Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1

doc 260 trang hoahoa 20/05/2024 3562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_1.doc

Nội dung text: Bài tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1

  1. Họ và tên: Lớp: 5 PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1 – MÔN TIẾNG VIỆT (Cơ bản) Điểm (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Tìm và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong các câu văn sau: a) Mặt biển trải rộng mênh mông, không biết đâu là bờ. b) Cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay. c) Bầu trời bao la khoác áo màu xanh mát. d) Con đường buổi sáng sớm rộng thênh thang. Bài 2: Khoanh tròn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau: a) Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ (nhô, mọc, ngoi) lên sau lũy tre làng. b) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối). c) Mưa tạnh hẳn, một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu (chiếu, soi, rọi ) xuống rừng cây. d) Mẹ và tôi say sưa (nhìn, xem, ngắm) cảnh bình minh trên mặt biển. Bài 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong các câu văn sau: a) Mùa hè, cả gia đình em đi du lịch rất nhiều nơi. b) Sáng sớm, mặt biển xanh trải rộng mênh mông. c) Xa xa, từng đoàn thuyền đánh cá hối hả nối đuôi nhau cập bến cảng. Bài 4: Tìm 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: a) Học sinh: b) Giáo viên: Bài 5: Em hãy tìm và ghi lại những hình ảnh miêu tả cảnh quang cảnh buổi sáng trong vườn cây (hay công viên, trên đường phố ), trong đó có các từ ngữ chỉ màu sắc khác nhau. Tiếng Việt 5-1 Page 1
  2. TIẾNG VIỆT TUẦN 1 ( NÂNG CAO) (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Tìm và ghi lại các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn sau: Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau: Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa , tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà , nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng vì một lá cỏ non vừa , hình như mỗi giọt khí trời cũng , không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay. (Theo Nguyễn Đình Thi) (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh. (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy . (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . (5): lay động, rung động, rung lên, lung lay. Bài 3: Xếp các từ sau thành từng nhóm từ đồng nghĩa và nêu nghĩa chung của các từ đồng nghĩa đó. Thông minh, nhẹ nhàng, linh hoạt, giỏi giang, hoạt bát, tháo vát, nhanh nhẹn, sáng tạo, dịu dàng, mưu trí, ngọt ngào, thùy mị. Bài 4: Thay thế từ in đậm trong câu văn bằng một từ láy để câu văn có hình ảnh hơn. a) Những giọt sương đêm nằm ( ) trên những ngọn cỏ. b) Đêm rằm, trăng sáng lắm ( ). c) Dưới ánh trăng, dòng sông trông ( ) như được dát bạc. Bài 5: Viết đoạn văn ( 5-7 câu) miêu tả cảnh quang cảnh buổi sáng trong vườn cây (hay công viên, trên đường phố ) trong đó có ít nhất một cặp từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. Tiếng Việt 5-1 Page 2
  3. ĐÁP ÁN TUẦN 1 ( CƠ BẢN) Bài 1: Tìm và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong các câu văn sau: a) Mặt biển trải rộng mênh mông, không biết đâu là bờ. b) Cánh đồng bát ngát, thẳng cánh cò bay. c) Bầu trời bao la khoác áo màu xanh mát. d) Con đường buổi sáng sớm rộng thênh thang. Bài 2 :Khoanh tròn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau : a) nhô b) vàng óng c) rọi d) ngắm Bài 3: Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong các câu văn sau: a) Mùa hè, cả gia đình em/ đi du lịch rất nhiều nơi. TN CN VN b) Sáng sớm, mặt biển xanh/ trải rộng mênh mông. TN CN VN c) Xa xa, từng đoàn thuyền đánh cá/ hối hả nối đuôi nhau cập bến cảng. TN CN VN Bài 4: Tìm 3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: a)Học sinh : học trò, sinh viên, học viên, trò. b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thầy đồ, giảng viên. Bài 5: Em hãy tìm và ghi lại những hình ảnh miêu tả cảnh quang cảnh buổi sáng trong vườn cây (hay công viên, trên đường phố ) trong đó có các từ ngữ chỉ màu sắc khác nhau. VD: Trong vườn cây - Vòm trời nhuộm màu xanh dịu mát, mây trắng xốp bồng bềnh trôi. - Những giọt sương trong veo như viên ngọc. - Vòm lá xanh mươn mướt rung rinh . - Những bé hoa khoe váy áo rực rỡ. - Những tia nắng sớm lấp lánh trên cây lá. TIẾNG VIỆT TUẦN 1 ( NÂNG CAO) Bài 1: Xanh – ngọc bích – lục Trông- nhìn Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau: Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa hồi sinh, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi, nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xoè nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động, không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay. Bài 3: Nhóm 1: thông minh, giỏi giang, sáng tạo, mưu trí (chỉ người giỏi). Nhóm 2: nhẹ nhàng, dịu dàng, ngọt ngào, thùy mị. (lời nói, cử chỉ êm dịu, dễ nghe). Nhóm 3: linh hoạt, hoạt bát, tháo vát, nhanh nhẹn ( hành động nhanh, thuần thục). Tiếng Việt 5-1 Page 3
  4. Bài 4: Thay thế từ in đậm trong câu văn bằng một từ láy để câu văn có hình ảnh hơn. a) Những giọt sương đêm nằm (long lanh) trên những ngọn cỏ. b) Đêm rằm, trăng sáng lắm (vằng vặc). c) Dưới ánh trăng, dòng sông trông ( lấp lánh) như được dát bạc. Bài 5: Viết đoạn văn ( 5-7 câu) miêu tả cảnh quang cảnh buổi sáng trong vườn cây (hay công viên, trên đường phố ) trong đó có ít nhất một cặp từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. VD: Trong vườn cây Khu vườn nhà em vào mỗi buổi sáng thật đẹp. Vòm trời cao và xanh mát như hòa cùng màu xanh biếc của cây lá. Những bé sương trong veo, long lanh như viên ngọc đậu trên thảm cỏ xanh mươn mướt. Những chị hoa hồng, lay ơn xúng xính khoe váy áo sặc sỡ đủ màu sắc. Ông mặt trời mỉm cười rải những tia nắng ban mai lấp lánh nô đùa khắp vườn cây. Không khí thơm thơm mùi cỏ hoa, thật trong lành, dễ chịu. Tiếng Việt 5-1 Page 4
  5. BÀI TẬP CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 5- TUẦN 2 ĐỀ 1 ( Cơ bản) (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Gạch chân dưới 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại: e) Xanh lè, xanh biếc, xanh mắt, xanh mát, xanh thắm, xanh mướt, xanh rì, xanh rớt, xanh rờn, xanh mượt, xanh bóng, xanh non, xanh lơ. f) Đỏ au, đỏ bừng, đỏ chói, đỏ son, số đỏ, đỏ hỏn, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ hồng. g) Trắng tinh, trắng toát, trắng bệch, trắng muốt, trắng tay, trắng ngà, trắng ngần, trăng trắng, trắng lốp, trắng phau, trắng hếu. h) Đen đủi, đen kịt, đen sì, đen kịt, đen bóng, đen thui, đen láy, đen lánh,đen nhẻm, đen ngòm, đen giòn. Bài 2 :Chọn từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ chấm : a) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái. b) . chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng. c) Ăn thì no, thì tiếc. d) Lúc bà về, mẹ lại . một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức. e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay phước. g) Nhà trường học bổng cho sinh viên xuất sắc. h) Ngày mai, trường bằng tốt nghiệp cho sinh viên. i) Thi đua lập công Đảng. k) Sau hòa bình, ông Đỗ Đình Thiện đã toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước. ( biếu, thưởng, tặng, ban, cho, trao, hiến , dâng, truy tặng) Bài 3: Dưới đây là một số ý được bạn Hà ghi chép về cảnh buổi sáng trong công viên và cảnh buổi sáng trên cánh đồng. Em hãy giúp Hà sắp xếp các ý sau thành dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng trong công viên và cảnh buổi sáng trên cánh đồng. a) Mặt trời từ từ nhô lên sau lũy tre làng. b) Công viên vào buổi sáng bình minh đẹp nên thơ. c) Những thảm cỏ xanh mươn mướt còn ướt đẫm sương đêm chạy dài hai bên bờ đê. d) Buổi sáng, cánh đồng quê em thật đẹp e) Xa xa, các bác nông dân đi thăm đồng, nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười vui vẻ f) Ông mặt trời vừa nhô lên rải những tia nắng vàng lấp lánh khiến cảnh vật trong công viên bừng sáng. g) Các khu vui chơi lúc này thật vắng lặng. h) Cả biển lúa vàng nhấp nhô lượn sóng như một tấm thảm vàng xuộm khổng lồ bày ra trước mắt em. i) Người đến công viên mỗi lúc một đông hơn, người tập thể dục, người đi dạo bộ. j) Ngắm cánh đồng em càng biết ơn các bác nông dân vất vả làm ra hạt gạo nuôi sống con người. k) Những bé hoa thích thú khoe váy áo sặc sỡ còn đính vô số hạt sương long lanh như viên ngọc. l) Em thích nhất là những cánh cò trắng phau phau chấp chới bay vút lên từ giữa biển lúa chín vàng. Tiếng Việt 5-1 Page 5
  6. m) Bầy chim ca hát líu lo chào bình minh báo hiệu một ngày mới tuyệt vời trên thành phố em yêu. n) Em mong mọi người luôn chung tay bảo vệ và giữ gìn để công viên sạch đẹp hơn và là nơi vui chơi giải trí sau mỗi ngày học tập, làm việc căng thẳng. o) Gió nhè nhẹ vờn trên mái tóc em mang theo hương lúa chín thơm thơm hòa cùng hương cỏ hoa thật trong lành, dễ chịu. Tả cảnh công viên : Tả cảnh cánh đồng: Bài 4: Dựa vào các ý đã nêu ở trên, em hãy viết đoạn văn (8 – 10 câu) miêu tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng hoặc trong công viên. Trong đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa. Tiếng Việt 5-1 Page 6
  7. ĐỀ 2 ( Nâng cao) (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trắng và ghi vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau: trắng phau, trắng hồng, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xóa, trắng bệch, trắng nõn, trắng tinh, trắng muốt, trắng bóng Tuyết rơi một màu Vườn chim chiều xế cánh cò Da người . ốm o Bé khỏe đôi má non tơ Sợi len . như bông Làn mây .bồng bềnh trời xanh .đồng muối nắng hanh Ngó sen ở dưới bùn tanh Lay ơn tuyệt trần Sương mù không gian nhạt nhòa Gạch men nền nhà Trẻ em hiền hòa dễ thương. Bài 2 : a) Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. Ai cũng yêu quê hương mình. Tôi cũng vậy. Quê hương tôi cũng mang một màu xanh như bao vùng quê khác, những màu xanh quyến rũ, xao xuyến lòng người. Đầu tiên là khóm tre xanh rì rào bao bọc xóm làng. Rồi đến màu xanh rờn của lúa đang thì con gái. Rồi dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa chảy qua giữa bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Những dãy núi hùng vĩ, rêu phong. Bên bãi cát trắng là biển xanh trong, nhìn tận đáy. Bầu trời cao, xanh mênh mông. Và cũng không thiếu vắng hình ảnh hàng cây với những khóm lá xanh mượt. Sắc xanh quê hương tôi đáng yêu vậy đó. b) Việc sử dụng nhiều từ ngữ đồng nghĩa đó trong đoạn văn trên giúp em có cảm nhận gì cảnh đẹp quê hương? Bài 3: a) Ghi lại 5 câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. b) Đặt 3 câu với các thành ngữ đã tìm được. Bài 4: Dựa vào các ý ở bài 3 ( Tiết 1) em hãy lập dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên hoặc buổi sáng trên cánh đồng. Tiếng Việt 5-1 Page 7
  8. Tiếng Việt 5-1 Page 8
  9. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 ( CƠ BẢN) Bài 1: Gạch chân dưới 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại: a) Xanh mắt b) Số đỏ c) Trắng tay d) Đen đủi Bài 2 :Chọn từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ chấm : a) tặng b) truy tặng c) cho d) biếu e) ban g) thưởng h) trao i) dâng k) hiến Bài 3: Tả cảnh công viên :b, f, k, g, j, m, n Tả cảnh cánh đồng: d, a, h, e, c, l, o Bài 4: Dựa vào các ý đã nêu ở trên, em hãy viết đoạn văn (8 – 10 câu) miêu tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng hoặc trong công viên. Trong đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa. Sáng hè, cánh đồng quê em như đẹp hơn. Ông mặt trời chầm chậm nhô lên sau lũy tre làng rải những tia nắng vàng rực rỡ. Cả một biển lúa vàng xuộm dập dờn, nhấp nhô như những làn sóng đuổi nhau xa tít đến chân trời. Những bông lúa vàng óng trĩu hạt ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Làn gió sớm mát lạnh, thoang thoảng hương lúa chín, hương cỏ nội thật dễ chịu. Thỉnh thoảng lại có cánh cò trắng phau chấp chới bay lên từ giữa biển lúa vàng. Nắng đậu trên từng bông lúa như đang vỗ về cho chúng. Em yêu biết bao những bác nông dân hiền lành, chăm chỉ làm việc để làm ra hạt gạo nuôi sống con người. ĐỀ 2 ( NÂNG CAO) (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trắng và ghi vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau: Tuyết rơi trắng xóa một màu Trắng tinh đồng muối nắng hanh Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò Ngó sen ở dưới bùn tanh trắng ngần Da người trắng bệch ốm o Lay ơn trắng nõn tuyệt trần Bé khỏe đôi má non tơ , trắng hồng Sương mù , trắng đục không gian Sợi len , trắng muốt như bông nhạt nhòa Làn mây trắng bạc bồng bềnh trời Gạch men trắng bóng nền nhà xanh Trẻ em trắng trẻo hiền hòa dễ thương. Bài 2 : a) Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. Ai cũng yêu quê hương mình. Tôi cũng vậy. Quê hương tôi cũng mang một màu xanh như bao vùng quê khác, những màu xanh quyến rũ, xao xuyến lòng người. Đầu tiên là khóm Tiếng Việt 5-1 Page 9
  10. tre xanh rì rào bao bọc xóm làng. Rồi đến màu xanh rờn của lúa đang thì con gái. Rồi dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa chảy qua giữa bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Những dãy núi hùng vĩ, rêu phong. Bên bãi cát trắng là biển xanh trong, nhìn tận đáy. Bầu trời cao, xanh mênh mông. Và cũng không thiếu vắng hình ảnh hàng cây với những khóm lá xanh mượt. Sắc xanh quê hương tôi đáng yêu vậy đó. b) Việc sử dụng nhiều từ ngữ đồng nghĩa chỉ các màu xanh khác gợi lên một màu xanh rất đỗi quen thuộc của vùng quê yêu dấu của tác giả. Màu xanh đó gắn bó với cảnh vật, con người nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Đó là màu xanh của cuộc sống ấm no, bình yên nhưng lại quyến rũ vô cùng. Từ đó cho thấy tác giả rất đỗi yêu quê hương. Bài 3: a) Ghi lại 5 câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. b) Đặt 3 câu với các thành ngữ đã tìm được. VD: Rừng vàng biển bạc; Bài 4: Dựa vào các ý ở bài 3 ( Tiết 1) em hãy lập dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên hoặc buổi sáng trên cánh đồng. Ví dụ: Tả cảnh buổi sáng trong công viên 1. Mở bài: Công viên vào buổi sáng bình minh đẹp nên thơ. 2. Thân bài: - Ông mặt trời vừa nhô lên rải những tia nắng vàng lấp lánh khiến cảnh vật trong công viên bừng sáng. - Bầy chim ca hát líu lo chào bình minh báo hiệu một ngày mới tuyệt vời trên thành phố em yêu. - Những bé hoa thích thú khoe váy áo sặc sỡ còn đính vô số hạt sương long lanh như viên ngọc. - Các khu vui chơi lúc này thật vắng lặng. - Người đến công viên mỗi lúc một đông hơn, người tập thể dục, người đi dạo bộ. 3. Kết bài: Em mong mọi người luôn chung tay bảo vệ và giữ gìn để công viên sạch đẹp hơn và là nơi vui chơi giải trí sau mỗi ngày học tập, làm việc căng thẳng. Tiếng Việt 5-1 Page 10
  11. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 2 – MÔN TIẾNG VIỆT ( Cơ bản) (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Gạch chân dưới 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại: i) Xanh lè, xanh biếc, xanh mắt, xanh mát, xanh thắm, xanh mướt, xanh rì, xanh rớt, xanh rờn, xanh mượt, xanh bóng, xanh non, xanh lơ. j) Đỏ au, đỏ bừng, đỏ chói, đỏ son, số đỏ, đỏ hỏn, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ rực, đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ hồng. k) Trắng tinh, trắng toát, trắng bệch, trắng muốt, trắng tay, trắng ngà, trắng ngần, trăng trắng, trắng lốp, trắng phau, trắng hếu. l) Đen đủi, đen kịt, đen sì, đen kịt, đen bóng, đen thui, đen láy, đen lánh,đen nhẻm, đen ngòm, đen giòn. Bài 2 :Chọn từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ chấm : a) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái. b) . chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng. c) Ăn thì no, thì tiếc. d) Lúc bà về, mẹ lại . một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức. e) Đức cha ngậm ngùi đưa tay phước. g) Nhà trường học bổng cho sinh viên xuất sắc. h) Ngày mai, trường bằng tốt nghiệp cho sinh viên. i) Thi đua lập công Đảng. k) Sau hòa bình, ông Đỗ Đình Thiện đã toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước. ( biếu, thưởng, tặng, ban, cho, trao, hiến , dâng, truy tặng) Bài 3: Dưới đây là một số ý được bạn Hà ghi chép về cảnh buổi sáng trong công viên và cảnh buổi sáng trên cánh đồng. Em hãy giúp Hà sắp xếp các ý sau thành dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng trong công viên và cảnh buổi sáng trên cánh đồng. p) Mặt trời từ từ nhô lên sau lũy tre làng. q) Công viên vào buổi sáng bình minh đẹp nên thơ. r) Những thảm cỏ xanh mươn mướt còn ướt đẫm sương đêm chạy dài hai bên bờ đê. s) Buổi sáng, cánh đồng quê em thật đẹp t) Xa xa, các bác nông dân đi thăm đồng, nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười vui vẻ u) Ông mặt trời vừa nhô lên rải những tia nắng vàng lấp lánh khiến cảnh vật trong công viên bừng sáng. v) Các khu vui chơi lúc này thật vắng lặng. w) Cả biển lúa vàng nhấp nhô lượn sóng như một tấm thảm vàng xuộm khổng lồ bày ra trước mắt em. x) Người đến công viên mỗi lúc một đông hơn, người tập thể dục, người đi dạo bộ. y) Ngắm cánh đồng em càng biết ơn các bác nông dân vất vả làm ra hạt gạo nuôi sống con người. z) Những bé hoa thích thú khoe váy áo sặc sỡ còn đính vô số hạt sương long lanh như viên ngọc. aa)Em thích nhất là những cánh cò trắng phau phau chấp chới bay vút lên từ giữa biển lúa chín vàng. Tiếng Việt 5-1 Page 11
  12. bb) Bầy chim ca hát líu lo chào bình minh báo hiệu một ngày mới tuyệt vời trên thành phố em yêu. cc)Em mong mọi người luôn chung tay bảo vệ và giữ gìn để công viên sạch đẹp hơn và là nơi vui chơi giải trí sau mỗi ngày học tập, làm việc căng thẳng. dd) Gió nhè nhẹ vờn trên mái tóc em mang theo hương lúa chín thơm thơm hòa cùng hương cỏ hoa thật trong lành, dễ chịu. Tả cảnh công viên : Tả cảnh cánh đồng: Bài 4: Dựa vào các ý đã nêu ở trên, em hãy viết đoạn văn (8 – 10 câu) miêu tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng hoặc trong công viên. Trong đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa. Tiếng Việt 5-1 Page 12
  13. TIẾNG VIỆT TUẦN 2 ( NÂNG CAO) (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trắng và ghi vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau: trắng phau, trắng hồng, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xóa, trắng bệch, trắng nõn, trắng tinh, trắng muốt, trắng bóng Tuyết rơi một màu Vườn chim chiều xế cánh cò Da người . ốm o Bé khỏe đôi má non tơ Sợi len . như bông Làn mây .bồng bềnh trời xanh .đồng muối nắng hanh Ngó sen ở dưới bùn tanh Lay ơn tuyệt trần Sương mù không gian nhạt nhòa Gạch men nền nhà Trẻ em hiền hòa dễ thương. Bài 2 : a) Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. b) Việc sử dụng nhiều từ ngữ đồng nghĩa đó trong đoạn văn trên giúp em có cảm nhận gì cảnh đẹp quê hương? Ai cũng yêu quê hương mình. Tôi cũng vậy. Quê hương tôi cũng mang một màu xanh như bao vùng quê khác, những màu xanh quyến rũ, xao xuyến lòng người. Đầu tiên là khóm tre xanh rì rào bao bọc xóm làng. Rồi đến màu xanh rờn của lúa đang thì con gái. Rồi dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa chảy qua giữa bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Những dãy núi hùng vĩ, rêu phong. Bên bãi cát trắng là biển xanh trong, nhìn tận đáy. Bầu trời cao, xanh mênh mông. Và cũng không thiếu vắng hình ảnh hàng cây với những khóm lá xanh mượt. Sắc xanh quê hương tôi đáng yêu vậy đó. Bài 3: a) Ghi lại 5 câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. b) Đặt 3 câu với các thành ngữ đã tìm được. Bài 4: Dựa vào các ý ở bài 3 ( Tiết 1) em hãy lập dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên hoặc buổi sáng trên cánh đồng. ĐÁP ÁN TUẦN 2 ( CƠ BẢN) Bài 1: Gạch chân dưới 1 từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại: e) Xanh mắt Tiếng Việt 5-1 Page 13
  14. f) Số đỏ g) Trắng tay h) Đen đủi Bài 2 :Chọn từ đồng nghĩa thích hợp vào chỗ chấm : a) tặng b) truy tặng c) cho d) biếu e) ban g) thưởng h) trao i) dâng k) hiến Bài 3: Tả cảnh công viên :b, f, k, g, j, m, n Tả cảnh cánh đồng: d, a, h, e, c, l, o Bài 4: Dựa vào các ý đã nêu ở trên, em hãy viết đoạn văn (8 – 10 câu) miêu tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng hoặc trong công viên. Trong đoạn văn có sử dụng các từ đồng nghĩa. Sáng hè, cánh đồng quê em như đẹp hơn. Ông mặt trời chầm chậm nhô lên sau lũy tre làng rải những tia nắng vàng rực rỡ. Cả một biển lúa vàng xuộm dập dờn, nhấp nhô như những làn sóng đuổi nhau xa tít đến chân trời. Những bông lúa vàng óng trĩu hạt ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Làn gió sớm mát lạnh, thoang thoảng hương lúa chín, hương cỏ nội thật dễ chịu. Thỉnh thoảng lại có cánh cò trắng phau chấp chới bay lên từ giữa biển lúa vàng. Nắng đậu trên từng bông lúa như đang vỗ về cho chúng. Em yêu biết bao những bác nông dân hiền lành, chăm chỉ làm việc để làm ra hạt gạo nuôi sống con người. TIẾNG VIỆT TUẦN 2 ( NÂNG CAO) (Thời gian làm bài 60 phút ) Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với từ trắng và ghi vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau: Tuyết rơi trắng xóa một màu Trắng tinh đồng muối nắng hanh Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò Ngó sen ở dưới bùn tanh trắng ngần Da người trắng bệch ốm o Lay ơn trắng nõn tuyệt trần Bé khỏe đôi má non tơ , trắng hồng Sương mù , trắng đục không gian Sợi len , trắng muốt như bông nhạt nhòa Làn mây trắng bạc bồng bềnh trời Gạch men trắng bóng nền nhà xanh Trẻ em trắng trẻo hiền hòa dễ thương. Bài 2 : a) Đọc đoạn văn sau và gạch chân dưới các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. Ai cũng yêu quê hương mình. Tôi cũng vậy. Quê hương tôi cũng mang một màu xanh như bao vùng quê khác, những màu xanh quyến rũ, xao xuyến lòng người. Đầu tiên là khóm tre xanh rì rào bao bọc xóm làng. Rồi đến màu xanh rờn của lúa đang thì con gái. Rồi dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa chảy qua giữa bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Những dãy núi hùng vĩ, rêu phong. Bên bãi cát trắng là biển xanh trong, nhìn tận đáy. Bầu trời cao, xanh mênh mông. Và cũng không thiếu vắng hình ảnh hàng cây với những khóm lá xanh mượt. Sắc xanh quê hương tôi đáng yêu vậy đó. Tiếng Việt 5-1 Page 14
  15. b) Việc sử dụng nhiều từ ngữ đồng nghĩa chỉ các màu xanh khác gợi lên một màu xanh rất đỗi quen thuộc của vùng quê yêu dấu của tác giả. Màu xanh đó gắn bó với cảnh vật, con người nơi tác giả sinh ra và lớn lên. Đó là màu xanh của cuộc sống ấm no, bình yên nhưng lại quyến rũ vô cùng. Từ đó cho thấy tác giả rất đỗi yêu quê hương. Bài 3: a) Ghi lại 5 câu thành ngữ nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. b) Đặt 3 câu với các thành ngữ đã tìm được. VD: Rừng vàng biển bạc; Bài 4: Dựa vào các ý ở bài 3 ( Tiết 1) em hãy lập dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên hoặc buổi sáng trên cánh đồng. Ví dụ:Tả cảnh buổi sáng trong công viên 1. Mở bài: Công viên vào buổi sáng bình minh đẹp nên thơ. 2. Thân bài: - Ông mặt trời vừa nhô lên rải những tia nắng vàng lấp lánh khiến cảnh vật trong công viên bừng sáng. - Bầy chim ca hát líu lo chào bình minh báo hiệu một ngày mới tuyệt vời trên thành phố em yêu. - Những bé hoa thích thú khoe váy áo sặc sỡ còn đính vô số hạt sương long lanh như viên ngọc. - Các khu vui chơi lúc này thật vắng lặng. - Người đến công viên mỗi lúc một đông hơn, người tập thể dục, người đi dạo bộ. 4. Kết bài: Em mong mọi người luôn chung tay bảo vệ và giữ gìn để công viên sạch đẹp hơn và là nơi vui chơi giải trí sau mỗi ngày học tập, làm việc căng thẳng. Tiếng Việt 5-1 Page 15
  16. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 3 – MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới CÁI AO LÀNG Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt toả bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao bắc bằng tấm ván có duỗi xuyên ngang lỗ hai cọc tre cứng đóng chắc nhô lên khỏi mặt ao. Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương. Nơi người già, người trẻ gặp nhau thường ngày bên cầu ao hoặc bờ ao bày tỏ câu tâm tình, bầu bạn chuyện nhà chuyện làng xóm. cầu ao là nơi cọ, rửa, tắm, giặt, gánh nước, tưới cho hoa màu, cây quả ở vườn nhà. Tuổi thơ tôi gắn bó với ao làng từ những trưa hè nắng oi ả, tôi từng lội, bơi, tắm mát, đùa nghịch với trẻ con cùng làng hoặc cho trâu lội xuống ao đầm mình khi chiều về. Có trưa nắng, tôi vo áo gối đầu nằm thiu thiu ngủ dưới bóng cây bên bờ ao nghe tiếng cá quẫy và tiếng sáo diều vo ve, lơ lửng trên trời cao xanh ngắt. Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều toả vờn mái rạ, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn ỉ eo cậy chuồng, rịt mũi vòi ăn. Cái ao làng chứa chan tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, ôm tôi vào lòng, chầm bập vỗ về rót vào tâm hồn trong trắng, thơ ngây của tôi những lòi ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc : Con cò mày đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Đặc điểm chung của những cái ao làng là gì ? A. Có nước trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. B. Có gió đùa giỡn lá sen xanh bồng bềnh trên mặt nước. C. Là tấm gương phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê. 2. Vì sao tác giả lại cho rằng "Nói đến ao làng là nhớ đến cái cầu ao.” A. Vì nếu không có cầu ao thì không thể lấy được nước ao đem về B. Vì cầu ao là cái dấu nối tình làng nghĩa xóm thân thương. C. Vì cầu ao có hai cái duỗi xuyên qua hai cọc tre rất đặc biệt. 3. Vì sao tác giả lại cho rằng : "Xưa nay, cầu ao vẫn là cái dấu nối tình làng, nghĩa xóm thân thương." ? A. Vì mọi người trong làng xóm đều dùng nước ở ao. B.Vì cầu ao do tất cả dân làng xây dựng lên. C.Vì cầu ao là nơi mọi người vừa làm việc vừa chia sẻ tâm tình chuyện nhà chuyện làng xóm. 4. Nội dung của bài văn là gì? A. Miêu tả cái ao làng có nhiều nét đẹp B. Tình cảm, sự gắn bó của tác giả với cái ao làng, với những kỉ niệm thời thơ ấu. C. Cảnh đẹp quê hương với cái ao làng. Tiếng Việt 5-1 Page 16
  17. PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Gạch bỏ một từ không thuộc các nhóm từ đồng nghĩa sau : a) lóng lánh, lấp lánh, lung lay, lấp loá. b) oi ả, oi nồng, ồn ã, nóng nực. c)ỉ eo, ca thán, ê a, kêu ca. Bài 2: Xếp 12 từ sau thành bốn nhóm từ đồng nghĩa : chầm bập, vỗ về, chứa chan, ngập tràn, nồng nàn, thiết tha, mộc mạc, đơn sơ, đầy ắp, dỗ dành, giản dị, da diết. Bài 3: Chọn từ thích hợp nhất (ở cuối mỗi câu) để điền vào chỗ trống : a) Đi vắng, nhờ người giúp nhà cửa. (chăm chút, chăm lo, chăm nom, săn sóc, chăm sóc, trông coi, trông nom) b) Cả nể trước lời mời, tôi đành phải ngồi rốn lại. (do dự, lưỡng lự, chần chừ, phân vân, ngần ngại) c) Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái. [Hồ Chí Minh] (cho, biếu, xén, tặng, cấp, phát, ban, dâng, tiến, hiến) Bài 4: Gạch chân dưới các từ ngữ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này. a) Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường ! Tác dụng : . b) Hoan hô anh giải phóng quân ! Kính chào Anh, con người đẹp nhất Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang, bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tác dụng : Bài 5: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. Mặt hồ gợn sóng. b. Sóng lượn trên mặt sông. c. Sóng biển xô vào bờ. (cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô) Bài 6*: Khoanh tròn vào từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu sau: a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích. b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ lòm, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng). c) Dòng sông chảy rất (hiền lành, hiền từ, hiền hoà, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. Bài 7: Xác định thành phần câu trong những câu sau: a)Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng. b) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm cây bụi thấp, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh bay đi bay lại. Tiếng Việt 5-1 Page 17
  18. Bài 8: Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại: a) thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. Tên nhóm từ còn lại: b) thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ nề, thợ nguội. Tên nhóm từ còn lại: c) giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. Tên nhóm từ còn lại: Bài 9: Tìm các từ ghép gọi tên người theo nghề nghiệp: a. Có tiếng thợ: thợ điện . . b. Có tiếng viên: nhân viên, . c. Có tiếng nhà: nhà khoa học, . d. Có tiếng sĩ: bác sĩ, . e. Có tiếng sư: kĩ sư, . Bài 10*: Tìm các thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa với các câu sau: a. Chịu thương chịu khó. . b. Muôn người như một. . c. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. . Bài 11*: Bạn Thuỳ Dung chép theo trí nhớ một đoạn văn miêu tả của nhà văn Nguyễn Thị Châu Giang nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn đã dùng từ nào, đành để trong ngoặc đơn. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng nhất điền vào chỗ trông: Ngày hội mùa thu Màn đêm (kéo, buông, rủ) xuống. Da trời mịn và êm như nhung. Giữa đĩa trời mênh mông, ông trăng (nhô, hiện, mọc) ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng. Cả dòng sông, cả cánh rửng, cả những tàu dừa ngả xuống nước, cả những bồn sen đang (e dè, e ngại, e ấp) cũng nhuốm bạc, cũng vẫy vùng trong suối vàng vô tận lấp lánh, lấp lánh. Đêm hội bắt đầu trong tiếng vỗ tay (rào rào, rì rào, rầm rầm) của rừng cỏ, trong muôn vàn âm thanh khác lạ của đất trời và nước. Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng (lấp loé, lập lòe, lấp lánh) bay nhẹ nhàng quanh sân khấu kết bằng lá cỏ khô (tỏa, bốc, dậy) mùi ngai ngái. Những giọng hát, những điệu múa (chan hoà, chan chứa, tràn đầy)trong hương sen thơm thoang thoảng. Mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ như được thắp đèn. Chợt tiếng đàn của chàng Dế mèn vút lên, cao bát ngát. Tất cả (lặng im, lặng ngắt). Chỉ có tiếng đàn như được tiếp sức sống, dịu dàng, rủ rỉ như dòng suối bạc trong suốt luồn lách trong rừng. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Đề bài : Tả một cơn mưa - Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa: Tiếng Việt 5-1 Page 18
  19. + Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo. + Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời. + Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to. - Thân bài: - Kết bài: + Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ. + Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu. Tiếng Việt 5-1 Page 19
  20. Tiếng Việt 5-1 Page 20
  21. ĐÁP ÁN PHẦN I : ĐỌC HIỂU 1C 2B 3C 4B PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: a) lung lay b) ồn ã c) ê a Bài 2: Nhóm 1: chầm bập, vỗ về, dỗ dành Nhóm 2: chứa chan, ngập tràn, đầy ắp, dỗ dành Nhóm 3: nồng nàn, thiết tha,da diết. Nhóm 4: mộc mạc, đơn sơ, giản dị Bài 3: a) trông coi b) chần chừ c) tặng Bài 4: a) Bác, Người, Ông Cụ Tác dụng : Tác giả gọi Bác thể hiện sự thân thiết, gần gũi như ruột thịt, gọi Người thể hiện sự tôn kính, tác giả gọi Ông Cụ thể hiện sự giản dị của Bác b)anh giải phóng quân , con người đẹp nhất , chàng trai chân đất, Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tác dụng : Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào, khâm phục của tác giả đối với anh giải phóng quân Bài 5: a)Lăn tăn b) nhấp nhô c) cuồn cuộn Bài 6*: a)gọt giũa b) đỏ chói c)hiền hoà Bài 7: Xác định thành phần câu trong những câu sau: a)Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê // CN là cái ao làng. VN b) Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm cây bụi thấp, // ta // có thể nghe TN CN VN tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh bay đi bay lại. Bài 8: a)Thợ rèn. Tên nhóm từ còn lại: Chỉ nông dân b)thủ công nghiệp. Tên nhóm từ còn lại: Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp c) nghiên cứu Tên nhóm từ còn lại: Chỉ giới trí thức. Bài 9: a)Có tiếng thợ: thợ điện, thợ mộc, thợ rèn, thợ hàn, thợ may, thơ xây, thợ hồ, thợ nề, thợ xẻ, thợ tiện,thợ gò hàn, thợ cơ khí, b)Có tiếng viên: nhân viên, .học viên, giảng viên, sinh viên, tiếp viên, huấn luyện viên, biên tập viên,, phát thanh viên, hướng dẫn viên, c)Có tiếng nhà: nhà khoa học,nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà giáo, nhà sử học, nhà khoa học, nhà toán học, d)Có tiếng sĩ: bác sĩ,thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ, e)Có tiếng sư: kĩ sư, luật sư, giáo sư, kiến trúc sư. Bài 10*: a) Chịu thương chịu khó = Thức khuya dậy sớm b) Muôn người như một. = Đồng tâm hiệp lực c) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. = Thất bại là mẹ thành công Tiếng Việt 5-1 Page 21
  22. Bài 11*: Thứ tự các từ cần điền là: Buông, nhô, e ấp, rào rào, lập lòe, tỏa, chan hòa, lặng im PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Tự làm theo dàn ý đã cho Điểm Tiếng Việt 5-1 Page 22
  23. Họ và tên: . Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 4– MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới BIỂN ĐẸP Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây tròi. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ, Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. (Vũ Tú Nam) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Khi nào thì "Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên." ? a. Buổi sớm nắng sáng. b. Buổi sớm nắng mờ. c. Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. 2. Khi nào thì "Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót." ? a. Một buổi chiều lạnh. b. Một buổi chiều nắng tàn, mát dịu. c. Một buổi trưa mặt trời bị mây che. 3. Trong bài, sự vật nào được so sánh với "ngực áo của bác nông dân” a. Cơn mưa b. Cánh buồm c. Biển Tiếng Việt 5-1 Page 23
  24. 4. Trong bài, sự vật nào được so sánhvới"ánh sáng chiếc sân khấu" ? a. Mặt trời b. Cánh buồm c. Tia nắng 5. Theo tác giả Vũ Tú Nam, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần lớn do những gì tạo nên ? a. Mây, trời và nước biển. b. Mây, trời và ánh sáng. c. Nước biển, những con thuyền và ánh sáng mặt trời. PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Tìm các từ trái nghĩa trong những câu thơ sau : a)Sao đang vui vẻ ra buồn bã c)- Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Vừa mới quen nhau đã lạ lùng. Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm Đời ta gương vỡ lại lành b)Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cây khô cây lại đâm cành nở hoa. Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Đắng cay nay mới ngọt bùi Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau. Bài 2: Gạch chân các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây: a) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. c) - Chết đứng còn hơn sống quỳ. - Chết vinh còn hơn sống nhục. - Chết trong còn hơn sống đục. d) Ngày nắng đêm mưa. - Khôn nhà dại chợ. - Lên thác xuống ghềnh. - Kẻ ở người đi. - Việc nhỏ nghĩa lớn. - Chân cứng đá mềm Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : thật thà > < Bài 4: Viết tiếp vế câu thích hợp có chứa từ trái nghĩa với từ được gạch dưới: a) Món quà tặng nhỏ bé nhưng b) Lúc gian khổ họ luôn ở bên nhau, c) Mới đầu thì chúng tôi cứ tưởng ngọn núi ở gần, Bài 5: Các dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ? a) Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, Tác dụng của dấu hai chấm là: b) Nhưng có một điều ít ai chú ý là : vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên. Tiếng Việt 5-1 Page 24
  25. Tác dụng của dấu hai chấm là: Bài 6: Với mỗi từ in nghiêng dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa : a) "già" : - quả già (M : quả non) - người già > < thịt Bài 9: Ghi lại các từ trái nghĩa với các nghĩa khác nhau của từ lành và mở dưới đây: a. lành - vị thuốc lành - vị thuốc - tính lành - tính - áo lành - áo - bát lành - bát - tiếng lành đồn xa - tiếng đồn xa. b. mở - .cửa - mở cửa - .vở - mở vở Bài 10: Xác định thành phần câu a) Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. b) Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Đề bài : Tả ngôi trường của em Mở bài : Giới thiệu về trường em. Trường Tiểu học . là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ. Thân bài: Tiếng Việt 5-1 Page 25
  26. Kết bài : Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết. - Em rất yêu trường yêu lớp. - Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp. . . . ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1C 2A 3B 4C 5B PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Tiếng Việt 5-1 Page 26
  27. a) vui vẻ - buồn bã c)- Ngọt bùi - đắng cay quen - lạ lùng. ngày - đêm vỡ - lành b)Sáng - tối Đắng cay - ngọt bùi ra - vào Bài 2: a)Đoàn kết - chia rẽ , sống - chết. b)Tốt - Xấu c) Chết – sống, đứng – quỳ - Chết – sống, vinh - nhục. - Chết - sống, trong - đục. d)Ngày - đêm , nắng – mưa; Khôn - dại, Lên - xuống; ở - đi; nhỏ - lớn; cứng- mềm Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : thật thà > < rau héo ( úa) Tiếng Việt 5-1 Page 27
  28. khuôn mặt: khuôn mặt tươi > < thịt ôi Bài 9: a.lành - vị thuốc lành - vị thuốc độc - tính lành - tính dữ - áo lành - áo rách - bát lành - bát vỡ - tiếng lành đồn xa - tiếng dữ đồn xa. b.mở - Đóng cửa - mở cửa - Gập vở - mở vở Bài 10: Xác định thành phần câu a)Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào // hồng rực lên như đàn CN bướm múa lượn giữa trời xanh. VN b) Những núi xa // màu lam nhạt pha màu trắng sữa. CN VN PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Em tự làm theo dàn ý đã cho Tiếng Việt 5-1 Page 28
  29. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 5 – MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi. VỀ THĂM MẸ Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi Chum tương mẹ đã đậy rồi Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa Áo tơi qua buổi cày bừa Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm Đàn gà mới nở vàng ươm Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành Bất ngờ rụng ở trên cành Trái na cuối vụ mẹ dành phần con Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày. (Đinh Nam Khương) Câu 1: Người con về thăm mẹ vào thời gian nào? A. Buổi sáng mùa đông B. Buổi chiều mùa thu C. Buổi chiều mùa đông D. Mùa hè Câu 2: Tác giả gợi tả cuộc sống của mẹ qua những sự vật nào? A. Chum tương , nón mê , áo tơi, người rơm, khói bếp, mái rơm B. Chum tương , nón mê , áo tơi, người rơm, đàn gà, cái nơm, trái na C. Áo tơi, người rơm, khói bếp, chum tương , nón mê, ngôi nhà. Câu 3: Cuộc sống của người mẹ ở quê như thế nào? A. Cuộc sống của mẹ nghèo khổ, vất vả, lam lũ B. Đáng thương vì nghèo C. Cuộc sống vất vả Câu 4: Người con cảm nhận được gì qua hình ảnh “Bất ngờ rụng ở trên cành/Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”? A. Có gì ngon mẹ cũng dành phần cho con dù con đã lớn. B. Tình cảm yêu thương sâu sắc của mẹ giành cho con. C. Mẹ luôn yêu thương, giành cho con những gì tốt đẹp nhất. Câu 5: Nêu nội dung bài thơ PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ : Hoà bình. Đặt câu với một từ vừa tìm được Tiếng Việt 5-1 Page 29
