Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 4252
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc
  • docChính tả+ Văn lớp 5A.doc
  • docMa trận ĐH 5A.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH số 2 Hoài Tân (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀI TÂN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Lớp: 5A MÔN ĐỌC HIỂU Năm học 2019 - 2020 Họ tên (Thời gian 35 phút ) Điểm: Lời phê của giáo viên: Em đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi : Chiếc kén bướm Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình căng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài. Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống trong một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn. (Theo Nông Lương Hoài) Câu 1: (0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Có một anh chàng một cái kén bướm. Câu 2: (0,5 điểm) Chú bướm nhỏ cố thoát ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì? A. Khỏi bị ngạt thở. B. Nhìn thấy ánh sáng. C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. D. Bò loanh quanh. Câu 3: (0,5 điểm) Nối vế câu cột A với vế câu cột B để có câu ghép. A B Xuân về nên hoa mai trổ đúng Tết Mặc dù trời nắng gắt Hùng vẫn cố gắng đi học Nhờ thời tiết thuận lợi trăm hoa đua nở bà con nông dân vẫn miệt mài trên đồng Câu 4: (0,5 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai.
  2. Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu. Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Câu 5: (0,5 điểm) Nghĩa của cụm từ “ sức mạnh tiềm tàng” là gì? A. Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có. B. Sức mạnh đặc biệt của những người tài giỏi. C. Sức mạnh để làm những việc phi thường. D. Sức mạnh bình thường. Câu 6: (0,5 điểm) Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? Viết câu trả lời của em: Câu 7: (0,5 điểm) Em hiểu từ “hi vọng” trong câu “Còn chàng thanh niên thì cứ ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.” như thế nào? Câu 8: (0,5 điểm) Theo em, điều gì đã xảy ra với chú bướm khi thoát ra ngoài kén? Câu 9: (1 điểm) Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Câu 10: (0,5 điểm) Từ “đi” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Nồi cơm đã đi hơi. B. Thủy đi tắt qua đường để ra bến tàu điện. C. Gia đình bạn Lan đã đi nơi khác. D. Cái lược đi đâu mất rồi Câu 11: (0,5 điểm) Viết lại cảm nghĩ và bài học em rút ra được từ câu chuyện “ Chiếc kén bướm” (sử dụng từ ngữ giàu cảm xúc, gợi tả, gợi cảm, . . .) Câu 12:(1điểm) Đặt 1 câu ghép thể hiện mối quan hệ nguyên nhân kết quả. Đặt 1 câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến .
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5A Câu 1: (0,5 điểm) Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Câu 2: (0,5 điểm) C. Trở thành con bướm thật sự trưởng thành. Câu 3: (0,5 điểm) A B Xuân về nên hoa mai trổ đúng Tết Mặc dù trời nắng gắt Hùng vẫn cố gắng đi học Nhờ thời tiết thuận lợi trăm hoa đua nở bà con nông dân vẫn miệt mài trên đồng Câu 4: (0,5 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Đ Anh thanh niên thấy cái kén hé ra một lỗ nhỏ xíu. S Anh ta lấy dao rạch lỗ nhỏ cho to thêm. S Chú bướm tự mình thoát ra khỏi cái kén một cách dễ dàng. Đ Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Câu 5: (0,5 điểm) A. Sức mạnh bẩm sinh mọi người đều có Câu 6: (0,5 điểm) Theo em, chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi kén bằng cách nào? Chui qua cái lỗ đã được chàng trai rạch to thêm Câu 7: (0,5 điểm) Tin tưởng và mong chờ điều tốt đẹp đến. Câu 8: (0,5 điểm) Thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Câu 9: (1 điểm) Có 3 vế câu. Vế 1 nối với vế 2 bằng quan hệ từ, vế 2 nối trực tiếp với vế 3 bằng dấu phẩy. Câu 10: (0,5 điểm) B. Thủy đi tắt qua đường để ra bến tàu điện. Câu 11: (0,5 điểm) Thấy thương chú bướm nhỏ. Chàng thanh niên thật đáng trách. Chúng ta cần suy nghĩ thật kĩ khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Khi gặp khó khăn không được bỏ cuộc. Sự nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành. Câu 12:(1điểm) Học sinh đặt câu, tùy câu kết quả của học sinh. Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm.