 840G; 600A: 480T. Câu 38 Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Sư phạm năm 2015 Phân tử mARN của virut khảm thuốc lá có 70%U và 30% X. Tỉ lệ các bộ ba mã sao chứa 2U và 1X trên mARN là: A. 44,1% B. 18,9% C. 2,7% D. 34,3% Câu 39 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Lí Tự Trọng năm 2015 Phân tử mARN của một tế bào nhân sơ có 2999 liên kết giữa đường riboozovà H3PO4 có tỉ lệ Am = 2 Um = 3Gm = 4 Xm Số lượng từng loại nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen đã phiên mã ra mARN trên? A. G = X = 840; A = T = 2160 C.G= X = 540; A = T = 960 B. G= X = 420; A = T = 1080 D.G= X = 1080; A = T = 420 Câu 40 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Lí Tự Trọng năm 2015 Bộ gen của một loài động vật có tỷ lệ A + T/G + X = 1,5 và chứa 3. 109 cặp nucleotit . Số liên kết hidro có trong bộ gen của loài đó là bao nhiêu? A. 3,6.109 C. 3,9.109 B. 7,2.109 D. 7,8.109 Câu 41 : Đề thi thử THPT Quốc gia Sở Vĩnh Phúc Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có 120 chu kỳ xoắn. Biết trong gen có A = G. Trên mạch 1 của gen có A = 120 nucleotit, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nucleotit tự do. Trong các gen con thu được có 12472 liên kết hiđrô. Kết luận nào sau đây KHÔNG đúng: A. Tổng số nuclêôtit của gen B là 2400 nuclêôtit. B. Đây là đột biến mất 1 cặp A – T. C. Ở gen B, mạch 1 có A1 = 120; T1 = 360; G1 = 240; X1 = 480. >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 7/18
  8. D. Đây là đột biến mất 1 cặp G – X. Câu 42 : Đề thi thử THPT Quốc gia trường Yên Khánh – Ninh Bình Một gen có chiều dài 5100 A0 và có số hiệu số A – G bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A = X = 10% số lượng nuclêôtit của mạch. Số lượng nuclêôtit loại X trên mạch 2 của gen là A. 600. B. 300. C. 150. D. 450. Câu 43 : Đề thi thử THPT Quốc gia Trường THPT Lí Thái Tổ - Bắc Ninh Một gen có chiều dài 2040 A0. Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại A = 4T; có G = A - T; có X = 2T. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là A. A = T = 120; G = X = 480 C. A = T = 360; G = X = 240 B. A = T = 480; G = X = 120. D. A = T = G = X = 300. Câu 44 : Đề thi thử THPT Quốc gia Trường THPT Ngô Gia Tự Một gen có chiều dài 3570 A0 và số nuclêôtit loại ađênin (loại A) chiếm 20%. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là A. A = T = 420; G = X = 630. C. A = T = 210; G = X = 315. B. A = T = 714; G = X = 1071. D. A = T = 600; G = X = 900. Câu 45 : Đề thi thử THPT Quốc gia Trường THPT Chu Văn An Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanine. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là: A. A = T = 799; G = X = 401. C. A = T = 800; G = X = 399. B. A = T = 801; G = X = 400. D. A = T = 799; G = X = 400 Câu 46 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên KHTN năm 2015 Một gen có chiều dài 5100Å và có 30%A. Gen bị đột biến mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20A và G= A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là ? A.A = T = 880 và G = X = 1320. C. A = T = 880 và G = X = 570. B. A = T = 570 và G = X = 1320. D. A = T = 570 và G = X = 880. Câu 47 : Đề thi thử THPT Quốc gia Chuyên Lí Tự Trọng Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại G. Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là: A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150. D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150. Câu 48 : Đề thi thử THPT Quốc gia Sở GD Bắc Ninh Một gen của sinh vật nhân sơ có G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 A và 120T. Số liên kết hiđro của gen này là: A. 1120 B. 1080 C. 990 D. 1020 Câu 49 : Đề thi thử THPT Quốc gia Sở GD Bắc Ninh Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 8/18
