Bài kiểm tra định kỳ học kỳ II môn Toán Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường RH Văn Hải

doc 17 trang thungat 6690
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ học kỳ II môn Toán Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường RH Văn Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_hoc_ky_ii_mon_toan_lop_4_nam_hoc_2020_2.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ học kỳ II môn Toán Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường RH Văn Hải

  1. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ II TRƯỜNG TH VĂN HẢI Năm học: 2020 – 2021 Môn: Toán - Lớp 4 (Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: 4 Họ tên giáo viên coi kiểm tra Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra . Điểm bài kiểm tra Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng Câu 1: 285 120 : 216 = A. 1230 B. 1330 C. 1220 D. 1320 Câu 2: Hình nào có số ô vuông đã tô màu? A. B. C. D. 2 4 Câu 3: 5 7 8 6 8 8 A. B. C. D. 35 35 12 30 Câu 4: 2 của 18 là: 3 A.6 B.27 C.12 D.36 Câu 5: 80m2 50dm2 = dm2: A. 8005 B. 8500 C. 8050 D. 8055 Câu 6: Trên bản đồ người ta ghi tỉ lệ là 1 : 15 000, độ dài thu nhỏ là 3m. Vậy độ dài thật là bao nhiêu?
  2. A. 45 000m B. 450 000dm C. 4500m D. 45m II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7: Tìm x: (1,5 điểm) 2 3 6 7 a) x : b) x 5 7 5 8 Câu 8:Tính: (2 điểm) 2 3 a) = 5 4 2 3 1 8 8 3 b) c) 5 10 2 11 33 4 Câu 9: (2 điểm) Một miếng kính hình thoi có độ dài đường chéo thứ nhất là 30m, đường 3 chéo thứ hai có độ dài bằng độ dài đường chéo thứ nhất. Tính diện tích miếng kính đó. 5
  3. Câu 10: (0,5 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất. 7 7 7 3 5 2 10 10 10 3 Câu 11 (1 điểm) Tổng của hai số là số chẵn lớn nhất có hai chữ số. Số bé bằng số lớn. 4 Tìm hai số đó.
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm. Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án D D A C C A II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7: Tìm x: 1,5đ, mỗi bài đúng 0,75đ 2 3 6 7 a) x : b) x 5 7 5 8 3 2 6 7 x = (0,25đ) x = (0,25đ) 7 5 5 8 6 13 x = (0,5đ) x = (0,5đ) 35 40 Câu 8:Tính:2đ 2 3 8 15 23 a) = + = 5 4 20 20 20 (0,5đ) 2 3 1 8 8 3 a) b) 5 10 2 11 33 4 4 3 1 8 24 = (0,25đ) = (0,25đ) 10 10 2 11 132 7 1 8 2 = (0,25đ) = (0,25đ) 10 2 11 11 7 5 2 1 6 = = (0,25đ) = (0,25đ) 10 10 10 5 11 Câu 9:2đ Một miếng kính hình thoi có độ dài đường chéo thứ nhất là 30m, đường chéo 3 thứ hai có độ dài bằng độ dài đường chéo thứ nhất. Tính diện tích miếng kính đó. 5 Giải: Độ dài đường chéo thứ hai là: (0,15đ) 30 : 5 x 3 = 18 (m) (0,75đ) Diện tích hình thoi là: (0,15đ) 30 x 18 : 2 = 270 (m2) (0,75đ) Đáp số: 270m2 (0,2đ)
  5. Câu 10: 0,5đ 7 7 7 7 7 70 3 5 2 (3 5 2) 10 7 10 10 10 10 10 10 3 Câu 11 :1đ Tổng của hai số là số chẵn lớn nhất có hai chữ số. Số bé bằng số lớn. Tìm 4 hai số đó. Tóm tắt (0,2đ) Giải: ? Số chẵn lớn nhất có 2 chữ số là: 98 (0,1đ) Số lớn: Tổng số phần bằng nhau là: (0,1đ) Số bé: 98 4 + 3 = 7 (0,1đ) Số lớn là: (0,1đ) ? 98 : 7 x 4 = 56 (0,1đ) Số bé là: (0,1đ) 98 – 56 = 42 (0,1đ) Đáp số (0,1đ): Số lớn 56 Số bé: 42
  6. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ II TRƯỜNG TH VĂN HẢI Năm học: 2020 – 2021 Môn: Tiếng việt- Lớp 4 (Thời gian làm bài 60 phút Họ và tên học sinh: Lớp: 4 Họ tên giáo viên coi kiểm tra Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra . Điểm bài kiểm tra Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra A. KIỂM TRA ĐỌC: I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34 (SGKTV4- Tập 2), trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó. II.ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (7 điểm – 15 phút) * Đọc thầm bài văn sau: Ngụ ngôn về ngọn nến Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm. Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ. Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.
