Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nhữ Khê (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 8010
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nhữ Khê (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nhữ Khê (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH NHỮ KHÊ Thứ ngày tháng năm 201 BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Lớp: 4 Năm học: 2018 - 2019 Họ và tên: Môn: Tiếng Việt (Phần đọc hiểu) Thời gian: 35 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Điểm Đọc thành tiếng Lời nhận xét của thầy cô giáo Đọc hiểu A. Đọc thầm: Học sinh đọc thầm bài văn sau từ 5 đến 7 phút sau đó làm các bài tập bên dưới. Văn hay chữ tốt Thưở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hang xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết dùm cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo Truyện đọc 1 (1995) B Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1. Khi bà hàng xóm sang nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát có thái độ như thế nào? a. Vui vẻ nhận lời. b. Từ chối dứt khoát. c. Đắn đo suy nghĩ. Câu 2. Quan thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường vì: a. Bà cụ không bị oan. b. Bà cụ nói năng không rõ ràng. c. Chữ Cao Bá Quát xấu quá quan không đọc được.
  2. Câu 3. Cao Bá Quát đã rút ra bài học gì sau khi nghe bà cụ kể lại sự việc? a. Văn hay phải đi liền với chữ đẹp. b. Văn hay mà chữ không ra chữ thì cũng chẳng ích gì. c. Chữ đẹp quan trọng hơn văn hay. Câu 4. Từ “luyện viết” thuộc từ loại nào? a. Danh từ. b. Động từ. c. Tính từ. Câu 5. Nhóm từ nào gồm toàn các từ láy? a. Khẩn khoản, vui vẻ, chữ xấu. b. Vui vẻ, lý lẽ, điểm kém. c. Vui vẻ, rõ ràng, cứng cáp. Câu 6. Trong câu “Thưở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém” dùng để: a. Hỏi về sự việc. b. Kể lại sự việc. c. Tả lại sự việc. Câu 7. Ghi lại câu trong bài giải thích nguyên nhân Cao Bá Quát thường bị điểm kém? . . Câu 8. Tìm và ghi lại 1 câu hỏi trong bài “Văn hay chữ tốt” vừa đọc. . .
  3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (PHẦN VIẾT) 1. Chính tả: (Nghe - viết) (15 phút). GV đọc cho HS viết vào giấy kiểm tra bài sau: Cánh diều tuổi thơ Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Tạ Duy Anh) 2. Tập làm văn: GV ghi đề bài lên bảng, hướng dẫn cho HS làm bài vào giấy kiểm tra. Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích. .Hết
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 I. KIỂM TRA ĐỌC Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng A c b b c b Điểm 0,5 0,5 1 1 1 1 Câu 7: (1 điểm) Thưở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Câu 8: (1 điểm) - Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết dùm cho lá đơn, có được không ? B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0.2 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,2 điểm. - Điểm toàn bài viết trừ không quá 1 điểm. 2. Tập làm văn: (8 điểm) - Trình bày bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) a) Phần Mở bài: (1 điểm) - Mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp. b) Phần Thân bài: (5 điểm) - Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí: (1 điểm) - Biết sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, trong văn miêu tả. (0,5 điểm) - Bài văn tả sinh động, biết kết hợp hài hòa các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục: (1 điểm) c) Phần Kết bài: (1 điểm) - Kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. d) Hình thức trình bày: (1 điểm) - Đúng thể loại, bài viết có ý tưởng phong phú: (0,5 điểm) - Dùng từ đặt câu đúng. Chữ viết, trình bày hợp lý: (0,5 điểm) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: (2,5 - 2 - 1,5 - 1 điểm)