  9. hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là A. BBbb. B. BBb. C. Bbbb. D. Bbb Câu 50 : Đề thi thử THPT Quốc gia Sở GD Bắc Ninh Một phân tử mARN dài 0,1989µ trong quá trình dịch mã đã giải phóng khối lượng nước là 17370đvC. Quá trình dịch mã đó cần môi trường cung cấp số axit amin là: A. 970 B. 975 C. 1940 D. 966 ĐÁP ÁN VẬT CHẤT DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ Câu 1:Lời giải: Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hoặc ARN). Chọn C. Câu 2:Lời giải: Một gen cấu trúc ở tế bào nhân chuẩn có tính chất phân mảnh (những đoạn exon cách nhau bởi intron) nên có thể được phiên mã và dịch mã ra nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau. Chọn D. Câu 3:Lời giải: Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mach mã gốc của gen. Chọn A. Câu 4.Lời giải: Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc. Gen là 1 đoạn phân tử ADN, mỗi gen mang thông tin mã hóa 1 mARN nhất định, từ đó tổng hợp 1 protein nhất định. Gen có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng của sinh vật => câu đúng: (1), (2), (3). Chọn B. Câu 5.Lời giải: Phát biểu đúng là các gen ngoài nhân thường có nhiều bản sao Gen ngoài nhân là các ADN mạch kép, dạng vòng và thường có nhiều bản sao. Do đó gen lặn chỉ đươc biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái dị hơp Đáp án C Câu 6:Lời giải A sai, mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn B sai, nucleotit của ARN là ribonucleotit, cấu tạo từ đường ribose C5H10O5 C sai, bộ AUG có thể ở bất kì vị tí nào trong gen. nó có thể mang nhiệm vụ mở đầu dịch mã hoặc không >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 9/18
  10. Phát biểu đúng là D Câu 7 : Lời giải Các đặc điểm chung: (2), (6) ADN cấu tạo từ A, T, G, X. ADN trong ty thể, lạp thể; plasmit có cấu trúc mạch vòng. mARN chỉ có 1 chuỗi polynucleotit. Liên kết giữa các bazo nito là liên kết hidro. Chọn C. Câu 8:Lời giải Đáp án D Nguyên tắc để xác định một đoạn trình tự nucleotit có mã hóa cho một chuỗi polypeptit là bắt đầu đọc từ bộ ba TAX theo từng bộ ba liên tục từ đầu 3/ đến 5/ mà xuất hiện liên tục các bộ ba mã hóa cho các axit amin và sau cùng làcác bộ ba kết thúc bộ ba ATX. Chọn D. Câu 9Lời giải: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là hấu hết các loài sinh vật có 1 bộ mã chung (trừ một vài ngoại lệ ) => D sai Chọn D. Câu 10 : Lời giải: Các ý đúng: (1), (3), (6) Có 61 bộ ba mã hóa 20 loại axit amin và 3 bộ ba kết thúc , mã di truyền mang tín thoái hóa Mã di truyền được dùng trong quá trình dịch mã. Chọn B. Câu11:Lời giải  Tính thoái hóa của mã di truyền được thể hiện ở việc có nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin  Chọn A Câu 12 : Lời giải Cấu trúc mạch đơn, không có hiện tượng bắt cặp bổ sung là các phân tử m ARN t ARN và rARN đều có các bazo trong cùng một mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro Đáp án A . Câu 13 Lời giải: Bộ ba mở đầu: 5'AUG 3' => bộ ba đối mã vận chuyển axit amin mở đầu: 3'UAX 5'. Chọn B Câu 14:Lời giải Các bộ 3 kết thúc >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 10/18
