Bài kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Phú

docx 5 trang thungat 2960
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_1_tiet_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2019_truo.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tân Phú

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ KIỂM TRA 1 TIẾT SỞ TÂN PHÚ Môn NGỮ VĂN-Lớp 9 Phần Văn học Trung đại Thời gian 45 phút(không kể thời gian phát đề) Lớp: 9/ Điểm Lời phê Họ và tên Năm học: 2018 - 2019 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2.0 đ) Hãy chọn chữ cái đứng trước kết quả mà em cho là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài Câu 1. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ đâu ? A. dã sử C. truyền thuyết B. lịch sử D. truyện cổ tích Câu 2.Theo em, nỗi đau khổ nào lớn nhất đối với Vũ Nương? A. bị chồng nghi ngờ C. bị chồng đối xử vũ phu B. không hiểu nỗi oan từ đâu D. danh dự bị bôi nhọ Câu 3. Hình ảnh cái bóng giữ vai trò quan trọng trong câu chuyện. Dòng nào đúng với nhận xét trên? A. thắt nút, mở nút câu chuyện C. thể hiện tính cách nhân vật B. làm câu chuyện hấp dẫn D. là yếu tố truyền kì Câu 4. Trong câu “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất” có thể thay thành ngữ “nghi gia nghi thất” bằng cách diễn đạt nào? A. đông con nhiều cháu C. nên cửa nên nhà B. trong ấm ngoài êm D. bách niên giai lão Câu 5. Ý nào không đúng khi giới thiệu Hoàng Lê nhất thống chí? A. là tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán B. viết theo thể chí, có 17 hồi C. là sáng tác của dòng họ Ngô Thì D. Cuốn tiểu thuyết kết thúc ở việc Nguyễn Huệ lập nên triều Tây Sơn Câu 6. Truyện Kiều gồm bao nhiêu câu thơ ? A. 3245 B. 3253 C. 3254 D. 2354 Câu 7. Cách nói “ nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” là dùng phép tu từ nào? A. hoán dụ B. ẩn dụ C. so sánh D. nhân hóa Câu 8. Nhận xét nào đúng với hành động “ bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” của Lục Vân Tiên ? A. mạnh mẽ, quyết đoán C. liều lĩnh B. anh hùng, nghĩa khí D. thao lược, tài ba II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8.0 đ) Câu 9. Đọc 4 câu thơ sau để trả lời câu hỏi Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười a. Giới thiệu vị trí đoạn trích của bốn câu thơ b. Dùng một câu văn hoàn chỉnh để khái quát ý bốn câu thơ c. Giải nghĩa cụm từ “ả tố nga” trong câu thơ “Đầu lòng hai ả tố nga” d. Trình bày cách hiểu của em về 2 câu thơ: Mai cốt cách tuyết tinh thần
  2. Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Câu 10. Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương là cảnh Vũ Nương trở về trên kiệu hoa, đứng ở giữa dòng nói lời tạ từ Trương Sinh rồi ra đi mãi mãi. Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về kết thúc ấy. Bài làm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả II. PHẦN TỰ LUẬN .
  3. Đáp án I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN HS chọn mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả D D A C D C B B II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 9 Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười a. Đoạn trích nằm ở phần mở đầu tác phẩm Truyện Kiều, giới thiệu gia cảnh của Kiều (0,5 điểm) b. Bốn câu thơ đầu trong văn bản Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều- Nguyễn Du) là phần giới thiệu khái quát về chị em Thúy Kiều (1 điểm) c. Giải nghĩa cụm từ “ả tố nga” trong câu thơ “Đầu lòng hai ả tố nga” (2 điểm) -“ ả”: gợi cách gọi thân thuộc, thân mật của người dân xứ Nghệ đối với các cô , các chị, các o -“tố nga” chỉ người con gái đẹp ( từ Hán Việt) “ ả tố nga” : chỉ chị em Kiều là người con gái đẹp d. HS về 2 câu thơ: (2 điểm) Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Bút pháp ước lệ gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong sáng, quý phái của người thiếu nữ -cốt cách như mai, tinh thần trong sáng như tuyết. Chỉ bằng một câu thơ tác giả đã khái quát được vẻ đẹp chung “mười phân vẹn mười” và vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ” của từng người. Câu 10. Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương là cảnh Vũ Nương trở về trên kiệu hoa, đứng ở giữa dòng nói lời tạ từ Trương Sinh rồi ra đi mãi mãi. Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về kết thúc ấy (2, 5 điểm) Hình thức: Là đoạn văn, có câu chủ đề, có sự liên kết, thống nhất chặt chẽ Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận riêng của các em, tuy nhiên có ý chính như sau -Kết thúc lung linh, làm nổi bật lên vẻ đẹp vốn có của Vũ Nương nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên -Tất cả là một ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc tan vỡ đâu thể đâu thể trở lại được . Chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động “phủ phàng” của mình Tính bi kịch vẫn tìm ẩn trong cái lung linh, kì ảo
  4. THIẾT LẬP MA TRẬN Đề 1 Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (nội Cấp độ thấp Cấp độ cao dung,chương ) Chuyện người -nhận biết -hiểu nỗi đau khổ lớn Viết đoạn văn con gái Nam nguồn gốc nhất của nàng Vũ nêu cảm nhận Xương của truyện Nương về kết thúc -nhận ra -hiểu vai trò của chi Chuyện người thành ngữ có tiết ”cái bóng” trong con gái Nam ý nghĩa tương câu chuyện Xương đương Hoàng Lê nhất -nắm khái thống chí- Hồi quát về tác 14 phẩm Truyện Kiều -nắm khái của Nguyễn Du quát về tác phẩm Chị em Thúy -nhận ra vị trí -giải nghĩa cụm từ ả -Viết câu khái Kiều của đoạn trích tố nga quát ý cho 4 câu thơ đầu -Trình bày cách hiểu về 2 câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” Cảnh ngày -hiểu và xác định đúng xuân biện pháp tu từ trong câu thơ Truyện Lục -hiểu hành động nhân Vân Tiên ( Văn vật LVT qua câu thơ bản ” Lục Vân “Bẻ cây làm gậy nhằm Tiên cứu Kiều làng xông vô” Nguyệt Nga” Tổng số câu Số câu 5 Số câu 5 Số câu 2 Số câu 1 Tổng số điểm Số điểm 1,5 đ Số điểm 3,0 đ Số điểm 3,0 đ Số điểm 2,5 đ Tỉ lệ % 15% 30% 30% 25%