Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Sông Khoai 2 (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Sông Khoai 2 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Sông Khoai 2 (Có ma trận và đáp án)
- PHÒNG GD VÀ ĐT THỊ XÃ QUẢNG YÊN BÀI KTĐK GHKI– NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG TH SÔNG KHOAI 2 MÔN: Tiếng Việt – LỚP 3 Ngày kiểm tra: Họ và tên học sinh: Lớp: Điểm Nhận xét Giáo viên coi Đọc Viết Điểm chung Giáo viên chấm A. BÀI KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả: (Nghe viết 15 phút): (4 điểm) Bài “Hũ bạc của người cha” - Tiếng Việt 3 - tập 1- trang 121, 122 đoạn từ “Hôm đó đến biết quý đồng tiền”
- II/ Tập làm văn: (25 phút): (6điểm) Hãy viết một bức thư cho một người thân của em để thăm hỏi và thông báo tình hình học tập của em với người đó.
- B – BÀI KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (20 phút): (6 điểm) Nhớ lại buổi đầu đi học Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Theo Thanh Tịnh Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng câu 1,2,3,4,5,6,7. Viết câu trả lời cho câu hỏi 8,9,10 1. Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường? (M1- 0.5đ) a. Khi thấy các bạn nhỏ cùng nhau đi tựu trường. b. Khi bắt đầu vào mùa thu. c. Vào những ngày cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều. d. Khi khai giảng năm học mới. 2. Cảm giác của tác giả khi nghĩ về buổi tựu trường đầu tiên được so sánh ra sao? (M1- 0.5đ) a. Như bông hoa tươi mỉm cười. b. Như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. c. Như cánh chim non chập chững tập bay. d. Cả 3 đáp án trên. 3. Ai đã đi cùng cậu bé tới buổi tựu trường đầu tiên? (M1- 0.5đ) a. Người mẹ. b. Bạn bè. c. Ông ngoại. d. Người cha 4. Buổi sáng đầu tiên cậu bé tới trường, thời tiết ra sao? (M2 - 0.5đ) a. Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh. b. Buổi sớm có ánh nắng chan hòa. c. Buổi sớm đầy gió lạnh d. Buổi sớm trời mưa lất phất
- 5. Cảnh vật xung quanh cậu bé ngày hôm đó trông như thế nào? (M2 - 0.5đ) a. Cảnh vật vẫn quen thuộc như trước. b. Cảnh vật đang có sự thay đổi lớn. c. Cảnh vật trở nên tươi mới và đẹp hơn. d. Cảnh vật không có gì thay đổi 6. Vì sao tác giả thấy cảnh vật trở nên khác lạ? (M3 - 1đ) a. Vì cảnh vật bỗng dưng thay đổi trong ngày cậu tới trường. b. Vì thời tiết mùa thu làm cho con đường trở nên khác lạ. c. Vì lần đầu trở thành học trò, trong lòng tác giả có cảm giác khác lạ khiến cho tác giả tưởng cảnh vật xung quanh trở nên khác lạ. d. Cả 3 đáp án trên. 7. Câu văn “Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.” được viết theo mẫu câu nào? (M2 - 0.5đ) a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? c. Ai là gì? 8. Hãy đặt một câu theo mẫu câu Ai là gì với từ “Học trò” (M2 - 0.5đ) 9. Con hãy nối hai cột để tạo thành câu ứng với nội dung của bài: Tôi bỡ gỡ và rụt rè. Những học trò mới đang có sự thay đổi lớn. Cảnh vật lá ngoài đường rụng nhiều. nhớ lại những cảm xúc trong ngày tựu Cuối thu, trường đầu tiên. 10. Nêu nội dung chính của bài? (M4 - 0,5đ) II. Đọc thành tiếng (4 điểm) Gọi mỗi học sinh đọc một đoạn văn (hoặc thơ) khoảng 60 – 70 tiếng trong số các bài đã học trong sách tiếng Việt 3 – Tập 1 theo yêu cầu của giáo viên./. Hết
- PHÒNG GD VÀ ĐT TX QUẢNG YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHKI TRƯỜNG TH SÔNG KHOAI 2 NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: Tiếng Việt – LỚP 3 Ngày kiểm tra: 3/1/2020 A- BÀI KIỂM TRA VIẾT I/ Chính tả: Nghe viết 15 phút (4 điểm). Bài “Chiều trên sông Hương”- Tiếng Việt 3 - tập 1- trang 96. - Bài viết đúng, đủ số chữ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đúng mẫu chữ, rõ ràng, trình bày đúng, đẹp: 4 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. II/ Tập làm văn (6 điểm ) Viết bức thư - Học viết được một bức thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến. - Trình bày đủ 3 phần: + Đầu thư: Nơi gửi, ngày tháng năm Lời xưng hô +Nội dung: Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư về tình hình của em. Lời chúc, hứa hẹn + Cuối thư: Lời chào, kí tên Câu viết đúng, dùng từ chính xác, liên kết câu hợp lí,diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ: 6điểm. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả giáo viên trừ điểm cho phù hợp. B- BÀI KIỂM TRA ĐỌC I/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (20 phút)- 6 điểm . Đáp án: Câu1: ý c (0,5 điểm ) Câu 2: ý b (0,5 điểm ) Câu 3: ý a (0, 5 điểm ) Câu 4: ý a (1 điểm) Câu 5: ý b (0,5 điểm) Câu 6: ý c(0, 5 điểm ) Câu 7: ý b ( 1 điểm ) Câu 8: Chúng em là học trò/ Em là học trò cũ của cô Thắm/ Chúng em là những học trò ngoan/ Báo hoa học trò là loại báo em thích nhất (0,5đ) Câu 9: (1 điểm): mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm Tôi bỡ gỡ và rụt rè. Những học trò mới đang có sự thay đổi lớn. Cảnh vật lá ngoài đường rụng nhiều. nhớ lại những cảm xúc trong ngày tựu Cuối thu, trường đầu tiên. Câu 10: Bài văn là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đến trường.
- II/ Đọc thành tiếng: (4 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh, mỗi học sinh đọc 1 đoạn văn, thơ ( khoảng 60 - 70 tiếng) trong số các bài Tập đọc đã học ở sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - Tập 1. - Đọc đúng, đủ tiếng, từ: 1,5 điểm. - Ngắt, nghỉ hơi đúng: 2 điểm. - Đọc lưu loát toàn bài, đúng tốc độ, rõ ràng, diễn cảm:0,5 điểm. - Đọc sai hoặc không đọc được, tùy theo mức độ giáo viên trừ điểm cho phù hợp Lưu ý: - Điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra Đọc và Viết theo nguyên tắc làm tròn 0,5; 0,75 thành 1