  11. 5’UAA3’, 5’UAG3’ , 5’UGA3’ Đáp án A Câu 15:Lời giải Operon Lac ở E.coli gồm: vùng khởi động P, vùng vận hành O, các gen cấu trúc Z, Y, A.  Gen điều hòa không thuộc cấu trúc Opêron Lac ở vi khuẩn E Chọn B. Câu 16:Lời giải  Trong operon lac bao gồm vùng khởi động P ,vùng vận hành O,cụm gen cấu trúc Z,Y,A,không có gen điều hòa R  Chọn A . Câu 17.Lời giải:  Enzim trượt trên gen theo chiều 3'-5' => vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, Y, A Chọn D Câu 18: Lời giải: Operon Lac bao gồm: vùng khởi động, vùng vận hành và các gen cấu trúc Z, Y, A. Các gen cấu trúc trong Operon Lac có chung một cơ chế điều hòa do gen điều hòa R Chọn B. Câu 19: Lời giải Nhiệt độ nóng chảy của phân tử AND liên quan đến số liên kết H trong phân tử ADN. Nếu trong các phân tử có cùng độ dài thì các phân tử có nhiệt độ nóng chảy của phân tử AND tỉ lệ thuận với tỉ lệ G –X , tỉ lệ nghịch với hàm lượng A-T . Ta có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ : A →E →C→B→D Trình tự tăng dần của nhiệt độ chính là trình tự giảm dần của tỉ lệ A+T / tổng số nucleotit của loài sinh vật Nên ta có thứ tự tăng nhiệt độ sẽ là : D→B→C→E→A. Đáp án B Câu 20:Lời giải Đáp án B ADN không có Uraxin, chỉ có Timin → Đáp án B Câu 21:Lời giải Axit nucleic có uraxin => nên đó là phân tử ARN , X = 1 – ( % A + % U + % G ) = 26%  Đó là phân tử ARN mạch đơn  Đáp án A . Câu 22.Lời giải: >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 11/18
  12. Vì có các loại nucleotit là A , U , G , X => phân tử ARN để ARN mạch kép thì A=U và G=X Nhưng tỉ lệ trên lại không thỏa mãn  Vật chất di truyền chỉ có thể là ARN mạch đơn  Đáp án A . Câu 23:Lời giải: Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng có thể được tìm thấy ở một số virus; ty thể, lạp thể; plasmit của vi khuẩn. Chọn A. Câu 24:Lời giải: Vật chất mang thông tin di truyền có ở mọi sinh vật là ADN mạch vòng. ở động vật, chúng nằm trong ti thể, ở thực vật chúng nằm trong lục lạp, ở vi khuẩn chúng là plasmid Đáp án B Câu 25.Lời giải: Phát biểu đúng là A. B sai vì ở sinh vật nhân sơ, không có protein histon C sai, quá trình phiên mã không diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn D sai, ADN của sinh vật nhân sơ là dạng kép, mạch vòng. Câu 26 : Lời giải Phương án đúng nhất là D A sai, các gen cùng 1 tế bào chứ không nói là cùng 1 NST B sai tương tự A C sai, các gen có sự khác nhau về sốlượng và trật tự sắp xếp các nuclêôtit. Đáp án D Câu 27:Lời giải A- Đúng. Bộ ba quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã nằm phần cuối của vùng mã hóa của gen B – Đúng . ADN trong nhân thực là mạch kép thẳng C. Đúng . Phần lớn gen của sinh vật nhân thức là gen phân mảnh xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron). D. Sai – Vì sau khi phiên mã thì mARN cần cắt bỏ các đoạn không mã hóa axit amin để thành mARN trưởng thành tham gia vào quá trình dịch mã nên số lượng mucleotit trên mARN luôn ít hơn số nucleotit trong 1 mạch của ADN Câu 28:Lời giải: Các phát biểu sai: (1) 1 – sai Các đơn phân của ADN khác nhau phân tử đường: ADN là C5H10O4; ở ARN là C5H10O5 >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 12/18