  30. Bài 2: Dựa vào nghĩa của tiếng” hòa” chia các từ sau thành hai nhóm, nêu nghĩa của từ hòa trong mỗi nhóm. Hòa lẫn, hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận. Nhóm 1: Nghĩa chung: Nhóm 2: Nghĩa chung: Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống đế có đoạn văn tả cánh thanh bình ở làng quê em : Cảnh làng quê em vào buổi sáng thật . (1). Mặt trời (2) khỏi rặng núi, . (3) những tia nấng ấm áp khắp nơi. Gió (4) nhẹ, hàng phi lao đang . (5) xuống dòng nước mương trong cũng rì rào ca hát. Những con trâu . (6) theo bác nông dân ra đồng. .(7). Những cánh cò vẫn .(8) bên ruộng lúa. Những chiếc nón lá của mấy cô làm cỏ .(9) trên cánh đồng trông xa như những .(10) nổi bật trên thảm lúa .(11). (bông hoa trắng, nhô lên, lặn lội kiếm ăn, xao (thổi), soi bóng, rọi, thanh bình, xanh mượt, cày ruộng, nhấp nhô, thủng thẳng) Bài 4*: a)Ghi tên những người nổi tiếng vì tinh thần đấu tranh chống chiến tranh mà em biết. b)Viết một đoạn văn giới thiệu về hành động chống chiến tranh của một trong những người nổi tiếng em đã nêu ở mục a và cảm xúc của em về người đó. Bài 5: Nối từng cụm từ có từ đồng âm ( in đậm) ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải sao cho phù hợp a. Một trăm nghìn đồng 1.Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau b. Đồng lúa 2.Tên một kim loại có mầu gần như màu đỏ c. Từ đồng nghĩa 3.Đơn vị tiền tệ Việt Nam d. Chuông đồng 4.Khoảng đất rộng, bằng phẳng để trồng trọt Bài 6: Đọc các cụm từ sau đây, chú ý từ in nghiêng a. Đặt sách lên bàn b.Trong hiệp 2, Rô- nan- đi- nhô ghi được một bàn c. Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa. Nghĩa của từ bàn được nói tới dưới đây phù hợp với nghĩa của từ bàn trong cụm từ nào, câu nào ở trên? - Lần tính được thua ( trong môn bóng đá) - Trao đổi ý kiến. - Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc. Tiếng Việt 5-1 Page 30
  31. Bài 7: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của nó a) Hôm nào bác tôi cũng đi . vó từ sáng sớm. b) Tôi sách vở vào cặp để chuẩn bị ra về. c) Hàng tuần cô ấy lên đại lí để hàng về bán. d) Cả làng tôi đều chưng rượu để bán. Bài 8: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các cụm từ sau: a. đâụ tương- đất lành chim đậu- thi đậu b. bò kéo xe- hai bò gạo - cua bò lổm ngổm c. cái kim sợi chỉ- chiếu chỉ - chỉ đường -một chỉ vàng Bài 9*: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ. a. Bác(1) bác(2) trứng. b. Tôi(1) tôi(2) vôi. c. Bà ta đang la(1) con la(2). d. Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp. e. Anh thanh niên hỏi giá(1) chiếc áo len treo trên giá(2). Bài 10: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm ( Mỗi từ đặt hai câu ): đỏ, lợi, mai, đánh. a) Đỏ b)Lợi c)*Mai d)*Đánh PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Đề bài : Tả ngôi nhà của em - Mở bài: Giới thiệu chung vị trí ngôi nhà, cảm giác chung của em về ngôi nhà? - Thân bài Tiếng Việt 5-1 Page 31
  32. - Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy. Tiếng Việt 5-1 Page 32
  33. ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU 1B 2B 3A 4B 5.Nói về cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, vất vả của người mẹ đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc giữa hai mẹ con. PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Từ đồng nghĩa với từ Hoà bình là: bình yên, thanh bình, thái bình, yên bình Từ trái nghĩa là : chiến tranh, xung đột, hiềm khích, loạn lạc, Đặt câu , ví dụ: - Bình yên: Ai cũng mong muốn có được cuộc sống bình yên. - Thanh bình: Cuộc sống nơi đây thật thanh bình. - Thái bình: Tôi cầu cho muôn nơi thái bình Bài 2: Nhóm 1: hòa bình, hòa giải, , hòa thuận. hòa hợp, hòa có nghĩa là trạng thái không có chiến tranh, yên ổn. Nhóm 2: Hòa lẫn, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa có nghĩa là trộn lẫn vào nhau. Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống đế có đoạn văn tả cánh thanh bình ở làng quê em : Cảnh làng quê em vào buổi sáng thật thanh bình. Mặt trời nhô lên khỏi rặng núi rọi những tia nấng ấm áp khắp nơi. Gió xao nhẹ, hàng phi lao đang soi bóng xuống dòng nước mương trong cũng rì rào ca hát. Những con trâu thủng thẳng theo bác nông dân ra đồng cày ruộng. Những cánh cò vẫn lặn lội kiếm ăn bên ruộng lúa. Những chiếc nón lá của mấy cô làm cỏ nhấp nhô trên cánh đồng trông xa như những bông hoa trắng nổi bật trên thảm lúa xanh mượt. Bài 4*: a)Ghi tên những người nổi tiếng vì tinh thần đấu tranh chống chiến tranh mà em biết. Ví dụ : Hồ Chí Minh, cụ Phan bội Châu, anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, b)HS tự viết Bài 5: Nối từng cụm từ có từ đồng âm ( in đậm) ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải sao cho phù hợp a. Một trăm nghìn đồng 1.Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau b. Đồng lúa 2.Tên một kim loại có mầu gần như màu đỏ c. Từ đồng nghĩa 3.Đơn vị tiền tệ Việt Nam d. Chuông đồng 4.Khoảng đất rộng, bằng phẳng để trồng trọt Bài 6: a. Đặt sách lên bàn(Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc.) b.Trong hiệp 2, Rô- nan- đi- nhô ghi được một bàn ( Lần tính được thua ( trong môn bóng đá) c. Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa.( Trao đổi ý kiến.) Bài 7: Từ cần điền : cất - Cất vó: Chỉ việc đưa vật gì đó từ dưới nước lên - Cất ách vở : chỉ việc đem vật ( sách vở ) để vào chỗ nào đó ( cặp ) - cất hàng : lấy hàng về bán - chưng cất : dùng nhiệt để làm nước hóa thành hơi Bài 8: a)đậu(1): DT, chỉ một loại đỗ đậu(2): ĐT chỉ hoạt động của chim đậu (3): ĐT chỉ việc thi đỗ b)bò kéo xe- hai bò gạo - cua bò lổm ngổm bò : chỉ 1 loại động vật ăn cỏ Tiếng Việt 5-1 Page 33
  34. bò : đơn vị đo lường bò : hoạt động di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác c) cái kim sợi chỉ- chiếu chỉ - chỉ đường -một chỉ vàng chỉ: 1 đồ vật dùng để may vá chiếu chỉ: lệnh vua ban chỉ đường: nêu rõ cách thức di chuyển để đến được đích. Chỉ vàng : đơn vị đo lường Bài 9*: + bác(1) : dùng để xưng hô. bác(2) : Cho trứng đã đánh vào chảo, quấy đều cho sền sệt. + tôi(1) : dùng để xưng hô. tôi(2) : thả vôi sống vào nước cho nhuyễn ra dùng trong việc xây dựng. + la(1) : mắng mỏ, đe nẹt. la(2) : chỉ con la. + giá(1) : đỗ xanh ngâm mọc mầm dùng để ăn. giá(2) : giá đóng trên tường ở trong bếp dùng để các thứ rổ rá. + giá(1) : giá tiền một chiếc áo. giá(2) : đồ dùng để treo quần áo. Bài 10: a) Hoa phượng đỏ rực cả một góc trường. Số tôi dạo này rất đỏ. b) Bạn Nam xỉa răng bị chảy máu lợi. Bạn Hương chỉ làm những việc có lợi cho mình. c) Ngày mai, lớp em học môn thể dục. Bạn Lan đang cầm một cành mai rất đẹp. d) Tôi đánh một giấc ngủ ngon lành. Chị ấy đánh phấn trông rất xinh PHẦN III: TẬP LÀM VĂN HS tự làm bài theo gợi ý Tiếng Việt 5-1 Page 34 Điểm
  35. Họ và tên: . Lớp: 5 . PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6 – MÔN TIẾNG VIỆT PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “ Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói:“ Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ : Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện . Mẹ nói: “ Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp . Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “ Em Trần Thanh Phương Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! ( Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định . .cách ký tên. Câu 2:Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ? A.Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy. B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi. C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ. D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện được nội dung bài tập đọc? A. Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Thương người như thể thương thân. D. Thương nhau củ ấu cũng tròn. Câu 4: Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”? A. Vì Phương không giúp đỡ bà cụ mà lại được tuyên dương B. Vì Phương cảm thấy có lỗi với mẹ khi giận mẹ. C. Vì mọi ánh mắt của các bạn đều đổ dồn về phía Phương D. Vì tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh Câu 5: Vào vai Phương, viết những điều Phương muốn nói lời xin lỗi mẹ. (Viết 2 – 3 câu). Tiếng Việt 5-1 Page 35
  36. . PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Nối từng cụm từ có từ đồng âm ( in đậm) ở bên trái với nghĩa của nó ở bên phải sao cho phù hợp a.Sao trên trời có khi mờ 1.Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản khi tỏ. chính b.Sao lá đơn này thành ba 2.Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô. bản. c.Sao tẩm chè. 3.Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân. d.Sao ngồi lâu thế? 4.Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục. e.Đồng lúa mượt mà sao! 5.Các thiên thể trong vũ trụ. Bài 2: Ở từng chỗ trống dưới đây, có thể điền chữ (tiếng) gì bắt đầu bằng : a) ch / tr - Mẹ tiền mua cân cá. - Bà thường kể đời xưa, nhất là cổ tích. - Gần rồi mà anh ấy vẫn ngủ dậy. b) d / gi - Nó rất kĩ, không để lại vết gì. - Đồng hồ đã được lên mà kim vẫn không hoạt động. - Ông tớ mua một đôi giày và một ít đồ . dụng. Bài 3: Các câu sau đã sử dụng từ đồng âm nào để chơi chữ? Hãy gạch chân. a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín. b) Đừng vội bác ý kiến của bác. c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ. d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi. Bài 4: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng: +Cái nhẫn bằng bạc. +Đồng bạc trắng hoa xoè. + Cờ bạc là bác thằng bần. +Ông Ba tóc đã bạc. +Đừng xanh như lá, bạc như vôi + Cái quạt máy này phải thay bạc. Bài 5: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đá, là, rải đặt câu với mỗi từ đó và giải thích. a) Đá b)Là Tiếng Việt 5-1 Page 36
