Bài kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 3040
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_8_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 8 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Diện tích của đồng bằng sông Hồng là A. 150000 km2. B. 40000 km2. C. 15000 km2. D. 1500 km2. Câu 2. Khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu nước? A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Câu 3. Quốc lộ 1A kéo dài từ Lạng Sơn đến A. TP Hồ Chí Minh. B. TP Cần Thơ. C. Cà Mau. D. Kiên Giang. Câu 4. Nhiệt độ trung bình năm của miền từ vĩ độ 160B trở vào Nam luôn trên A. 220C B. 230C C. 240C D. 250C Câu 5. Hệ thống sông nào sau đây không thuộc sông ngòi Bắc Bộ? A. Sông Hồng. B. Sông Thái Bình. C. Sông Ba. D. Sông Kì Cùng- Bằng Giang Câu 6. Nơi hẹp nhất Việt Nam là khoảng 50km, thuộc tỉnh A. Quảng Bình. B. Quảng Trị. C. Hà Tĩnh. D. Thừa thiên Huế. Câu 7. Ý nào sau đây không phải đặc điểm khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt nhỏ. B. Có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. C. Có mùa đông lạnh. D. Nam Bộ và Tây Nguyên mưa nhiều về mùa hạ, riêng Duyên hải Nam Trung Bộ mưa vào mùa thu đông và hay có bão. Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình nước ta? A. Được nâng lên mạnh trong giai đoạn Tân Kiến Tạo. B. Địa hình thấp dần từ đất liền ra biển. C. Địa hình có sự phân bậc rõ rệt. D. Hướng địa hình là hướng vòng cung và hướng Đông Bắc- Tây Nam. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây thuộc vùng biển Vệt Nam? A. Biển lớn, mở và nóng quanh năm. B. Biển nhỏ, tương đối kín và nóng. C. Biển lớn, tướng đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. D. Biển lớn, mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Có địa hình cao nhất cả nước. B. Sông thường ngắn, dốc và nhỏ. C. Có nhiều đồng bằng rộng lớn. D. Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn. Câu 11. Khí hậu nước ta là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp vì khí hậu mang A. tính chất nhiệt đới gió mùa. B. tính chất thất thường. C. tính chất đa dạng. D. tính chất phân hóa theo không gian và thời gian. Câu 12. Vì sao sông ngòi khu vực Bắc Trung Bộ thường có lũ lên nhanh và đột ngột? A. Do lãnh thổ hẹp bề ngang, mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn. B. Do lãnh thổ hẹp bề ngang, đồng bằng nhỏ hẹp. C. Do mưa lớn vào thu đông, có nhiều dãy núi cao. D. Do mưa nhiều, có các dãy núi đâm ngang ra biển. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (3,0 điểm). Tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào? Câu 14 (1,5 điểm). Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc? Câu 15 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau: Diện tích rừng nước ta qua các năm (Đơn vị: Triệu ha) Năm 1943 1993 2003 2013 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,9 13,9 a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi diện tích rừng nước ta qua các năm trên? b) Nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta qua các năm trên? Hết
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 8 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Trên đất liền, đồi núi chiếm tới diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. A. 1/4 B. 2/4 C. 3/4 D. 4/4 Câu 2. Dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc? A. Hoàng Liên Sơn. B. Bạch Mã. C. Pu- sam - sao. D. Pu- đen-đinh. Câu 3. Đường bờ biển nước ta dài A. 1650km. B. 2360km. C. 3260km. D. 4450km. Câu 4. Phần đất liền của nước ta kéo dài trên bao nhiêu độ vĩ tuyến? A. 120 vĩ tuyến. B. 130 vĩ tuyến. C. 140 vĩ tuyến. D. 150 vĩ tuyến. Câu 5. Khu vực Bắc Trung Bộ thường mưa vào các tháng A. từ T9-T12. B. từ T6-T10. C. từ T7-T11. D. từ T5-T9. Câu 6. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu với hai mùa mưa, khô rõ rệt. A. xích đạo. B. cận xích đạo. C. nhiệt đới. D. nhiệt đới khô. Câu 7. Khi có gió mùa Đông Bắc, dạng thời tiết nào sau đây thường gặp ở Bắc Bộ? A. Mưa phùn, đôi khi mưa tầm tã. B. Hanh khô, lạnh giá, mưa phùn. C. Thường có mưa rào và bão. D. Thường có mưa phùn và bão. Câu 8. Vị trí địa lí nước ta thuận lợi cho A. phát tiển nền nông nghiệp nhiệt đới khô. B. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới. C. phát triển nền nông nghiệp ôn đới. D. phát triển nền nông nghiệp đa dạng các sản phẩm. Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi Nam Bộ? A. Chế độ nước theo mùa. B. Lòng sông rộng và sâu C. Chế độ nước khá điều hòa. D. Ngắn, dốc, lũ lên nhanh và đột ngột. Câu 10. Dãy núi nào sau đây chắn gió tây nam gây thời tiết khô nóng, oi bức cho vùng Bắc Trung Bộ vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7? A. Dãy Bạch Mã. B. Dãy Trường Sơn Bắc C. Dãy Tam Điệp. D. Dãy Hoành Sơn. Câu 11. Vào mùa đông, khí hậu 3 miền Bắc-Trung-Nam không mà có A. đồng nhất- sự khác biệt rõ rệt. B. có sự khác biệt- sự đồng nhất. C. thuần nhất từ Bắc vào Nam - sự tương đồng D. thống nhất- sự khác biệt. Câu 12. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông ngắn và ấm hơn Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, vì A. dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió Đông Bắc từ lục địa phương bắc tràn về. B. mùa đông đến muộn, kết thúc sớm; nhiệt độ tháng 1 thường cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (cùng vĩ độ). C. nằm ở vĩ độ thấp hơn. D. địa hình cao hơn. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (3,0 điểm). Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào? Câu 14 (1,5 điểm). Trình bày sự khác biệt về độ cao địa hình và hướng núi giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? Câu 15 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau: Các loại đất chính ở nước ta (Đơn vị: %) Các loại đất Đất frelalit Đất mùn Đất phù sa Tỉ lệ 65 11 24 a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta? b) Nhận xét và nêu giá trị của các loại đất đó? Hết