Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 012

docx 12 trang thungat 2190
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_012.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 012

  1. Kiểm tra 1 tiết ( học kì I ) Môn sinh học lớp 12 Họ tên: . .Lớp: . Mã đề : 012 NĂM 2017 KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Câu 1: Loại đột biến làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác là: A. Đảo đoạn NST B. Chuyển đoạn NST C. Lặp đoạn NST D. Mất đoạn NST Câu 2: Mất đoạn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả: A. Làm giảm cường độ biểu hiện các tính trạng. C. Gây chết và giảm sức sống. B. Làm tăng cường độ biểu hiện các tính trạng. D. Mất khả năng sinh sản. Ab Câu 3: Cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo giao tử xảy ra hoán vị gen giữa A và a với f = 15%. Theo lý thuyết, giao tử aB tạo aB thành chiếm tỉ lệ A. 7,5%. B. 45%. C. 2,5%.D.42, 5%. Câu4: Ở người, bệnh mù màu đỏ lục do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. Một người phụ nữ bình thường lấy chồng bình thường sinh được một người con trai bị mù màu. Biết không có đột biến xảy ra. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Con trai chắc chắn mang gen lặn gây bệnh. B. Con trai chắc chắn có kiểu hình bình thường. C. Con gái chắc chắn có kiểu hình bình thường. D. Con gái chắc chắn mang gen lặn gây bệnh. Câu 5: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. Câu6. Khi lai các chuột F1 với nhau, F2 thu được 81,25% chuột lông đen: 18,75% chuột lông nâu Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật A. tương tác át chế. B.tương tác bổ trợ. A. tương tác cộng gộp. D. phân tính. Câu7. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau: 1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n 2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n 3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n 4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội 5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4 Câu 8: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với vùng A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa. Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép. (2) Phân tử tARN. (3) Phân tử prôtêin. (4) Quá trình dịch mã. (5) Phân tử mARN. (6) Phân tử ADN mạch đơn. A. (2) và (4). B. (3) và (4). C. (2) và (5). D. (1) và (6). Câu 10: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85 A O. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X) . Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A.375 và 745 B. 355 và 745 C. 375 và 725 D. 370 và 730 Câu 11: Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể là 2n +1, đó là dạng đột biến: A. Thể một nhiễm B. Thể tam nhiễm C. Thể đa nhiễm D. Thể khuyết nhiễm Câu 12: Người con trai có NST giới tính ký hiệu là XXY, mắc hội chứng: A. Siêu nữ B. Claiphentơ C. Tớcnơ D. Đao 1
  2. Câu 13 : Đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh. Cho hai dòng thuần chủng hạt vàng lai với hạt xanh, được F1, cho F1 lai phân tích được kết quả: A. 25% vàng: 75% xanh B. 75% vàng: 25% xanh. C. 3 vàng: 1 xanh. D. 50% vàng: 50% xanh. Câu 14: Động vật có vú và ruồi giấm có kiểu NST giới tính là: A. ♂XX × ♀XY B. ♂XY × ♀XX C. ♂XY × ♀XO D. ♂XO × ♀XX Câu 15: Khi lai thứ lúa thân cao, hạt gạo trong với thứ lúa thân thấp, hạt gạo đục thu được F 1 toàn thân cao, hạt đục. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 15600 cây với 4 kiểu hình trong đó có 3744 cây thân cao, hạt trong. Biết rằng mỗi cặp tính trạng chỉ do 1 gen qui định và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh trứng và tế bào sinh hạt phấn là giống nhau. Tần số hoán đổi gen của F1 là A. 20% B. 12% C. 18% D. 24% Câu 16:Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp (Al,al, A2.a2,A3,a3), chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Ở khi cho các cây ở thế hệ lai (giữa cây cao nhất và cây thấp nhất) giao phấn với nhau thì tỷ lệ số cây có chiều cao 170 cm là bao nhiêu? A. 15/64 B. 3/8 C. 3/32 D. 9/64 Câu 17. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là : A.Tác động cộng gộp. B.Tác động đa hiệu. C.Tác động át chế giữa các gen không alen. D.Tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội. Câu 18: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là A.4. B. 6. C. 2. D. 8. Câu 19. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng : A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. B. Mức phản ứng không được di truyền. C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng Câu 20. Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein insulin là vì mã di truyền có A. Tính thoái hóa B. Tính phổ biến C. Tính đặc hiệu D. Bộ ba kết thúc Câu 21 Xét các loại đột biến sau: Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là (1). Mất đoạn NST (2). Lặp đoạn NST (3). Chuyển đoạn không tương hỗ (4). Đảo đoạn NST (5). Đột biến thể một (6). Đột biến thể ba A. (2), (3), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (3), (6) D. (1), (2), (5), (6) Câu 22: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn? A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp. B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST. C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. D. Làm giảm kiểu hình trong quần thể. Câu 23: Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng? A. Ở người, XX – nữ, XY – nam. B. Ở ruồi giấm, XX – đực, XY – cái. C. Ở gà, XX – trống, XY – mái. D. Ở lợn, XX – cái, XY – đực. Câu 24.Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó A. nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. C. nằm ở ngoài nhân. D.có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính. Câu 25: Liên kết gen có đặc điểm nào sau đây? A. Tạo ra nhiều loại tổ hợp kiểu hình khác bố mẹ. B. Tăng khả năng tái tổ hợp gen giữa các NST. C. Dùng để đo khoảng cách tương đối giữa các gen. D. Làm hạn chế biến dị tổ hợp. 2