  37. c)rải Bài 6: Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: đường, chiếu, cày, đặt câu với mỗi từ đó và giải thích. a)đường b)chiếu c)cày Bài 7*: Gạch dưới bộ phận có thể mang hai nghĩa hoàn toàn khác nhau trong câu sau và nói rõ có thể hiểu ý câu này theo hai cách nào ? a) Bún chả ngon Cách hiểu thứ nhất : . Cách hiểu thứ hai : b) Đem cá về kho Cách hiểu thứ nhất : . Cách hiểu thứ hai : Bài 8: Những từ nào chứa tiếng hữu có nghĩa là "bạn" ? a. hữu nghị b. thân hữu c. hữu ích d. bạn hữu e. bằng hữu g. hữu tình h. hữu ngạn i. chiến hữu Bài 9: Những từ nào chứa tiêng hợp có nghĩa là "gộp lại" ? a. hợp nhất b. hợp lí c. hợp tác d. liên hợp e. phù hợp g. hợp lực h. tổ hợp i. hợp doanh Bài 10: Các thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao nào dưới đây nói về tinh thần hợp tác ? a.Kề vai sát cánh. b.Chen vai thích cánh. c.Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. d.Tay năm tay mười. e.Đồng tâm hợp lực. Bài 11*: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: hữu nghị, hữu ái, hữu cơ, hữu dụng, hữu ý. a) Tình giai cấp. b) Hành động đó là chứ không phải vô tình. c) Trở thành người d) Sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. e) Cuộc đi thăm . của Chủ tịch nước. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Đề bài : Tả cảnh dòng sông quê hương em Mở bài: Giới thiệu dòng sông quê hương gắn liền với tuổi thơ Tiếng Việt 5-1 Page 37
  38. Thân bài : Kết bài: dòng sông quê đã gắn liền với tuổi thơ của em, dòng sông cũng chính là hiện thân cho quê hương Tiếng Việt 5-1 Page 38
  39. ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu 1: Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. 2A 3C 4B 5.Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ. Bây giờ thì con đã hiểu sao mẹ lại giúp đỡ cụ Tám rồi ạ. Trong cuộc sống cần có tấm lòng nhân hậu mẹ nhỉ? PHẦN II: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: a – 5 ; b – 1 ; c – 2 ; d – 3 ; e - 4 Bài 2: a)- Mẹ trả tiền mua cân chả cá. - Bà thường kể chuyện đời xưa, nhất là truyện cổ tích. - Gần trưa rồi mà anh ấy vẫn chưa ngủ dậy. b) - Nó giấu rất kĩ, không để lại dấu vết gì. - Đồng hồ đã được lên dây mà kim giây vẫn không hoạt động. - Ông tớ mua một đôi giày da và một ít đồ gia dụng. Bài 3: a) Chín người ngồi ăn nồi cơm chín. b) Đừng vội bác ý kiến của bác. c) Mẹ em đỗ xe lại mua cho em một nắm xôi đỗ. d) Bố tôi vừa mới tôi xong một xe vôi. Bài 4: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng: +Cái nhẫn bằng bạc.( Chỉ một loại kim loại màu trắng) +Đồng bạc trắng hoa xoè.(chỉ tiền) + Cờ bạc là bác thằng bần.( một trò chơi ăn tiền) +Ông Ba tóc đã bạc.( chỉ màu trắng) +Đừng xanh như lá, bạc như vôi( tình nghĩa không trọn vẹn) + Cái quạt máy này phải thay bạc.(Một bộ phận trong quạt máy) Bài 5: a)Đá :Tay chân đấm đá. Con đường này mới được rải đá. - Đá trong chân đá là dùng chân để đá, còn đá trong rải đá là đá để làm đường đi. b) Là: Mẹ là quần áo. Bé Mai là em của em. - Là trong là quần áo là cái bàn là còn là trong là của em thuộc sở hữu của mình. c) Rải : Mẹ rải chiếu ra sàn nhà cho bé Tôm ngồi chơi. Em đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi Rải chiếu : hoạt độnglàm cho cái chiếu rộng ra trên một mặt phẳng Giải ba : chỉ số thứ tự Bài 6: a) Đường: Bé thích ăn đường. Con đường rợp bóng cây. - Đường trong ăn đường là đường để ăn còn đường trong con đường là đường đi. b) Chiếu: Ánh nắng chiếu qua cửa sổ. Cơm rơi khắp mặt chiếu. Tiếng Việt 5-1 Page 39
  40. - Chiếu trong nắng chiếu, chiếu rộng chỉ hoạt động chiếu toả, chiếu rọi của ánh nắng mặt trời. Còn chiếu trong khắp mặt chiếu là cái chiếu dùng để trải giường. c) Cày: Bố em mới cày xong thửa ruộng. Hôm qua, nhà em mới mua một chiếc cày. - Cày trong cày ruộng là dụng cụ dùng để làm cho đất lật lên còn cày trong chiếc cày là chỉ tên cái cày. Bài 7*: Gạch dưới bộ phận có thể mang hai nghĩa hoàn toàn khác nhau trong câu sau và nói rõ có thể hiểu ý câu này theo hai cách nào ? a)Bún chả ngon Cách hiểu thứ nhất : Bún chả ( món ăn ) ngon Cách hiểu thứ hai : Bún không ngon b)Đem cá về kho Cách hiểu thứ nhất : Đem cá về kho( nấu) Cách hiểu thứ hai : Đem cá về cất trữ trong kho Bài 8: Những từ chứa tiếng hữu có nghĩa là "bạn" b. thân hữu d. bạn hữu e. bằng hữu i. chiến hữu Bài 9: Những từ chứa tiếng hợp có nghĩa là "gộp lại" a. hợp nhất c. hợp tác d. liên hợp g. hợp lực h. tổ hợp i. hợp doanh Bài 10: a.Kề vai sát cánh. c.Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. e.Đồng tâm hợp lực. Bài 11*: Thø tù c¸c tõ cÇn ®iÒn lµ: h÷u ¸i, h÷u ý, h÷u dông, h÷u c¬, h÷u nghÞ. PHẦN III: TẬP LÀM VĂN Hs tự làm theo gợi ý Tiếng Việt 5-1 Page 40
  41. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 7– MÔN TIẾNG VIỆT Kiến thức trọng tâm - Rèn kĩ năng xác định từ nhiều nghĩa ( nghĩa chuyển – nghĩa gốc) - Lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh sông nước. ĐỀ 1 1. Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ in đậm ở cột A: AB a.Tiêm phòng dịch sốt virut 1.Chất lỏng trong cơ thể b.Gài ống nhựa vào vết mổ 2.Tình trạng bệnh lây lan truyền rộng cho dịch thoát ra ngoài. trong một thời gian dài c.Dịch từ Tiếng Anh sang 3.Chuyển đổi vị trí trong khoảng ngắn tiếng Việt d.Dịch cái bàn sang phòng 4.Chuyển nội dung diễn đạt từ ngôn bên cạnh ngữ này sang ngôn ngữ khác. 2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong mỗi câu sau: a. Ngôi nhà của em có rất nhiều cửa.( ) b. Quê tôi ở vùng cửa sông nên đất đai rất phì nhiêu. ( ) c. Bạn ấy luôn có câu nới cửa miệng: Kệ tớ. .( ) d. Nhà nước có nhiều chính sách mở cửa đầu tư. .( ) 3. Khoanh tròn vào từ mang nghĩa gốc trong mỗi nhóm từ dưới đây: a. Trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu, mũ lưỡi trai. b. Mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm,mũi giày, mũi kim. c. Đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc. d. Tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai cối, tai mắt, nem tai. 4. Tìm từ có chứa tiếng “lưng” có nghĩa sau, đặt câu với mỗi từ đó. a. Chỉ số lượng nhiều, tương đương một nửa. b. Chỉ ở khoảng giữa đèo, núi, đồi. c. Chỉ phía sau một người. d. Chỉ một loại dây đeo dùng trong khi mặc quần áo. e. Chỉ một người lười, không chịu làm việc. 5. Chọn 1 từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi câu: a.Anh em . quân ở đảo xa. b. Bác thợ đang đinh vào chiếc bàn. c. Cô giáo dặn trức khi ra về phải các cửa sổ. d. Mẹ đã tiền học cho em. e. Cô ấy . kịch rất tự nhiên. Tiếng Việt 5-1 Page 41
  42. g. Bác ấy vừa . đôi giày mới rất đẹp. h. Bác ấy đang . bao hàng để bán. i. Vùng Bắc cực quanh năm nước . băng. 6. Dựa vào nội dung đoạn thơ sau, em hãy tưởng tượng và lập dàn ý cho bài văn tả vẻ đẹp của dòng sông vào một thời điểm nào đó trong ngày mà em yêu thích nhất hoặc tả vẻ đẹp thay đổi theo thời gian của dòng sông Dòng sông mặc áo Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Đêm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ. Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa? Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai Nguyễn Trọng Tạo Tiếng Việt 5-1 Page 42
  43. ĐỀ SỐ 2 1 . Ghi lại từ có thể dùng thay thế cho từ “ăn” trong các câu sau: a. Bữa tối nhà Tú thường ăn muộn. b. Xe này ăn xăng lắm. c. Cô ấy ăn lương cao lắm. d. Rễ xoan ăn ra tận bờ ao. e.Tớ ăn con xe của cậu rồi. 2 . Xếp các từ sau thành các nhóm, chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm và nhóm nào mang nghĩa gốc – nghĩa chuyển Đánh đàn, đánh trống, đánh cờ, đánh giày, đánh răng, đánh bạc, đánh cá, đánh trứng, đánh phèn, đánh nhau, đánh vật, đánh bẫy. 3. Tìm các cặp từ có tiếng ăn điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho hợp lí: a. Sáng nay tôi đi . nên phải . tươm tất. b. Cửa hàng rất nên công việc . cũng tạm ổn. c. Chúng tôi đang .thì bọn ập tới. d. Nhà thì mà cô ấy rất , thật không phải lẽ. 4. Nêu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong các câu sau: a. Tôi thường đánh dấu những chỗ quan trọng bằng mực đỏ. b. Cậu ấy vẫn phải đánh vần từng chữ một. c. Anh ấy đánh điện về nhà để báo tin. d. Cô ấy thuê người đến đánh ghen ầm ĩ. e. Anh ấy hay đánh đố mọi người bằng những câu hỏi rất khó. f. Chúng ta không được đánh mất niềm tin với mọi người. g. Anh đánh giá tôi quá cao đấy. h. Con chó đánh hơi rất giỏi. i. Lan bị bố đánh đòn vì không chịu học hành. 5. Dựa vào dàn ý đã lập ở đề 1, em hãy viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Tiếng Việt 5-1 Page 43