  7. Dựa vào nội dung bài tập đọc, em hãy khoanh tròn trước ý trả lời đúng và trả lời các câu hỏi dưới đây: 1. (0,5 điểm) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng? A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối 2. (0,5 điểm) Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa? A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi 3. (0,5 điểm) Ngọn nến có kết cục như thế nào? A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ 4. (0,5 điểm) Ngọn nến hiểu ra điều gì? A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi 5. (1 điểm) Câu: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến 6. (1 điểm) Trong câu: “Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến.”, bộ phận nào là vị ngữ? A. đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến B. chảy ra lăn dài theo thân nến C. lăn dài theo thân nến 7. (0,5 điểm) Từ “hạnh phúc” trong câu: “Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.” thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ 8. (1 điểm) Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. 1. Căn nhà trống vắng. a. Câu kể “Ai làm gì?”. 2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. b. Câu kể “Ai thế nào?”. 3. Bạn đừng nói chuyện nữa! c. Câu kể “Ai là gì?”. 4. Các thanh niên lên rừng làm rẫy. d. Câu khiến. 9. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
  8. 10. (0,5 điểm) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau: a) Trạng ngữ chỉ địa điểm: , nến đã được thắp lên. b) Trạng ngữ chỉ thời gian: , nến được thắp lên. A. KIỂM TRA VIẾT: I .CHÍNH TẢ: Nghe – viết: (2 điểm- khoảng 15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Con chuồn chuồn nước” ( Tiếng Việt 4- Tập 2, trang 127), đoạn ( Từ đầu đến phân vân )
  9. II.TẬP LÀM VĂN: ( 8 điểm – 30 phút ) Đề bài: Gia đình em có nuôi một con vật, hãy tả con vật đó.
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 4 (Kiểm tra đọc) Năm học 2020 - 2021 A/ KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 0.5 điểm
  11. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm) II. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C A C B A A 1-b;2- c;3-d;4-a Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 9: HS nêu được các ý sau: - Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình . - Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí. Câu 10: HS đặt câu đúng yêu cầu, nội dung phù hợp mỗi phần B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết tốc độ đạt yêu cầu - Chữ viết rõ ràng - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (1 điểm) - Trình bày đúng quy định (0,5 điểm) - Viết sạch, đẹp (0, 5 điểm) 2. Tập làm văn (8 điểm) Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: * Mở bài: (1 điểm) giới thiệu được con vật em yêu thích * Thân bài: (6 điểm), trong đó: - Nội dung : + Tả ngoại hình: 2 điểm + Tả các hoạt động: 2 điểm - Kĩ năng : + Trình tự miêu tả hợp lí: 1 điểm + Diễn đạt câu trôi chảy 1 điểm * Kết bài: (1 điểm) Nêu được tình cảm .
  12. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ II TRƯỜNG TH VĂN HẢI Năm học: 2020 – 2021 Môn: Lịch sử - Địa lí - Lớp 4 (Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: 4 Họ tên giáo viên coi kiểm tra Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra . Điểm bài kiểm tra Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra A. PHẦN LỊCH SỬ (5 điểm) Câu 1: Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lý đất nước ? (1 điểm) A. Vẽ bản đồ đất nước và cho soạn Bộ luật Hồng Đức. B. Vẽ bản đồ đất nước. C. Quản lý đất nước không cần định ra pháp luật. D. Cho soạn Bộ luật Hồng Đức. Câu 2: Điền từ (Hậu Lê, thành tựu, tiêu biểu) vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp: (1,5 điểm) Dưới thời .(thế kỉ XV), văn học và khoa học của nước ta đã đạt được những .đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả thời kì đó. Câu 3: Quang Trung đại phá quân Thanh vào cuối năm nào ? (0,5 điểm) A. 1786 B. 1787 C. 1788 D. 1789 Câu 4: Bộ luật Hồng Đức của: (0,5điểm) A. Nhà Nguyễn. B. Vua Quang Trung. C. Nhà Trần D. Thời Hậu Lê. Câu 5: Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ? (1,5 điểm)
  13. B. PHẦN ĐỊA LÍ (5 điểm) Câu 6: Đồng bằng Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đắp nên ? (0,5 điểm) A. Sông Tiền và sông Đồng Nai. B. Sông Tiền và sông Hậu. C. Sông Mê Công và sông Sài Gòn . D. Sông Mê Công và sông Đồng Nai. Câu 7: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn thứ mấy của cả nước ? (0,5 điểm) A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ bốn Câu 8: Điền vào chỗ chấm ( ) từ thích hợp trong các câu sau: (1 điểm) Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng với những . và đầm, phá. Câu 9: Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước (2 điểm) Câu 10: Em hãy kể tên các hải sản quý ở vùng biển nước ta mà em biết: (1 điểm)
  14. HƯỚNG DẪN CHẤM LỚP 4: Môn: Lịch sử Câu 1 3 4 Khoanh đúng A C D Điểm 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2: Điền từ (Hậu Lê, thành tựu, tiêu biểu) vào chỗ chấm trong các câu sau cho thích hợp: (1,5 điểm) Dưới thời Hậu Lê (thế kỉ XV), văn học và khoa học của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả tiêu biểu thời kì đó. Câu 5: Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ? (1,5 điểm) Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị ở Đàng Ngoài cho vua Lê (năm 1786), mở đầu việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt. (Hoặc học sinh nêu phần ghi nhớ) Môn: Địa lý Câu 6 7 Khoanh đúng D A Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 8: Điền vào chỗ chấm ( ) từ thích hợp trong các câu sau: (1 điểm) Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ với những cồn cát và đầm, phá. Câu 9: Em hãy nêu những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước (2 điểm) Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động, đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất cả nước: Câu 10: Em hãy kể tên các hải sản quý ở vùng biển nước ta mà em biết: (1 điểm) - Sò huyết, đồi mồi, bào ngư, hải sâm, ốc hương, tôm hùm,
  15. PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ II TRƯỜNG TH VĂN HẢI Năm học: 2020 – 2021 Môn: Khoa học - Lớp 4 (Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên học sinh: Lớp: 4 Họ tên giáo viên coi kiểm tra Họ tên giáo viên chấm bài kiểm tra . Điểm bài kiểm tra Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng : Câu 1: Những yếu tố mà thực vật cần được cung cấp để sống và phát triển.? (0,5 điểm) A. Nước, chất khoáng, ánh sáng, khí ni tơ. B. Chất khoáng, ánh sáng, nước, khí các- bô - níc. C. Chất khoáng, ánh sáng, không khí, ô-xi. D. Nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng. Câu 2: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm là: (0,5 điểm) A. Do kênh, rạch, sông, hồ bị ô nhiễm B. Do xác động vật chết, phân hủy C. Mùi hôi thối từ rác thải. D. Do khói, các loại bụi, vi khuẩn và khí độc. Câu 3: Âm thanh được truyền qua các chất nào dưới đây ? (0,5 điểm) A. Chất rắn B. Chất khí C. Chất lỏng D. Tất cả các ý trên Câu 4: Vật nào ngăn ánh sáng truyền qua ? (0,5 điểm) A. Kính C. Nước B. Tú ni lông trắng D. Quyển vở, miếng gỗ
  16. Câu 5: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? (0,5 điểm) A. Nước uống B. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp C. Thức ăn D. Tất cả các ý trên Câu 6: Vật phát ra âm thanh khi nào ? (0,5 điểm) A. Khi ném vật lại. B. Khi làm vật rung động. C. Khi uốn cong vật D. Khi vật va vào vật khác. Câu 7: Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp.: (2 điểm) (nước tiểu, nước, các chất hữu cơ, các chất thải) Động vật hấp thụ khí ô-xi, và (lấy từ thực vật, động vật khác) thải ra khí các-bô-níc, và . Câu 8: Động vật cần gì để sống ? (1 điểm) A. Không khí C. Nước uống và ánh sáng B. Thức ăn D. Tất cả các ý trên Câu 9: Vật nào tự phát sáng và vật nào được chiếu sáng ? (1 điểm) Câu 10: Em hãy nêu ích lợi của âm thanh trong cuộc sống ? (2 điểm)
  17. Câu 11: Điều gì sẽ xảy ra đối với con người khi không có ánh sáng ? (1 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM LỚP 4: Môn: Khoa học Câu 1 2 3 4 5 6 8 Khoanh đúng D D D D D B D Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm Câu 7: Điền vào chỗ trống nội dung thích hợp.: (2 điểm) Động vật hấp thụ khí ô-xi, nước và các chất hữu cơ (lấy từ thực vật, động vật khác) thải ra khí các-bô-níc, nước tiểu và các chất thải . Câu 9: Vật nào tự phát sáng và vật nào được chiếu sáng ? (1 điểm) - Vật tự phát sáng: mặt trời, đèn điện, - Vật được chiếu sáng: bàn ghế, sách vở, mặt trăng, Câu 10: Em hãy nêu ích lợi của âm thanh trong cuộc sống ? (2 điểm) (Ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh rất cần cho con người. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, ) Câu 11: Điều gì sẽ xảy ra đối với con người khi không có ánh sáng ? (1 điểm) - Con người sẽ không nhìn thấy mọi vật; không lao động sản xuất được; trẻ em không được học tập, vui chơi con người sẽ không thể sống được.