Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Lưỡng Vượng (Có ma trận)

doc 10 trang thungat 7951
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Lưỡng Vượng (Có ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Lưỡng Vượng (Có ma trận)

  1. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ Đề số 01 TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯỠNG VƯỢNG MA TRẬN BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM LỚP 4 NĂM HỌC: 2020 - 2021 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra đọc hiểu văn bản, kiến thức Tiếng Việt đã học về các chủ đề: Người ta la hoa đất; Vẻ đẹp muôn màu; Những người quả cảm; Khám phá thế giơi; Tình yêu và cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu nội dung văn bản, xác định được câu có sử biện pháp nghệ thuật đã học. Hiểu và xác định được câu cảm. Hiểu nội dung bài văn và biết vận dụng vào thực tế. - Mở rộng vốn từ: Du lịch-Thám hiểm; Lạc quan-yêu đời. - Hiểu nội dung bài văn và biết vận dụng vào thực tế. - Biết trình bày bố cục một bài văn miêu tả cây cối đủ 3 phần. Nội dung đảm bảo. 3. Thái độ: - HS nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. - Phát triển cho HS phẩm chất chăm học, tự tin, thật thà, trung thực và trách nhiệm khi làm bài kiểm tra. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực văn học: Đọc hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc hiểu. Biết liên tưởng và mở rộng và học được các kĩ năng sống qua bài đọc hiểu. - Năng lực ngôn ngữ: Hiểu được yêu cầu đề văn, biết sử dụng ngôn ngữ viết được bài văn viết thư hoàn chỉnh bằng câu từ hợp lý, sáng tạo. II. Ma trận nội dung đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: Số câu và Mạch kiến thức kỹ năng số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Đọc hiểu văn bản: Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 1 1 1 1 4 Số câu 1 1 1 1 4 Kiến thức Tiếng Việt: Số điểm 0,5 0,5 1 1 3 Số câu 3 3 2 2 10 Tổng Số điểm 1,5 1,5 2 2 7 *Ma trận câu hỏi đề kiểm tra cuối năm: Chủ đề Số câu và Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 6 văn bản Câu số 1,2 3,4 5 6 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 4 Tiếng Việt Câu số 7 9 8 10 Tổng Số câu 3 3 2 2 10
  2. TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯỠNG VƯỢNG Thứ , ngày tháng năm 2021 Họ và tên: . BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM Lớp 4 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu + Tập làm văn) Thời gian: 70 phút Không kể thời gian giao nhận đề Đề số 01 (Đề này có 04 trang) Điểm của bài kiểm tra Nhận xét của giáo viên Đọc hiểu Tập làm văn Bài làm: I. Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm ) * Đọc thầm bài văn sau: Ê-đi-xơn và bà mẹ Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà đau bụng dữ dội. Bố bận đi làm. Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ. Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết: bà đang đau ruột thừa, phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mổ được. Thấy bác sĩ lo lắng, Ê-đi-xơn hỏi ông: - Thưa bác sĩ, nếu thắp tất cả đèn dầu lên để mổ thì có được không ạ? - Không được vì không đủ ánh sáng, mổ như thế nguy hiểm lắm. Ê-đi xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, câu bé nhìn thấy ánh đèn sáng chói phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Một tia sáng lóe lên rong đầu cậu: “Sao không mượn tấm gương lớn ở hiêu tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn cho sáng hơn?”. Thế là cậu liền chạy ngay đi mượn tấm gương lớn. Lát sau, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp sáng và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng bên, gặp bác sĩ và tự hào nói: - Thưa bác sĩ, đã có đủ ánh sáng rồi ạ! Mời bác sang xem. Bác sĩ sang phòng bên nhìn ánh đèn, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên: - Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh! Bác sẽ bắt đầu ngay! Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình. Theo cuốn Ê-ĐI-XƠN - NXB Kim Đồng, 1977
  3. *Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1. (0,5 điểm) Câu chuyện có những nhân vật nào? A- Ê-đi-xơn, bác sĩ, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn B- Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn C- Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bác sĩ, mẹ Ê-đi-xơn D- Chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn,mẹ Ê-đi-xơn.,bác sĩ Câu 2. (0,5 điểm) Bà mẹ trong câu chuyện rơi vào tình trạng ra sao? A- Đau bụng dữ dội, phải có bác sĩ đến khám. B- Đau ruột thừa phải mổ ngay mới cứu được. C- Đau ruột thừa, phải đem đến bệnh viện chữa. D- Đau bụng dữ dội,phải đem đến bệnh viện chữa. Câu 3. (0,5 điểm) Ê-đi-xơn đã nghĩ ra sáng kiến gì giúp bác sĩ cứu sống mẹ? A- Tập trung tất cả đèn dầu trong nhà rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ. B- Mượn nhiều mảnh sắt tây chiếu ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ. C- Mượn tấm gương lớn phản chiếu nhiều ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ. D- Mượn tất cả đèn dầu ở viện rồi thắp lên,đủ ánh sáng để mổ. Câu 4. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nổi bật của cậu bé Ê-đi-xơn? A-Thông minh, có tình cảm thương mẹ sâu sắc. B-Thông minh, có tình cảm tốt đẹp với gia đình. C-Thương mẹ sâu sắc, có ý thức trách nhiệm cao. D- Thông minh ,có ý thức trách nhiệm cao. Câu 5. (1 điểm) Nhờ đâu mà bà mẹ của Ê-đi-xơn thoát khỏi tay thần chết? Câu 6. (1 điểm) Qua bài này em học tập Ê-đi-xơn điều gì? Câu 7. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất cảm xúc của bác sĩ khi nói câu: “Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh!”? A-Ngạc nhiên, sợ hãi. B-Ngạc nhiên, thán phục. C-Ghê sợ, thán phục. D-Bực tức, ngạc nhiên. Câu 8. (1 điểm) Bài văn đã sử dụng những kiểu câu nào đã học ở lớp 4? Câu 9. (0,5 điểm) Trong bài văn có mấy danh từ riêng? A- Một danh từ riêng. (Đó là: ) B- Hai danh từ riêng. (Đó là: ) C- Ba danh từ riêng. (Đó là: ) D- Bốn danh từ riêng. (Đó là: ) Câu 10. (1 điểm) Xác định đúng chủ ngữ (CN), vị ngữ( VN) của câu “Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ”. CN . VN
  4. II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Trong gia đình em nuôi rất nhiều con vật. Hãy tả một con vật mà em yêu thích. Bài làm
  5. Điểm môn Tiếng Việt Điểm từng phần Bằng số Bằng chữ - Điểm đọc: (Đọc thành tiếng: ; Đọc hiểu: ) - Điểm viết: (Chính tả: ; Tập làm văn: ) Hết
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯỠNG VƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - LỚP 4 Năm học: 2020 - 2021 Bài kiểm tra viết: 10 điểm (Thời gian: 40 phút) 1. Chính tả (Nghe-viết): (2 điểm) Bài “Con chuồn chuồn nước” - Trang 127 - SGK TV4 Tập 2. Con chuồn chuồn nước Rồi đột nhiên, chú chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Nguyễn Thế Hội 2. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Trong gia đình em nuôi rất nhiều con vật. Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  7. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ Đề số 01 TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯỠNG VƯỢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CUỐI NĂM, NĂM HỌC: 2020-2021 A. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): 3 điểm *Nội dung kiểm tra: - Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 2, từ tuần 19 đến tuần 34 (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng hoc sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) - Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. *Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (90 tiếng/phút), giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm *Chú ý: Tránh trường hợp 02 HS được kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau. 2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm Câu Đáp án Điểm 1 C- Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bác sĩ, mẹ Ê-đi-xơn 0,5 2 B- Đau ruột thừa phải mổ ngay mới cứu được. 0,5 3 C- Mượn tấm gương lớn phản chiếu nhiều ánh đèn, đủ ánh 0,5 sáng để mổ. 4 A-Thông minh, có tình cảm thương mẹ sâu sắc. 0,5 5 Nhờ sáng kiến của Ê-đi-xơn 1 6 Yêu thương mẹ sâu sắc và có trách nhiệm với gia đình. 1 (HS có cách trình bày khác, đúng nội dung vẫn cho điểm) 7 B-Ngạc nhiên, thán phục. 0,5 8 Kiểu câu: Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì? 1 9 B- Hai danh từ riêng. (Đó là: Ê-đi-xơn, Ta-ni-a) 0,5 10 CN: mẹ; VN: thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ. 1 Tổng 7
  8. B. Kiểm tra viết: 10 điểm 1. Chính tả (Nghe - viết): 2 điểm - Giáo viên đọc cho học sinh cả lớp viết (Chính tả nghe - viết), thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: + Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 2. Tập làm văn: 8 điểm 2.1. Mở bài: 1 điểm: (trực tiếp hay gián tiếp) - Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?) 2.2. Thân bài: 4 điểm a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật: - Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. (1 điểm) - Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt ), thân hình, chân, đuôi. (1 điểm) b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: - Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật. (1 điểm) - Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa ) (1 điểm) *Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. 2.3. Kết bài: 1 điểm Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) 2.4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm): - Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, trình bày bài viết hợp lý (0,5 điểm); Chữ viết còn sai lỗi chính tả (quá 5 lỗi), trình bày không hợp lý (0 điểm) 2.5. Dùng từ đặt câu (0,5 điểm): - Có kĩ năng dùng từ và viết câu hoàn chỉnh, rõ nghĩa (0,5 điểm); Viết câu chưa đủ thành phần, chưa rõ nghĩa (0 điểm) 2.6. Sáng tạo (1 điểm): - Bố cục bài viết chặt chẽ có sự đan xen giữa miêu tả và lồng cảm xúc bản thân, cách viết giàu hình ảnh (1 điểm); Bố cục bài viết rõ ràng, không có sự đan xen giữa miêu tả và thể hiện cảm xúc (0,5 điểm); Bố cục bài viết chưa rõ ràng, cụ thể, không sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết bài (0 điểm). Hết NGƯỜI RA ĐỀ DUYỆT ĐỀ T/M TỔ CHUYÊN MÔN TỔ TRƯỞNG Đào Thị Thanh Thảo Nguyễn Thị Hồng Mỵ