  44. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 1.Nối lời giải nghĩa ở cột B với từ in đậm ở cột A: a – 2 b - 1 c – d d - 4 2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong mỗi câu sau: a. Ngôi nhà của em có rất nhiều cửa.( Nghĩa gốc) b. Quê tôi ở vùng cửa sông nên đất đai rất phì nhiêu. (Nghĩa chuyển) c. Bạn ấy luôn có câu nới cửa miệng: Kệ tớ. (Nghĩa chuyển) d. Nhà nước có nhiều chính sách mở cửa đầu tư. (Nghĩa chuyển) 3. Khoanh tròn vào từ mang nghĩa gốc trong mỗi nhóm từ dưới đây: a. Trăng lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi lợn, lưỡi câu, mũ lưỡi trai. b. Mũi đất, mũi tên, mũi tấn công, mũi lõ, mũi tiêm,mũi giày, mũi kim. c. Đầu bàn, đầu hàng, đầu tóc, đầu súng, đầu sông, đầu suối, đầu bạc. d. Tai thính, tai ấm, tai hồng, tai bèo, tai hại, tai cối, tai mắt, nem tai. 4. Tìm từ có chứa tiếng “lưng” có nghĩa sau, đặt câu với mỗi từ đó. a. Lưng cơm, lưng bát, lưng thùng, lưng bơ Mỗi bữa bạn ấy chỉ ăn có lưng chén cơm. b. Lưng chừng, lưng đèo, lưng dốc, lưng núi. Chúng tôi đang đứng trên lưng đồi ngắm cảnh núi rừng. c. Lưng áo, sống lưng, đau lưng, lưng ngựa, sau lưng. Dạo này bà em thường hay kêu đau lưng. d. Thắt lưng, dây lưng, đai lưng Bạn ấy lúc nào cũng mặc quần áo, đeo thắt lưng chỉnh tề. e. Ngay lưng, dài lưng, thẳng lưng. Cậu ấy ngay lưng quen rồi, chẳng biết làm việc gì. 5. Chọn 1 từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi câu: a.Anh em đóng quân ở đảo xa. ( chỉ nơi các đơn vị bộ đội huấn luyện) b. Bác thợ đang đóng đinh vào chiếc bàn. ( chỉ việc dùng búa tác động vào đinh) c. Cô giáo dặn trức khi ra về phải đóng các cửa sổ. ( chỉ việc làm cho cửa khép lại) d. Mẹ đã đóng tiền học cho em. ( chỉ việc nộp tiền) e. Cô ấy đóng kịch rất tự nhiên. ( chỉ các vai diễn của người duễn kịch) g. Bác ấy vừa đóng đôi giày mới rất đẹp. ( chỉ việc làm tạo ra đôi giày.) h. Bác ấy đang đóng bao hàng để bán. ( chỉ việc cho hàng hóa vào bao) i. Vùng Bắc cực quanh năm nước đóng băng. ( chỉ nước bị đông cứng) 6. Dựa vào nội dung đoạn thơ sau, em hãy tưởng tượng và lập dàn ý cho bài văn tả vẻ đẹp của dòng sông thay đổi trong một ngày đẹp trời. Dàn ý: a. Mở bài - Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông . - Nghe ngoại kể con sông đã gắn bó nhiều kỉ niệm với người dân quê em. b. Thân bài Tả bao quát - Con sông bắt nguồn từ một vùng miền núi xa xôi, đoạn chảy qua làng em uốn lượn mềm mại như dải lụa vắt bên cánh đồng lúa bát ngát. - Mặt sông rộng mênh mông, người bơi giỏi qua sông cũng phải mất chừng 15 phút. - Sông điệu đà thay màu áo theo sắc mây trời bao la. Tiếng Việt 5-1 Page 44
  45. * Buổi sớm - Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa. - Nước sông nhuộm thêm ánh hồng của rạng đông nên càng thêm sắc thắm. - Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông. - Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao. - Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới. - Sông hệt như thiếu nữ thẹn thùng đón nắng ban mai. * Buổi trưa - Mặt trời lên cao dần, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, sóng sánh ánh nắng vàng rực rỡ. - Làn gió khe khẽ đẩy những chiếc thuyền tre nhấp nhô. - Vài khóm lục bình tím biếc lặng lẽ trôi điểm tô trên nền áo xanh của dòng sông. * Buổi chiều - Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ trong buổi chiều êm ả. - Sông tắm mình trong ánh hoàng hôn, sông ôm ấp mặt trời đầy lưu luyến. - Nắng nhạt dần đổ dài trên các hàng cây, làng mạc hai bên bờ sông. - Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương. * Buổi đêm - Màn đêm buông xuống, sông kín đáo trong màu áo đen huyền bí đón trăng lên. - Sóng lăn tăn gợn ánh trăng lấp loáng. -Sông oàm oạp vỗ hai bên bờ, tiếng cá đớp mỗi lõm bõm giữa đêm khuya. c. Kết bài - Sông vỗ về cánh đồng lúa bội thu, cho bãi dâu khoai xanh tốt. - Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người. Tiếng Việt 5-1 Page 45
  46. ĐỀ SỐ 2 1 . Ghi lại từ có thể dùng thay thế cho từ “ăn” trong các câu sau: a. Bữa tối nhà Tú thường ăn muộn. Dùng bữa b. Xe này ăn xăng lắm. Tốn c. Cô ấy ăn lương cao lắm. Hưởng d. Rễ xoan ăn ra tận bờ ao. Lan e.Tớ ăn con xe của cậu rồi. Thắng 2 . Xếp các từ sau thành các nhóm, chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm và nhóm nào mang nghĩa gốc – nghĩa chuyển Chỉ việc dùng tay tác động làm người Đánh nhau, đánh vật. ( Nghĩa gốc) khác bị đau Chỉ việc dùng tay tác động vào một vật Đánh trống, đánh đàn tạo ra tiếng kêu Chỉ việc dùng tay quấy một loại chất lỏng Đánh trứng, đánh phèn cho tan đều ra Chỉ việc nhiều người tham gia một cuộc Đánh bạc, đánh cờ. chơi Chỉ việc làm cho sạch, đẹp hơn đánh giày, đánh răng Chỉ việc săn bắt động vật Đánh bẫy, đánh cá 3. Tìm các cặp từ có tiếng ăn điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho hợp lí: a. Sáng nay tôi đi ăn tiệc nên phải ăn mặc tươm tất. b. Cửa hàng rất ăn khách nên công việc làm ăn cũng tạm ổn. c. Chúng tôi đang ăn cơm thì bọn ăn cướp ập tới. d. Nhà thì thiếu ăn mà cô ấy rất ăn diện, thật không phải lẽ. 4. Nêu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong các câu sau: a. đánh dấu : dùng bút làm chỗ đó nổi bật lên b. đánh vần: ghép các chữ cái để đọc c. đánh điện: gọi điện thoại. d. đánh ghen: mắng chửi, làm nhục người có quan hệ với chồng mình. e. đánh đố: câu nói khó không ai có thể làm được. f. đánh mất: làm mất đi cái gì đó g. đánh giá: nhận xét, trao đổi về ai đó. h. đánh hơi: phát hiện i. đánh đòn: tác động làm cho người khác bị đau. 5. Dựa vào dàn ý đã lập ở đề 1, em hãy viết đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Từ thuở còn thơ, chúng tôi đã gắn bó với dòng sông quê mẹ. Trong trí tưởng tượng non nớt của lứa tuổi lên mười, tôi thấy dòng sông mới “điệu" làm sao! Buổi sáng, mặt trời lên cao rải nắng xuống mặt sông lấp lánh. Sông như mặc một tấm áo lụa đào tha thướt. Buổi trưa, bầu trời xanh cao vời vợi soi bóng xuống mặt sông. Sông lại thay chiếc áo màu xanh mới tinh khôi. Lúc hoàng hôn buông xuống, ánh nắng phản chiếu lên các đám mây, nhuộm bầu trời thành một bức tranh rực rỡ sắc màu. Dòng sông cũng lấp lánh hây hây ráng vàng, ráng đỏ, đẹp vô cùng! Đêm khuya, dòng sông mặc áo đen, lặng lẽ nép trong rừng bưởi. Sáng ra, dòng sông thay chiếc áo điểm những cánh hoa bưởi trắng tinh, thơm đến ngẩn ngơ. Đi trong vườn bưởi ven sông đang mùa hoa nở, tôi ngước mắt lên gặp vô vàn những chùm hoa bưởi đẫm sương, la đà trong gió sớm. Cả đầu tóc, quần áo, thân mình tôi được ướp trong làn Tiếng Việt 5-1 Page 46
  47. hương dịu dàng mà đậm đà khó quên của thứ hoa dân dã mà thanh quý. Yêu biết mấy vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên trên quê hương mình. Bài văn mẫu Tuổi thơ em gắn liền với vẻ đẹp của con sông quê hương êm đềm và mát dịu, con sông quanh co, uốn lươn như giải lụa xanh quàng lên tấm áo màu mỡ của quê em. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt và sự tươi trẻ của làng quê-nơi em sinh ra và lớn lên. Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước làm dong sông trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ắm. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng,ẩn hiện như một vệt khói xanh, dài tít tắp, Dãy thuyền chài đã bập bùng ánh lửa làm tôn thêm vể mờ ảo của dòng sông. Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay thế chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Những chiếc thuyền đánh cá đã buông chèo, khua nước làm dòng sông càng trở nên nhộn nhịp. Hai bên triền sông là những bãi dâu, bãi ngô xanh mướt và xóm làng trù phú với những cây tre đan nắng, soi bóng xuống mặt sông. Buổi trưa, dòng sông im lặng hẳn, chỉ còn nghe tiếng “cạch,cạch” của người nào đi thuyền về muộn. Mọi vật như đều nghi ngơi trong tiếng ru trầm ắm của gió. Chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẵm chiếu xuống mặt sông. Trẻ con rủ nhau ra tắm. Chung té nước vào nhau cười nắc nẻ và lặn ngụp như những con rái cá thực thụ. Sông ôm lấy những đứa trẻ nghịch ngợm và hồn nhiên vào lòng bằng những con sóng nhè nhẹ. Em thì thích nhất khi được bắt dế bên bờ sông hay mua ngô nướng ở chân đê. Em yêu con sông cũng như yêu kỷ niệm của tuổi thơ. Nó đã vun đắp cho tình yêu quê hương, đất nước của em thêm rộng lớn. Em hứa sẽ học tốt để sau này góp phần xây dựng quê hương đát nước giàu đẹp, văn minh hơn. Tiếng Việt 5-1 Page 47
  48. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 8 – MÔN TIẾNG VIỆT A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN I. Tập đọc - Kì diệu rừng xanh: Qua những trang miêu tả đặc sắc, tài hoa, tác giả đã mở ra thế giới kì diệu của rừng xanh, làm cho chúng ta thêm yêu và muốn bảo vệ rừng cùng các loài muông thú. - Trước cổng trời: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng khoáng đạt, trong lành cùng những con người chịu thương chịu khó hăng say lao động, làm đẹp cho quê hương. II. Luyện từ và câu a) Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa - Là hai hay nhiều từ khác nhau. - Chỉ là một từ. - Nghĩa của các từ đồng âm không có - Là từ có một nghĩa gốc và một hay liên hệ gì với nhau. Vì vậy, các từ đồng âm một số nghĩa chuyển.Với một từ nhiều thường khác nhau về từ loại. nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Ví dụ: Hòn đá (DT) – đá bóng (ĐT): Hai Cái mũi – mũi thuyền: Có chung nét từ khác hẳn nhau về nghĩa => Đây là hai từ nghĩa : là bộ phận nhô lên ở phía trước => đồng âm. Đây là một từ nhiều nghĩa. b) Mở rộng vốn từ thiên nhiên - Hiểu được thiên nhiên là tất cả những gì không do con người tạo ra. - Nắm được một số từ ngữ miêu tả các sự vật, hiện tượng thiên nhiên; các thành ngữ tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống xã hội. - Vận dụng các từ ngữ nói về thiên nhiên để viết thành câu văn đoạn văn. III. Tập làm văn - Khi viết bài văn tả cảnh, cần xác định rõ đối tượng miêu tả và trình tự miêu tả. - Có thể lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp, cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng khi viết đoạn văn. Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp vào đối tượng được miêu tả Mở bài gián tiếp: Nói đến một vấn đề khác có liên quan rồi mới giới thiệu đối tượng được miêu tả. Kết bài không mở rộng: Nêu cảm nhận chung về đối tượng được miêu tả. Kết bài mở rộng: Nêu cảm nhận về đối tượng được miêu tả đồng thời còn liên hệ mở rộng đến những vấn đề khác hoặc rút ra bài học cho bản thân. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: BIỂN NHỚ Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp. Tiếng Việt 5-1 Page 48