  3. Kiểm tra 1 tiết ( Học kì I) Môn sinh học lớp 12 Họ tên: .Lớp: Mã đề : 013 KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Câu 1 Cho biết các gen phân li độc lập và trội hoàn toàn. Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe cho thế hệ sau với kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn với tỉ lệ A. 27/128. B. 27/256. C. 27/64. D. 81/256. Câu 2: Đối với quá trình dịch mã di truyền, điều nào đúng với ribôxôm? A. Ribôxôm trượt từ đầu 3' đến 5' trên mARN. B. Bắt đầu tiếp xúc với mARN từ bộ ba mã AUG. C. Cấu trúc của Ribôxôm gồm tARN và protein histon. D. Tách thành 2 tiểu đơn vị sau khi hoàn thành dịch mã. Câu 3: Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi? A. 2 lần. B. 3 lần. C. 1 lần. D. 4 lần Câu 4: Gen có chiều dài 2550Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sao 4 lần là: A. A =T = 5265 và G = X = 6000 B. A =T = 5265 và G = X = 6015 C. A =T = 5250 và G = X = 6000 D. A =T = 5250 và G = X = 6015 Câu 5 . Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X ( Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Tơcno và mù màu. Kiểu gen của người con này là A. 0Xm. B. XmXmY. C. XmXmXm. D. XmY Câu 6. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng : A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. B. Mức phản ứng không được di truyền. C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. D. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng Câu 7. Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là A. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. B. lợn có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng. C. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. D. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường. Câu 8.Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó Anằm trên nhiễm sắc thể thường. B.nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. C. nằm ở ngoài nhân. D.có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính. Câu 9:. Trong tự nhiên đa bội thể thường gặp phổ biến ở A. vi khuẩn. B. các loài sinh sản hữu tính. C. ở thực vật. D. nấm. Câu 10. Ở châu chấu cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. Câu 11. Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị B. một tính trạng. B.ở một loạt tính trạng do nó chi phối. C.ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình. Câu 12.Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính A. tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp. B. các gen có điều kiện tương tác với nhau. C. dễ tạo ra các biến dị di truyền. Câu 13.Biết gen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua. Đem lai hai cây tứ bội với nhau, kết quả phân li kiểu hình ở F1 là 75% ngọt, 25% chua. Kiểu gen của P là: A. Aaaa x Aaaa. B. AAaa x Aaaa. C. AAaa x aaaa. D. AAAa x Aaaa Câu 14. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng 3
  4. A. chất lượng. b.số lượng. B. trội lặn không hoàn toàn. D. trội lặn hoàn toàn. Câu 15 / Cho P mang các cặp gen tương phản giao phấn với nhau được F1, cho F1 lai với nhau được F2, thu được 75 cây có KG aabbdd. Tính thao lý thuyết thì số cây mang KG AaBbDb là a/150 b/300 c/450 d/600 Câu 16: Cho phép lai: AaBbDdEE x AABbDdEe. Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình A-bbD-E- của đời con là A. 27/64. B. 3/8. C. 3/16. D. 81/128. Câu 17: Điều nào không đúng với cấu trúc của gen? A. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã. B. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã. C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã. D. Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin. Câu 18: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là A. về khả năng phiên mã của gen. B. về chức năng của prôtêin do gen tổng hợp. C. về vị trí phân bố của gen. D. về cấu trúc của gen. Câu 19: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticôđon)? A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ARN của vi rút. Câu 20: Cơ chế xác định giới tính XX, XO thường gặp ở A. ruồi giấm. B. chim. C. Động vật có vú. D. Châu chấu. Câu 21:.Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là A.điều kiện môi trường. B.thời kỳ sinh trưởng. C.kiểu gen của cơ thể. D.thời kỳ phát triển. Câu 22: Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì A. chúng mẫn cảm với các yếu tố gây đột biến. B. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên khó gây đa bội. C. cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể, đồng thời hệ thần kinh phát triển. D. chúng thường bị chết khi đa bội hoá. Câu 23: Ở một loài thực vật giao phấn tự do, tính trạng chiều cao cây do bốn cặp gen không alen quy định (A,a; B,b; D,d; E,e) theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 20 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 200 cm. Trong một quần thể của loài cây này, số loại kiểu hình về chiều cao cây là A. 9. B. 4. C. 8. D. 12. AB Câu 24: Ở 1 loài thực vật, cho một cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Biết hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình giảm phân tạo giao tử ab đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.Tính theo lý thuyết, Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ con là A. 8%. B. 1%. C. 4% D. 16%. Câu 25: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ AAATTGAGX 5’ Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là A. 3’ UUUAAXUXG 5’. B. 3’ GXUXAAUUU 5’. C. 5’ TTTAAXTGG 3’. D. 5’ TTTAAXTXG 3’. 4
