Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao (Đề chính)

doc 7 trang thungat 2401
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao (Đề chính)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_khoi_5_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao (Đề chính)

  1. Trường Tiểu học Sơn Cao BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Khối lớp 5 – Năm học : 2018 – 2019 Họ và tên : Môn : Tiếng Việt – Thời gian : 85 phút Lớp : 5 Ngày kiểm tra : / /2019 Điểm Nhận xét của giáo viên Phân I : Kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng : ( 3 điểm ) Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã được học từ tuần 19 đến hết tuần 33 chương trình Tiếng Việt lớp 5 tập 2. - Tên bài : - Trả lời câu hỏi : . trang Tiếng Việt 5 - tập II - Kết quả kiểm tra : Đánh giá Tốc độ đọc đạt yêu cầu Ngắt, nghỉ hơi đúng Trả lời câu hỏi ( 1đ ) (1đ) ( 1đ ) Điểm (GV ghi ) 2. Kiểm tra đọc thầm và làm bài tập : ( 7 điểm ) ( 35 phút ) CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN Một hôm, anh ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi : - Út có dám rải truyền đơn không ? Tôi vừa mừng vừa lo, nói : Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc : - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giã đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ sáng, nhân dân xì xào ầm lên : “ Cộng sản rải giấy nhiều giấy quá !” Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen : - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh ba : - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
  2. * Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ( Từ câu 1 đến câu 6 ) : Câu 1: Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ? A. Rải truyền đơn B. Rải giấy báo C. Rải thư báo D. Cả ba ý trên Câu 2: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? A. Giả đi bán bánh B.Giả đi bán cá C. Giả đi bán báo D. Giả đi tập thể dục Câu 3: Vì sao chị Út muốn được thoát li ? A. Vì Út thích đi chơi B. Vì Út thích rải truyền đơn C. Vì Út không thích ở nhà D. Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng. Câu 4: Chị Út tên thật là ? A. Nguyễn Thị Út B. Nguyễn Thị Định C. Nguyễn Thị Sáu D. Nguyễn Thị Trắc Câu 5: Từ nào sau đây viết đúng chính tả ? A. nửa đêm B. nữa đêm C. nửa đem D. nữa đem Câu 6: Câu nêu đúng nghĩa của từ “ truyền thống ” A. Phong tục và tập quán của tổ tiên, ông bà. B. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau. C. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7: Điền những từ ( cá ươn, cá hôi, cá hư ) vào chỗ chấm cho thích hợp. Cá không ăn muối Con cải cha mẹ trăm đường con hư. Câu 8: Chọn từ quan hệ ( với, và, còn ) để điền vào chỗ chấm cho thích hợp. Tay tôi bê rổ cá, bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Câu 9: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau ? Tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Câu 10: Đặt một câu với từ “ truyền thống ”
  3. Phần II : Kiểm tra viết : ( 10 điểm ) 1/ Chính tả : ( Nghe - Viết ) ( 2 điểm ) 15 phút 2/ Tập làm văn : 35 phút ( 8 điểm ) Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân trong lớp hoặc trong trường của em. Bài làm :
  4. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 5 – KHỐI 5 Cuối học kì II : 2018 – 2019 * Phần I: Kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : ( 3 điểm ) - GV kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi đối với từng HS, trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến hết tuần 33 SGK TV5 tập 2. - Nội dung kiểm tra : HS đọc đoạn văn thuộc chủ điểm đã học ở HKII ( GV chọn đoạn văn trong SGK TV5, T2, ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu. GV nêu câu hỏi cho HS trả lời thuộc đoạn, bài văn mà HS vừa đọc. - GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : + Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( 1 điểm ) + Ngắt nghỉ hơi đúng câu ( 1 điểm ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ( 1 điểm ) 2. Đọc thầm và làm bài tập : ( 7 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B D B A C cá ươn còn Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 0,5 Câu 9 : HS xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ của câu được 1 điểm Tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. CN VN Câu 10 : HS đặt được một câu có từ truyền thống được 1 điểm. Ví dụ : Ngày ấy, ba tôi truyền cho cái nghề làm bánh. Cây tre là hình ảnh được truyền từ năm này sang năm khác. 3/ Chính tả : ( Nghe – viết ) ( 2,0 điểm ) - GV đọc cho HS viết bài chính tả “Tà áo dài Việt Nam” - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm. - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 8 lỗi ): 1 điểm.
  5. TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buột thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành rộng ra gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Theo TRẦN NGỌC THÊM 4/ Tập làm văn : ( 8,0 điểm ) TT Điểm thành phần Mức điểm 1 Mở bài ( 1 điểm ) 1,5 1,0 0,5 0 2a Nội dung ( 1,5 điểm ) 2b Thân bài Kĩ năng ( 4 điểm ) ( 1,5 điểm ) 2c Cảm xúc ( 1 điểm ) 3 Kết bài ( 1 điểm ) 4 Cữ viết, chính tả ( 0,5 điểm ) 5 Dùng từ, đặt câu ( 0,5 điểm ) 6 Sáng tạo ( 1 điểm )
  6. MA TRẬN CUỐI HỌC KÌ II Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Số câu 1 1 1 1 4 1 hiểu văn Câu số 1 2 3 4 bản Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 Kiến Số câu 1 2 1 1 1 4 2 2 thức Câu số 8 5,7 9 6 10 tiếng Việt Số điểm 0,5 1,5 1,0 1,0 1,0 3,0 2,0 Tổng số câu 1 2 3 1 2 1 8 2 Tổng số điểm 0,5 1,0 2,0 1,0 1,5 1,0 5,0 2,0