  13. 2 – đúng 3 – đúng vì thời gian tồn tại của các ARN phụ thuộc vào các laoij liên kết trong phân tử, mARN không có liên kết H nên sau khi dịch mã thường bị thủy phân ngay 4 sai – trong quán trình tổng hợp mạch mới ngoài 4 nucleotit còn có các loại ribonucleotit (A, U, G ,X) tổng hợp đoạn mồi để tổng hợp mạch mới Chỉ có rARN tham gia vào cấu tạo của riboxom , các loại ARN khác không tham gia vào cấu tạo của tế bào Đáp án D Câu 29.Lời giải: Các đặc điểm đúng là (2) (3)(4) (5) Câu (1) sai, 2 chuỗi polinucleotit xoắn kép, mối phân tử AND chứa nhiều gen Các nucleotit trong phân tử AND liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A-T , G- X và ngược lại Câu (3) đúng, AND trong nhân của sinh vật nhân thực là dạng mạch thẳng, AND ngoài tế bào chất là mạch vòng AND là mạch khuôn để phiên mã tạo ra ARN Đáp án D Câu 30: Lời giải: 5 3 2 Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa cả 3 nu nói trên là (3!) = 18% 10 10 10 333 5 3 2 Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa 1 loại nu là =16% 10 10 10 Vậy tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa 2 trong 3 loại nu là 100% - 16% - 18% = 66% Đáp án B Câu 31Lời giải: Số bộ ba chứa 1A, 1T và 1 loại nucleotit khác (G hoặc X) là : 2*2*3 = 12 Mặt khác 3 bộ ba kết thúc UAG, UGA, UAA được mã hóa bởi các bộ ba là ATX, AXT, ATT Do đó số bộ ba mã hóa acid amin mà chỉ chứa 1A,1T và 1 nu khác là 10 bộ ba Đáp án A Câu 32:Lời giải Số bộ ba mã hóa là : 2 3 = 8 bộ ba Có 3 bộ 3 chứa 2 X , 1 U  3 . 4/5 . ( 1/5)2 = 12/125 Đáp án : C Câu 33: Lời giải: Do G chiếm 40% >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 13/18
  14.  X+ U+ A = 60% tổng nu  Tổng nu = 1500  G = 600 Vậy số nu trong vùng mã hóa cho mARN trên là A= T= 300+ 450 = 750 G = X = 600+ 150 = 750 Đáp án B Câu 34:Lời giải: 6120 Số nu của mARN: = 1800 = A + U + X + G 3,4 Mạch khuôn: T - X=20% số nuclêôtit của mạch => mARN: A – G = 0,2 x 1800 = 360 => 1800 = A + A – 450 + A – 150 + A – 360 => A = 690. Chọn C. Câu 35.Lời giải: 4080 0,408 µm = 4080Å => Số ribonucleotit của mARN: = 1200 3,4 Ta có: 4G = U, 3A = 2X, A x U = 115200 (trên mARN) => A = 240, U = 480, G = 120, X = 360 => gen: A = 240 + 480 = 720. Chọn D. Câu 36 :Lời giải Ta có G = X và A = T nên ta có %G – % A = 10% và %G + % A = 50% => G = 30 % và A = 20% Số nucleotit loại G trong gen đó là 0.30 x 3600 = 1080 Số liên kết H trong một mạch là : 3600 + 1080 = 4680 Số liên kêt H bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là : 4680 x (24 - 1 ) = 70200 Đáp án C Câu 37:Lời giải Tổng số nucleotit trong gen đó là 240 x 20 = 4800 Ta có T + A = 40% =>T = A = 20 % Xét mạch 1 có 2400 nucleootit có A1 = 20 % => T 1 =20% => A1 = T1 = 480 => Mạch 2 có A2 = T2 = 480 X1 = 25% => G2 = 25% = 0.25x 1200 = 600; X 2 = 840 Đáp án C Câu 38:Lời giải Đáp án A >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 14/18