  5. Kiểm tra 1 tiết ( Học kì I) Môn sinh học lớp 12 Họ tên: .Lớp: Mã đề : 014 KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Câu 1: Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdEe. Tự thụ phấn thì số dòng thuần chủng tối đa được tạo ra là A. 4 B. 8 C. 9 D. 16 Câu 2: cho các gen phân li độ lập, trội lặn hoàn toàn . Biết không có đột biến phép lai nào cho tỉ lệ KH 3:3:1:1 A. Aa Bb x aabb B . Aa Bb x Aabb C. Aa bb x Aabb D. aaBb x aabb Câu 3 / Cho P mang các cặp gen tương phản giao phấn với nhau được F1, cho F1 lai với nhau được F2, thu được 75 cây có KG aabbdd. Tính thao lý thuyết thì số cây mang KG aaBbDb là a/150 b/300 c/450 d/600 Câu 4:Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là A.điều kiện môi trường. B.thời kỳ sinh trưởng. C.kiểu gen của cơ thể. D.thời kỳ phát triển. Câu 5: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung: 1 – Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. 2 – Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3. 3 – Tiến hành thí nghiệm chứng minh 4 – Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. A. 4 -> 2 -> 3 -> 1. B. 4 -> 2 -> 1 -> 3. C. 4 -> 3 -> 2 -> 1. D. 4 -> 1 -> 2 -> 3. Câu 6: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là: A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. C. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng Câu 7: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1? AB Ab ab ab Ab aB Ab aB A. x B. x C. x D. x aB ab aB ab ab ab ab aB Câu 8: Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội: (1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân. (2) Sự không phân li của một vài cặp NST của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên luôn tạo ra thể tự đa bội . (3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ. (4) Thể dị đa bội có thể được hình theo con đường lai xa và đa bội hóa. Trong các phát biểu trên, các phát biểu sai là A. (2), (4). B. (1), (2). C. (1), (3). D. (2), (3). Câu 9: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong tổng hợp prôtêin là A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. Câu 10: Đối với opêron ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là A. đường lactôzơ. B. đường saccarôzơ. C. đường mantôzơ. D. đường glucôzơ. Câu 11: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen A. nằm trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X. B. nằm trong tế bào chất (ngoài nhân). C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y. D. nằm trên nhiễm sắc thể thường. Câu 12: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là A. bí ngô. B. cà chua. C. đậu Hà Lan. D. ruồi giấm. Câu 13: Ở ruồi nhà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Số nhóm gen liên kết của loài này là A.4. B. 10. C. 6. D. 12. 5
  6. AB Câu 14: Ở 1 loài thực vật, cho một cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Biết hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình giảm phân tạo giao tử ab đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.Tính theo lý thuyết, Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ con là A. 8%. B. 1%. C. 9% D. 16%. Câu 15: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là: A. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. B. Mỗi gen trong một kiểu gen có mức phản ứng riêng. C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. D. Các gen trong một kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau. Câu 16. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp A. sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú. B. tạo nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa. C. tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. D. sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường Câu 17: Quá trình phiên mã của gen trên NST ở sinh vật nhân thực diễn ra ở A. vùng nhân. B. không bào. C. tế bào chất. D. nhân tế bào. Câu 18: Ở đậu Hà Lan, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số nhóm gen liên kết của loài này là A.4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 19: Ở một loài thực vật, xét một tính trạng (x) do một gen (a) qui định, trong trường hợp lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, các con sinh ra luôn có kiểu hình về tính trạng (x) giống mẹ khi A. gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. C. gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. D. gen (a) nằm ở ty thể. Câu 20: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau: (1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd. (3) AABBDd × AAbbDd. (4) AaBBDd × AaBbDD. Trong các phép lai trên, các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là A. 1, 4. B. 2, 4. C. 2, 3. D. 1, 3. Câu 21: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở A. nấm. B. động vật bậc cao. C. vi sinh vật. D. thực vật. Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng? Ở sinh vật nhân thực, phân tử ADN bền vững hơn phân tử mARN vì A. ADN liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn. B. ADN chứa nhiều đơn phân hơn mARN. C. ADN nằm trong nhân, còn mARN nằm chủ yếu trong tế bào chất nên chịu tác động của enzim phân hủy. D. ADN có 2 mạch còn mARN chỉ có 1 mạch. BD Câu 23.Một cá thể có kiểu gen Aa (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 20%). Tỉ lệ loại giao tử abD là : bd A. 5% B. 20% C. 15% D. 10%. Câu 24: Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy định một tính trạng, phát biểu nào sau đây sai? A. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình. B. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái. C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố. D. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới. Câu 25 . Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng A.chất lượng.B.số lượng. C.trội lặn không hoàn toàn. D. trội lặn hoàn toàn. 6
  7. KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn Sinh học lớp 12 Họ tên: .Lớp: Mã đề : 014 KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Câu 1. Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 47. B. 44. C. 45. D. 46 Câu 2. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là: A.biến dị tổ hợp. B. thể đột biến. C. đột biến gen. D. mức phản ứng của kiểu gen . Câu 3: Trong tế bào xôma bình thường, cặp NST giới tính của loài nào sau đây có thể có dạng XO? A. Lợn B. Châu chấu C. Gà. D. Đại bàng. Câu 4: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là A.21. B. 15 . C. 13. D. 17. Câu 5:Tạo giống mới bằng công nghệ tế bào ở thực vật không sử dụng kĩ thuật nào sau đây? A.Cấy truyền phôi B.Nuôi cấy mô C.Dung hợp tế bào trần (lai tế bào) D.Nuôi cấy hạt phấn Câu 6: Kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là kĩ thuật: A.tạo ADN tái tổ hợp B.chuyển gen từ tế bào này vào tế bào khác C.phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp D.tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp Câu 7: Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit, người ta sử dụng enzym A. Amilaza. B.pôlymeraza. C. restictaza. D.ligaza. Câu 8. Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây? A. Bệnh phêninkêtô niệu B. Hội chứng Tơcnơ. C. Hội chứng Claiphentơ D.Hội chứng Đao Câu 9: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt, tính theo lý thuyết thì ở thế hệ F1 thành phần kiểu gen của quần thể là A. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa. B. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. C. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. D. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa. Câu 10: Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là A. 0,4. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,5. Câu 11: Cho các thành tựu sau: (1). Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin người. (2). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm lượng đường cao. (3). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường. (4). Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt. (5). Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. (6). Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. Trong các thành tựu trên thành tựu nào là của kĩ thuật di truyền? A. (1), (4), (6). B. (2), (4), (6). C. (1), (2), (4), (5). D. (3), (4), (5). Câu 12: Ở một loài động vật ngẫu phối, biết alen A qui định lông dài trội hoàn toàn so với alen a qui định lông ngắn. Cho một số quần thể của loài trên có cấu trúc di truyền như sau: (1). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông dài. (2). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông ngắn. (3). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa. (4). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa: 0,2aa. Trong các quần thể trên, có mấy quần thể chắc chắn đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Cho các thao tác sau: (1). Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit nhờ enzim giới hạn (restrictaza). (2). Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. (3). Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. (4). Nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN plasmit nhờ enzim ligaza. (5). Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Trình tự các thao tác đúng qui trình trong kĩ thuật cấy gen là A. (1)→ (3)→ (2)→ (4)→ (5). B. (1)→(2)→(4)→(3)→(5). 7
