Bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH Vĩnh Xá

doc 6 trang thungat 4380
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH Vĩnh Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_mon_tieng_viet_lop_5_cuoi_hoc_ky_ii_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 5 - Cuối học kỳ II - Năm học 2020-2021 - Trường TH Vĩnh Xá

  1. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian: 90 phút) Họ và tên : Lớp 5 Trường Tiểu họcvĩnh xá Ngày kiểm tra : tháng 5 năm 2021 Điểm Nhận xét của giáo viên: PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC A. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc một đoạn văn trong bài Phong cảnh đền Hùng (trang 68, SGK TV5, tập 2) B. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) - Đọc thầm bài văn: Công việc đầu tiên (trang 126, SGK TV5, tập 2) - Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất với mỗi câu sau: Câu 1:(0,5 điểm) Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là: Câu 2: (0,5 điểm) Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. C. Đêm đó chị ngủ yên. Câu 3:(0,5 điểm) Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. B. Giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. C. Cả hai ý trên đều đúng.
  2. Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao chị Út muốn thoát li ? A. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. B. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 5: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 6:(0,5điểm) Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì? A. Câu hỏi. B. Câu cầu khiến. D. Câu kể. Câu 7:(1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách các vế trong câu ghép. C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Câu 8:(1 điểm) Xác định các bộ phận trong câu: “Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.”: - Trạng ngữ: - Chủ ngữ: - Vị ngữ: Câu 9: (1 điểm) Gạch chân dưới cặp quan hệ từ trong câu: “Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc.” và cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị quan hệ: Câu 10: (1 điểm) Nêu 4 phẩm chất thường có của một phụ nữ: PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT 1. Viết chính tả:(2 điểm) (15 phút) - Nghe – viết: Bầm ơi. (từ đầu đến tái tê lòng bầm) (SGK TV5, tập 2, trang 130).
  3. 2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút) Em hãy tả người bạn thân của em ở trường.
  4. Đáp án – Biểu điểm Môn Tiếng Việt – Lớp 5 PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC A. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng 1 điểm đọc có biểu cảm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc 1 điểm đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc 1 điểm B. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1:(0,5 điểm) Rải truyền đơn. Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (0,5 đ) (1 đ) A. B. A. B. A. C. Câu 8:(1 điểm) - Trạng ngữ: Đêm đó. - Chủ ngữ: tôi. - Vị ngữ: ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Câu 9: (1 điểm) Cặp quan hệ từ trong câu là: “Rủi - thì” biểu thị quan hệ: Giả thiết- kết quả. Câu 10: (1 điểm) 4 phẩm chất thường có của một phụ nữ: Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, chăm chỉ, . PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT 1. Viết chính tả:(2 điểm) - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn thơ: 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài.
  5. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại tả người (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người. Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.