Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_mon_tieng_viet_lop_5_on_tap_tu_dong_nghia_trai_nghia.doc
Nội dung text: Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa
- ÔN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA, ĐỒNG ÂM, NHIỀU NGHĨA * Những từ, nhóm từ sau là từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm hay nhiều nghĩa? Khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng: 1. Nước nhà, non sông, giang sơn, đất nước, Tổ quốc A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 2. Nhiều, đầy, đông, lắm, vô vàn A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 3. Êm đềm, êm ả, êm dịu A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 4. Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo cáo, hở sườn, đánh vào sườn địch, sườn chua ngọt A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 5. Nông cạn - sâu sắc; Vinh - nhục; lở - bồi A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 6. Buồn, buồn bã, sầu, tủi A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 7. Đi đường, đường dây điện thoại, đường truyền A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 8. Nước đường, đường đi, đường đột A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 9. Ít, thưa, vắng, thưa thớt, lác đác, loáng thoáng, lơ thơ A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 10. Vạt áo, vạt nương A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 11. Dao vạt, vạt áo A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 12. Cảnh cáo, cảnh giác, cảnh tỉnh A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 13. Giá lạnh, ghẻ lạnh, lạnh lùng, lạnh nhạt A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 14. Lạnh buốt, lạnh giá, lạnh lẽo, giá rét, rét buốt A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 15. Con ngựa đá, tảng đá A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 16. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 17. Cân nặng, bệnh nặng A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 18. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 19. Cánh đồng, tượng đồng, một nghìn đồng A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 20. Gọn gàng- bừa bộn; ngăn nắp - lộn xộn, cẩn thận – cẩu thả A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 21. Chân em bé, chân bàn, chân đê, chân ghế, chân núi A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 22. Chín vàng, nhẫn vàng, tiền vàng, quý như vàng, lửa thử vàng gian lan thử sức, tấm lòng vàng, ông bạn vàng A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa
- 23. (Nhẫn vàng, vàng lưới); (tấm lòng vàng- vàng lưới); (bạn vàng – vàng lưới) A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 24. Bay màu, đạn bay, chim bay, mũi tên bay A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 25. Sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 26. (Chim bay, cái bay); (tên bay - cái bay); (bay màu, cái bay) A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 27. Đẹp đẽ, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, mĩ lệ A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 28. Hòn đá, đá bóng A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 29. To lớn, to đùng, vĩ đại, khổng lồ A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 30. Ba má, ba tuổi A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 31. Cao lớn, đánh giá cao, hàng chất lượng cao, tuổi cao, cất cao tiếng hát A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 32. Cao lớn- cao dán; nhà cao – cao trăn A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 33. Cao, lênh khênh, lớn, lêu nghêu; cao lớn A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 34. Tiền đồng, tiền tuyến A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 35. Tiền tuyến, tiền đề, tiền phương, nơi tiền tiêu của tổ quốc A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 36. Học tập, học hỏi, học hành, học A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 37. Xanh lam, xanh ngọc, xanh lơ, xanh ngắt A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 38. Bông hoa súng, khẩu súng lục A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 39. Trắng tỉnh, trắng toát, trắng muốt, trắng ngà A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa 40. Nước lọc, đất nước A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Đồng âm D. Nhiều nghĩa ___HẾT___ ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A A D B A D C A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D A A C A D A C B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D D C D A A A C A C
- Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án D C A C D A A C A C PHẦN I – TỔNG HỢP KIẾN THỨC I. Từ đồng nghĩa 1. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2. Phân loại: - Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói. Ví dụ: trái – quả; hùm – hổ – cọp; trái banh – trái bóng; - Có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khác nhau về sắc thái ý nghĩa nên khi dùng phải cân nhắc lựa chọn nghĩa chính xác. Ví dụ: chết – hi sinh – mất – từ trần; ăn – xơi – chén; đất nước – Tổ quốc – non sông II. Từ trái nghĩa 1. Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái đối lập nhau. 2. Ví dụ: Chết trong còn hơn sống đục. Mềm nắn, rắn buông. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. III. Từ đồng âm 1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau hoàn toàn. Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc. 2. Ví dụ a. Ví dụ 1: Tính(1) cô ấy rất tốt nhưng họ không tính(2) chuyện mời cô về ở cùng. - tính(1): Đặc trưng tâm lý của từng người trong việc đối xử với xã hội và sự vật bên ngoài. - tính(2): Có ý định làm một việc. b. Ví dụ 2: Bà già đi chợ cầu Đông Xem một quẻ bói lấy chồng lợi(1) chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng : Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng chẳng còn. - lợi(1) : Chỉ những điều tốt đẹp, có ích. - lợi(2, 3) : Chỉ phần thịt bao quanh chân răng. IV. Từ nhiều nghĩa 1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ a. Khái niệm: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. b. Ví dụ: chân - Đôi chân thoăn thoắt. Chân là một bộ phận của cơ thể con người và vật, dùng để đi hoặc đứng. - Cô bé núp dưới chân bàn. Chân là phần dưới cùng, phần gốc của một vật. 2. Từ nhiều nghĩa a. Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. b. Phân loại: Trong từ nhiều nghĩa có:
- - Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác. - Nghĩa chuyển: là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. c. Ví dụ: * Từ: “đầu”: - Nghĩa gốc: Phần trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác : đầu bàn, đầu ghế, phần đầu - Nghĩa chuyển: + Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật : Đầu xe, đầu tủ + Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian ; đối lập với cuối : đầu làng, đầu chợ + Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm khác : đầu lòng, đầu tiên * Từ: “đi”: Hôm nay, tôi đi(1) học Bác đã đi(2) rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu) đi(1) : nghĩa gốc: di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân. đi(2): nghĩa chuyển: trạng thái biến mất, không còn tồn tại, đồng nghĩa với mất, chết, hi sinh PHẦN II – BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 1. Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ dưới đây. a. sáng : b. hiền : c. đẹp : . d. cao : . e. màu đỏ : f. màu đen : g. cảm xúc : Bài 2. Tìm các nhóm từ đồng nghĩa trong các đoạn văn sau. a) Trăng sáng vằng vặc giữa bầu trời bao la. Đồng ruộng bát ngát trải dài tận chân trời. Ánh trăng lung linh trên từng ngọn lúa. Ánh trăng lóng lánh trên mặt hồ. Cảnh đêm vắng vẻ càng làm cho cánh đồng thêm mênh mông. b) Bầu trời xanh mênh mông. Biển cả bao la như vô cùng tận. Sóng biển lấp loáng dưới ánh nắng chói chang. Bãi biển vắng ngắt không một bóng người rặng phi lao đứng hiu hắt bên cồn cát nóng. ❖ Nhóm 1 : ❖ Nhóm 2 : ❖ Nhóm 3 :
- Họ và tên: PHIẾU ÔN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: a. Từ đồng nghĩa với từ “hiền lành” trong các từ sau là: A. độc ác B. hiền đức C. hung ác D. hiền hậu b. Từ đồng nghĩa với từ “học sinh” trong các từ sau là: A. học hành B. học tập C. học trò D. học vẹt c. Từ đồng nghĩa với từ “long lanh” trong các từ sau là: A. lung linh B. lung lay C. nhấp nhô D. lóng lánh d. Từ nào dưới đây dùng để tả màu da của người bị bệnh? A. trắng xóa B. trắng bệch C. trắng phau D. trắng ngần 2. Nối từ ngữ ở cột bên trái với từ ngữ ở cột bên phải cho phù hợp: Cánh đồng lúa quê em rộng bao la Bầu trời rộng mênh mông Con đường làng rộng thùng thình Quần áo rộng thênh thang 3. Xếp các từ sau thành những nhóm từ đồng nghĩa: vui vẻ, sầm uất, vàng hoe, vàng ối, nhộn nhịp, phấn khởi, vui sướng, vàng óng, đông vui, vui mừng, vàng ươm, đông đúc. 4. Gạch dưới từ thích hợp trong ngoặc đơn ( ) để điền vào chỗ chấm ( ): a. Thế hệ mai sau sẽ được hưởng những (thành tích, kết quả, thành quả) của hôm nay. b. Lao động là (nhiệm vụ, nghĩa vụ, trách nhiệm) thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người. c. Anh La Văn Cầu đã chiến đấu (ngoan cường, ngoan cố, quật cường) cho đến giờ phút cuối cùng. d. Chị Hiền say sưa (nhìn, xem, ngắm) cảnh bình minh trên mặt biển. 5. Gạch dưới từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại trong các dãy từ sau: a. Chăm chỉ, chịu khó, chăm sóc, cần cù, chuyên cần. b. Ước muốn, ước lượng, ước ao, ước mong, ước mơ. c. Anh dũng, gan dạ, dũng cảm, can đảm, dũng sĩ. d. Nhân dân, nhân từ, nhân ái, nhân nghĩa, nhận hậu. 6. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm để được từ đồng nghĩa chỉ màu trắng: a. Tờ giấy của em . . b. Hạt gạo . c. Bông hoa huệ . d. Đàn cò . e. Hoa ban nở núi rừng.