  8. C. (2)→ (1)→ (4)→ (3)→ (5). D. (2)→(3)→(1)→(4)→(5). Câu 14: Để tạo ra quần thể cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các cặp gen người ta tiến hành A. nuôi cấy mô tế bào, kết hợp với gây đột biến đa bội hoá. B. gây đột biến thuận nghịch các thể dị hợp Aa. C. nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hoá bằng dung dịch cônsixin. D. lai khác loài rồi cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ liên tiếp. Câu 15: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 16: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do: A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường. C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y Câu 17: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ. C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi. Câu 18: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên. A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA. B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY. C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY. D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa. Câu 19.Cơ quan tương tự là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau Câu 20 . Hai cơ quan tương đồng là A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 21. Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học. C. Bằng chứng địa lí - sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cánh của bồ câu và cánh châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là giúp cơ thể bay. B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo ko giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau. C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự. D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng. Câu 23/Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là A. 54 B. 24 C. 10 D. 64 Câu 24;. Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây: ♂ AABbCcdd x ♀ aabb Cc Dd Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố là: 9 4 3 1 A. B. C. D. 16 16 16 4 Câu 25/ Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp Bb bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên là bao nhiêu? A. n = 1 B. n = 2 C. n = 3 D. n = 4 Ab Câu 26: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen với tần số f = aB 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau. A. 8% B. 16% C. 1% D. 24% 8
  9. KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn Sinh học lớp 12 Họ tên: .Lớp: Mã đề : 015 KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Câu 1: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala; XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Ser-Ala-Gly-Pro. B. Pro-Gly-Ser-Ala. C. Ser-Arg-Pro-Gly. D. Gly-Pro-Ser-Arg. Câu 2: Kĩ thuật chuyển gen là kĩ thuật : A.chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng cách dùng plasmit hay thực khuẩn thể làm thể truyền hoặc dùng súng bắn gen B.chuyển một đoạn ADN từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loài C.chuyển đoạn NST giữa các cá thể không cùng loài D.chuyển một đoạn gen từ NST thường sang NST giới tính Câu 3: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là: A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận. Câu 4: Ưu thế lai là hiện tượng con lai A.có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B.xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ. C.xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. D.được tạo ra do chọn lọc cá thể. Câu 5. Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen? A. 10 loại kiểu gen. B. 54 loại kiểu gen. C. 28 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen. Câu 6.Cơ quan tương tự là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 7: Một quần thể giao phối ban đầu có 1050 cá thể AA, 150 cá thể Aa và 300 cá thể aa. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có 6000 cá thể thì số cá thể mang kiểu gen dị hợp là A. 3375. B. 2880. C. 2160. D. 2250. Câu 8: Ở một loài động vật ngẫu phối, biết alen A qui định lông dài trội hoàn toàn so với alen a qui định lông ngắn. Cho một số quần thể của loài trên có cấu trúc di truyền như sau: (1). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông dài. (2). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông ngắn. (3). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa. (4). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa: 0,2aa. Trong các quần thể trên, có mấy quần thể chắc chắn đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 9: Trong kỹ thuật chuyển gen bằng thể truyền plasmit, gen đánh dấu A. được chuyển độc lập với ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận B. gắn vào ADN tái tổ hợp. C. được gắn vào gen cần chuyển. D. có ở thể truyền. Câu 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử? A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử. B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử. C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử. D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên. Câu 11.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 9
  10. Câu 12: Cho những ví dụ sau: (1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi. (3) Vây cá voi và vây cá mập. (4) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. (5) Tua cuốn của họ bầu bí và gai xương rồng. (6) Chân trước của chuột chũi và chân trước của dế trũi. Những ví dụ về cơ quan tương tự là: A. 1,2,3. B. 2,4,5. C. 1,3,6. D. 2,3,6. Câu 13: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội (A, B, D) là trội hoàn toàn. Cho các phép lai: (1)AaBbDD x AaBbdd (2) AaBbdd x aaBbDD (3)AABbDd x AabbDd (4)aaBbDd x AaBbdd (5)AabbDd x AaBBDd (6)AaBbDd x AABbDd Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Ab Câu 14: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả aB Ab hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen được hình thành ở F1. aB A. 16% B. 32% C. 24% D. 51% Câu 15: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (X m), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là A. XMXm x XmY. B. XMXM x X MY. C. XMXm