  15. 2 2 Tỉ lệ các bộ ba mã sao chứa 2U và 1X trên mARN là: C3 x 0,7 x 0,3 = 0,441 = 44,1%. Chọn A. Câu 39 : Lời giải : 2999 liên kết giữa đường riboozovà H3PO4 như vậy có tổng số nu bằng 1500 do 1 phân tử đường ribozo sẽ liên kết với 2 phân tử H3PO4 ở bên cạnh và ngược lại Có Am = 2 Um = 3Gm = 4 Xm nên ta có: Xm = 180 , Gm = 240 , Um = 360 , Am = 720 Vậy số lượng từng loại nu ở vùng mã hóa của gen là A =T = Um + Am = 1080 và G = X = Gm + Xm = 420 Đáp án B Câu 40 : Lời giải : Ta có A + T/G + X = 1,5 => A / G = 3/2 => A = 3/2 G Số nucleotit loại G trong phân tử : 3. 109 : 5 x 2 = 12. 10 8 Số nucleotit loại A trong phân tử : 12. 10 8 : 2 x 3 = 18. 10 8 Số liên kết H trong phân tử AND là : 2 A + 3 G = 7,2.109 Đáp án B Câu 41 : Lời giải Gen B có : N = 120 x 20 = 2400 => A đúng A = T = 480 => có 3120 liên kết H G = X = 720 Mạch 1 có : A1 = 120 = T2 Mạch 2 có : X2 = 240 = G1 => mạch 1 : A1 =120 , T1 = T – T2 = 360 , G1 = 240 , X1 = X – X 2 = 480 => C đúng Gen b : 1gen b có = 3118 liên kết H => ĐB mất 1 cặp nu +) mất 1 cặp A – T : H = (480 – 1) . 2 + 720 . 3 = 3118 => B đúng => D sai Đáp án : D Câu 42 : Lời giải Gen dài 5100 A0 ó có tổng số gen 2A + 2G = .2 = 3000 Có A – G = 10% tổng nu = 300 A + G = 50% tổng nu = 1500 => Vậy A =T = 900 và G = X = 600 Mạch 1 có X1 = 10% lượng nu của mạch = 0,1 x 1500 = 150 >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 15/18
  16. => Mạch 2 có X2 = 600 – 150 = 450 => Đáp án D Câu 43 : Lời giải Gen dài 2040 A0 tức là có Tổng số nu trong gen đó là : x 2 = 1200 nu Mạch 2 có T2 = x A2 = 4T2 = 4x G2 = A2 – T2 = 3x X2 = 2T2 = 2x Vậy trên toàn mạch thì A = T = 4x+x = 5x G = X = 3x+2x = 5x Mà A+T+G+X = 1200 => Vậy A=T=G=X = 300 => Đáp án D Câu 44 : Lời giải Gen dài 3570Ao => có tổng số nu là 2100 Do A=T , G = X và A chiếm 20% tổng số nu => A=T = 420 và G = X =630 => Đáp án A Câu 45 : Lời giải Gen A dài 408 nm = 4080 A0 ó có tổng số nu là (4080 : 3.4 ) x 2 = 2400 = 2A + 2G T = A = 2G Vậy T=A= 800 và G = X = 400 Gen A só số liên kết hidro là 2800 Alen a có 2798 liên kết hidro => Gen A bị đột biến mất một cặp nu A-T trở thành alen a => Alen a có A = T = 799; G = X = 400. =>Đáp án D Câu 46 : Lời giải Gen dài 5100Ao ó có tổng số nu là 2A+ 3G = 3000 nu A = 30% nên A=T = 900 và G = X = 600 Đoạn mất đi 20 chứa A và G=3/2 = 30 ð A = T = 880 và G = X = 570. ð Đáp án C >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 16/18
  17. Câu 47 : Lời giải Số liên kết H = 2A+3G = 3900 Mà có G = 900 => A=T = 600 =>Tổng nu toàn mạch là 900x2 + 600x2 = 3000 Mạch một có tổng số nu là 1500 => Số nu mỗi loại trên mạch một là : A1 = 450 và G1 = 150 Mà có A1 +T1 = A = T = 600 G1 + X1 = G = X = 900 => Vậy T1 = 150 và X1 = 750 => Đáp án A Câu 48 : Lời giải Trên mạch thứ nhất có : A1 = 150 và T1 = 120 => Vì A=T và G=X nên trên mạch thứ 2 có : T2 = 150 và A2 = 120 => Trên toàn gen, có A=T = 270 Có G chiếm 20% tổng số nu = A+T+G+X => A = T = 30% tổng nu = 270 => G = X = 180 Vậy số liên kết H của gen là : 2A + 3G = 1080 Đáp án B Câu 49 : Lời giải B có : A = T = 301 , G = X = 299 B có : A = T = G = X = 300 Hợp tử có G = 1199 = 299 + 300 . 3 => Bbbb Đáp án : C Câu 50 : Lời giải Số bộ ba trong mARN là : (1989 : 3.4) : 3 = 195 ( bộ ba) Số bộ ba mã hóa aa trong phân tử mARN dịch mã là : 195 – 1 = 194 Số phân tử nước được giải phóng trong 1 lần dịch mã là : 193 Ta có số phân tử nước được giải phóng trong quá trình dịch mã là : 17370 : 18 = 965 phân tử . Số aa môi trường cần cung cấp cho dịch mã là : 194 x ( 965 : 193 ) = 970 Đáp án A >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 17/18
  18. >>Truy cập trang để học Toán – Hóa – Lý – Sinh – Văn – Anh tốt nhất 18/18