Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH TT Cù Lao Dung

docx 6 trang thungat 4010
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH TT Cù Lao Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2019.docx
  • xlsMa tran de thi TV lop 3 (2019-2020).xls
  • docphieu doc.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH TT Cù Lao Dung

  1. Phòng GD & ĐT Cù Lao Dung KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Trường Tiểu học TT Cù Lao Dung MÔN: TIẾNG VIỆT Họ và tên: Năm học: 2019 - 2010 Lớp: 3 Điểm Lời nhận xét của giáo viên Đọc Viết TT T TB I. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: 4 điểm Mỗi học sinh bốc thăm đọc một hoặc hai đoạn (khoảng 60 tiếng)trong các bài tập đọc được giới hạn và trả lời một câu hỏi tương ứng với nội dung đoạn vừa đọc. Bài 1: Chim rừng Tây Nguyên ; Bài 2: Chuyện của loài Kiến; Bài 3: Mùa hoa sấu ; Bài 4 Chim chích và sâu đo; Bài 5:Cây Gạo ; Bài 6 : Đường bờ ruộng sau đêm mưa 2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: 6 điểm (40 phút) * Đọc thầm bài: "Sư Tử và Kiến" trả lời câu hỏi và làm bài tập: Sư Tử và Kiến Sư Tử chỉ kết bạn với loài vật nào to khỏe như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi. Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm, Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn. Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử. Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến. Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời. Theo Truyện cổ dân tộc Lào 1. Sư Tử chỉ kết bạn với loài vật nào ? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: a. Những loài vật có ích.
  2. b. Loài vật nhỏ bé. c. Loài vật to khỏe. d. Voi, Hổ, Gấu. 2. Khi Sư Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào ? (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Đến thăm hỏi và tìm cách chạy chữa cho Sư Tử. b. Đến thăm nhưng không giúp gì, bỏ mặc Sư Tử. c. Không đến thăm hỏi lần nào, từ chối giúp đỡ. d. Không đến thăm nhưng âm thầm tìm cách chữa trị. 3. Nghe tin Sư Tử bị đau tai, Kiến Càng đã làm gì?(0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Vui mừng b. Mặc cho Sư Tử đau đớn. c. Vào tận hang thăm Sư Tử. d. Nhờ các bạn của Sư Tử chữa chạy cho Sư Tử. 4. Vì sao Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân nhất trên đời? (0,5 điểm) 5. Em có suy nghĩ gì về hành động của Kiến Càng ? (0,5 điểm) Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em: 6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên ? (1 điểm) 7. Trong câu “Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến.” Có thể thay từ hối hận bằng từ nào?(0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. hối hả. b. ân cần. c. ân hận d. đau đớn 8. Bộ phận in đậm trong câu: “ Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một
  3. con rệp” trả lời cho câu hỏi nào?(0,5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: a. Là gì? b. Làm gì? c. Thế nào? d. Khi nào? 9. Đặt đấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (0,5 điểm) Voi Hổ Gấu và Kiến Càng là bạn của Sư Tử. 10. Đặt 1 câu theo mẫu câu “ Ai làm gì ?” (1điểm) II. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (4 điểm) (15 phút) Huế cổ kính trầm tư 2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
  4. Viết một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị). Gợi ý: - Em kể về thành phố hay nông thôn? - Cảnh vật, con người ở nông thôn ( hoặc thành thị) như thế nào? - Em thích nhất điều gì ở thành thị ( hoặc nông thôn) ?
  5. Huế cổ kính trầm tư Nói đến Huế là nói đến quần thể lăng tẩm, đền chùa, sông nước .Vẻ đẹp hài hòa của Huế tươi tắn như tranh lụa, lại mang nét tinh tế của tranh thủy mặc. Hình sông, dáng núi, màu sắc, âm thanh Huế dường như có một sự kết hợp hữu tình. Từ trên núi Ngự Bình nhìn xuống, Huế hiện ra như một thung lũng đa dạng gam màu, hình khối. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I – LỚP 3 A. Kiểm tra đọc: ( 10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm) * Cách đánh giá: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu : 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) 1.C (0,5 điểm) 2. B (0,5 điểm) 3. C (0,5 điểm) 4. Vì Kiến Càng tốt bụng, đã cứu giúp Sư Tử. ( 0,5 điểm) 5. Ví dụ: Hành động của Kiến Càng thể hiện Kiến Càng là người bạn tốt bụng và giàu lòng vị tha. ( 0,5 điểm) 6. Ví dụ: Không nên coi thường những loài vật nhỏ bé. Chúng ta phải biết sống chan hòa với tất cả mọi người xung quanh. ( 1 điểm) 7. C ( 0,5 điểm) 8. B ( 0,5 điểm) 9. Voi, Hổ, Gấu và Kiến Càng là bạn của Sư Tử ( 0,5 điểm) 10.Đặt 1 câu theo mẫu câu “ Ai làm gì ?” (1đ) B. Bài Kiểm tra viết ( 10 điểm) 1. Kiểm tra viết chính tả: ( 4 điểm) Hướng dẫn chấm điểm chi tiết :
  6. - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm Học sinh viết sai 5 lỗi trừ 0,25đ; 6 lỗi trừ 0,5đ; 7 lỗi trừ 0,75đ; 8 lỗi trừ 1đ 2. Kiểm tra viết đoạn, bài ( 6 điểm) - Nội dung (ý) ( 3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn kể về thành thị hoặc nông thôn gồm các ý theo đúng yêu cầu của đề bài. - Kĩ năng : 3 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm + Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––