x X MY. D. XMXM x XmY. Câu 16: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền A. theo dòng mẹ. B. thẳng. C. như gen trên NST thường. D. chéo. Câu 17: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng A. trội không hoàn toàn. B. chất lượng. C. số lượng. D. trội lặn hoàn toàn Câu 18: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 19: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 20: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV. Câu 21: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào? A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng. Câu 22: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp A. cấy truyền phôi. B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy hạt phấn Câu 23: Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B quy định lông xám, b quy định lông nâu; A: át chế B và b cho màu lông trắng, a: không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ thỏ lông xám đồng hợp thu được ở F2 là A. 1/8. B. 1/6. C. 1/16. D. 3/16. Câu 24: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là: A. XAXa x XaY B. XaXa x XAY C. XAXA x XaY D. XAXa x XAY Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào? A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau Câu 26: Nếu xét một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. 10
  11. KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Môn Sinh học lớp 12 Họ tên: .Lớp: Mã đề : 016 KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Câu 1. Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là: A. 47. B. 44. C. 45. D. 46 Câu 2. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là: A.biến dị tổ hợp. B. thể đột biến. C. đột biến gen. D. mức phản ứng của kiểu gen . Câu 3: Trong tế bào xôma bình thường, cặp NST giới tính của loài nào sau đây có thể có dạng XO? A. Lợn B. Châu chấu C. Gà. D. Đại bàng. Câu 4: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là A.21. B. 15 . C. 13. D. 17. Câu 5:Tạo giống mới bằng công nghệ tế bào ở thực vật không sử dụng kĩ thuật nào sau đây? A.Cấy truyền phôi B.Nuôi cấy mô C.Dung hợp tế bào trần (lai tế bào) D.Nuôi cấy hạt phấn Câu 6: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II. B. III → II → I. C. III → II → IV. D. II → III → IV. Câu 7: Sử dụng đột biến nhân tạo hạn chế ở đối tượng nào? A. nấm. B. vi sinh vật. C. vật nuôi. D. cây trồng. Câu 8: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp A. cấy truyền phôi. B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy hạt phấn Câu 9: Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường quy định, trong đó: B quy định lông xám, b quy định lông nâu; A: át chế B và b cho màu lông trắng, a: không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ thỏ lông xám đồng hợp thu được ở F2 là A. 1/8. B. 1/6. C. 1/16. D. 3/16. Câu 10: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a: không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là: A. XAXa x XaY B. XaXa x XAY C. XAXA x XaY D. XAXa x XAY Câu 11: Nếu xét một gen có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: A. 15. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 12: Cho những ví dụ sau: (1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi. (3) Vây cá voi và vây cá mập. (4) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. (5) Tua cuốn của họ bầu bí và gai xương rồng. (6) Chân trước của chuột chũi và chân trước của dế trũi. Những ví dụ về cơ quan tương tự là: A. 1,2,3. B. 2,4,5. C. 1,3,6. D. 2,3,6. Câu 13: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội (A, B, D) là trội hoàn toàn. Cho các phép lai: (1)AaBbDD x AaBbdd (2) AaBbdd x aaBbDD (3)AABbDd x AabbDd (4)aaBbDd x AaBbdd (5)AabbDd x AaBBDd (6)AaBbDd x AABbDd Số phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 9:3:3:1 là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 11
  12. Ab Câu 14: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả aB Ab hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen được hình thành ở F1. aB A. 16% B. 32% C. 24% D. 51% Câu 14: Để tạo ra quần thể cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các cặp gen người ta tiến hành A. nuôi cấy mô tế bào, kết hợp với gây đột biến đa bội hoá. B. gây đột biến thuận nghịch các thể dị hợp Aa. C. nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hoá bằng dung dịch cônsixin. D. lai khác loài rồi cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ liên tiếp. Câu 15: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. D. Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 16: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do: A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường. C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y Câu 17: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ. C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi. Câu 18: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên. A. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA. B. (1)XaXa, (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY. C. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY. D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa. Câu 19.Cơ quan tương tự là những cơ quan A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau Câu 20 . Hai cơ quan tương đồng là A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. 12