  49. Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người ? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển. Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ ? Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức Nhiều ! Nhiều lắm ! Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội. ( Theo Nam Phương) Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp ở vùng biển nào? A. Mỹ An B. Hạ Long C. Sầm Sơn D. Tân Mỹ An Câu 2. Tác giả lựa chọn miêu tả những sự vật nào ở trên biển? A. Ánh trăng, tiếng hát, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng giã tràng, màn đêm. B. Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng giã tràng, màn đêm C. Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con giã tràng, mặt biển óng ánh D. Tiếng hát, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con giã tràng, mặt biển óng ánh. Câu 3: Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào? Câu 4: Tiếng sóng biển được tác giả so sánh với âm thanh nào? A. Tiếng trẻ nô đùa C. Tiếng người nói chuyện rầm rì B. Tiếng hát D. Tiếng bà kể chuyện. Câu 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S A. Tiếng hàng phi lao như đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm của nó. B. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một Câu 6. Đứng trước biển, tác giả liên tưởng đến những điều gì? A. Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên , một kẻ điên cuồng dữ dội B. Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ điên cuồng dữ dội C. Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ điên cuồng dữ dội D. Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ điên cuồng dữ dội. Câu 7* : Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả? Tiếng Việt 5-1 Page 49
  50. Câu 9*: Ghi lại một hình ảnh em yêu thích trong bài và giải thích vì sao em lại yêu thích hình ảnh ấy. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại: a) tít mù, mênh mông, tít tắp, vời vợi, ngút ngát. b) bao la, mênh mông, vô tận, lướt thướt, thênh thang. c) Hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, lê thê. Câu 2. Ghi tên các sự vật trên biển và những từ ngữ miêu tả các sự vật đó. Câu 3. Tìm các từ láy: - Chỉ tiếng nước chảy (M: róc rách) - Chỉ tiếng gió thổi (M: rì rào ) - Gợi tả dáng dấp của một vật (M: chót vót ) - Gợi tả màu sắc (M: sặc sỡ ) Câu 4. Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên? a) Non xanh nước biếc b) Non nước hữu tình c) Sớm nắng chiều mưa d) Giang sơn gấm vóc. Tiếng Việt 5-1 Page 50
  51. Câu 5. Tìm hai thành ngữ nói về các hiện tượng thiên nhiên. Câu 6. Trong các câu văn sau, từ được gạch chân trong câu nào mang nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? a) - Thời tiết hôm nay rất nóng. - Anh ấy là người rất nóng tính. b) - Cam đầu mùa rất ngọt. - Cô y tá dỗ ngọt để bé chịu tiêm. c) - Đó là những chàng trai tràn trề sức xuân. - Mùa xuân , hoa đào nở hồng rực một sườn đồi trên bản em. Câu 7. Từ mỗi ví dụ ở cột A, hãy cho biết từ in đậm là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? A B a) Nam chạy còn tôi đi - Đồng hồ này chạy nhanh. b) Bé mở lồng để chim bay đi. - Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ. c) – Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút. - Da cô ấy ăn nắng lắm. Câu 8*. Cho các từ ngữ sau : Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng , đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy. a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau và hãy nêu nghĩa của từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên b) Từ đánh ở trên là từ nhiều nghĩa hay từ đồng âm? Vì sao? Câu 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng a) Trong các từ ngữ sau: “Chiếc dù, chân đê, xua xua tay” những từ nào mang nghĩa chuyển? A. Chỉ có từ “chân” mang nghĩa chuyển B. Có hai từ “dù” và “chân” mang nghĩa chuyển C. Cả ba từ “dù”, “chân” và “tay” đều mang nghĩa chuyển D. Có hai từ “chân” và “tay” mang nghĩa chuyển. 51
  52. b)* Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa của từ "chạy" trong thành ngữ "Chạy thầy chạy thuốc"? A. Di chuyển nhanh bằng chân B. Hoạt động của máy móc C. Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra. D. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn. c)* Đọc câu thơ sau: Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên. Nghĩa của từ "xuân" trong câu thơ là: A. Mùa đầu tiên trong 4 mùa C. Tuổi tác B. Trẻ trung, đầy sức sống D. Ngày d) Câu nào có từ "chạy" mang nghĩa gốc? A. Tết đến, hàng bán rất chạy C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy. B. Nhà nghèo, Bác phải chạy ăn từng D. Đồng hồ chạy rất đúng giờ. bữa. Câu 10. Các từ lưng, trái, mặt trong những câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? “Khi tan sương, ta trông thấy những nếp trại hè A-rơ-tếch một dãy, trước mặt là cát trắng tựa lưng vào trái núi xanh thẫm. Trái núi đột ngột cao gồ, một phía thoai thoải chúc xuống ngang mặt biển.” Câu 11. Xác định nghĩa của từ "quả " trong những cách dùng sau: a, Cây hồng rất sai quả: b, Mỗi người có một quả tim: c, Quả đất quay xung quanh mặt trời: Câu 12. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau: a) Đông chỉ một hướng, ngược với hướng tây. b) Đông chỉ một mùa trong năm c) Đông chỉ số lượng nhiều. Từ đông ở trên là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao? 52
  53. Câu 13*. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu. a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi. b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật . c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định. Câu 14. Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi. Câu 15. Với mỗi nghĩa dưới đây của một từ, em hãy đặt câu: Cân: - Dụng cụ đo khối lượng (cân là danh từ) - Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân. - Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch. Câu 16. Đặt câu với từ nóng: a) Mang nghĩa gốc: b) Mang nghĩa chuyển: Câu 17. Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu sau: a, Nhờ cái nắng rát mặt cuối hạ, những trái hồng trong vườn ngày càng đượm màu vàng óng. b, Đêm ấy, trên chiếc tàu nhỏ, chúng tôi ngồi câu mực, ngắm trăng và trò chuyện đến sáng. Câu 18. Đọc câu thơ sau: Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. a) Từ nắng mưa trong câu thơ trên dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 53
  54. b) Thay từ lặn bằng một số từ đồng nghĩa khác, đọc lại câu thơ với từ đã thay thế, em thấy cách dùng nào hay nhất? Vì sao? III. TẬP LÀM VĂN Câu 1. Đánh dấu vào ô trước đoạn mở bài trực tiếp: Núi Bài Thơ là một thắng cảnh đẹp của Hạ Long. “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre ” Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Quê tôi cũng có một dòng sông đẹp như thơ. Dù đi đâu xa cũng không có cảnh đẹp nào quyến rũ tôi, làm tôi nhớ thương hơn con sông Hương. Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa. Chắc hẳn quê hương ai cũng có những cảnh đẹp mà luôn in sâu trong tâm trí mình. Đó có thể đơn giản chỉ là cánh đồng lúa hay dòng sông quê. Còn đối với riêng tôi được sinh ra va lớn lên trên vùng đất mà được gắn liền với một đảo nổi tiếng đó chính là vịnh Hạ Long. Đó chính là một điều tự hào của riêng tôi về quê hương mình. 2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. 54
  55. 3. Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương. 55
  56. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Câu 1. D Câu 2. B Câu 3: Ánh trăng trên biển được miêu tả qua các từ ngữ: Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo. Câu 4: B Câu 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S A. Tiếng hàng phi lao như đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất S nhiều cung bậc thăng trầm của nó. B. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một Đ Câu 6. A Câu 7* : Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả? Biển khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức. Câu 9*: Ghi lại một hình ảnh em yêu thích trong bài và giải thích vì sao em lại yêu thích hình ảnh ấy. HS tự làm Tham khảo: Trong bài văn, em thích nhất hình ảnh : “Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo.”. Bằng cách sử dụng từ gợi tả và hình ảnh so sánh, tác giả miêu tả cảnh biển khi màn đêm buông xuống thật đẹp. Biển và đêm như hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian bao la mà tĩnh mịch. Trong màn đêm ấy, hình ảnh ánh trăng hiện lên thật sinh động: phập phồng như trái tim của biển, lóng lánh, lung linh và huyền ảo. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại: a) tít mù khơi, mênh mông, tít tắp, vời vợi, ngút ngát. b) bao la, mênh mông, vô tận, lướt thướt, thênh thang. c) Hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, lê thê. 2. Ghi tên các sự vật trên biển và những từ ngữ miêu tả các sự vật đó. Ví dụ: Bầu trời: Cao và trong xanh Bãi cát: chạy dài tít tắp, trắng xóa Ánh trăng: lung linh, huyền áo Sóng: rì rào, rì rầm Mặt biển: nhấp nhô 3. Tìm các từ láy: - Chỉ tiếng nước chảy (M: róc rách): rào rào, ầm ầm, tí tách, ào ào, - Chỉ tiếng gió thổi (M: rì rào ): vi vu, vút vút, vun vút, rin rít, lao xao - Gợi tả dáng dấp của một vật (M: chót vót ): lên khênh, chênh vênh, hun hút, nhấp nhô, sừng sững, tròn trịa, - Gợi tả màu sắc (M: sặc sỡ ): lòe loẹt xanh xao, vàng vọt, nhạt nhòa, Câu 4. Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên? 56
  57. c) Sớm nắng chiều mưa 5. Tìm và nêu hai thành ngữ nói về các hiện tượng thiên nhiên. Ví dụ: Nước chảy đá mòn, sáng nắng chiều mưa 6. Trong các câu văn sau, từ được gạch chân trong câu nào mang nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? a) - Thời tiết hôm nay rất nóng.: Từ nóng mang nghĩa gốc - Anh ấy là người rất nóng tính.: Từ nóng mang nghĩa chuyển. b) - Cam đầu mùa rất ngọt.Từ ngọt mang nghĩa gốc - Cô y tá dỗ ngọt để bé chịu tiêm.Từ ngọt mang nghĩa chuyển. c) - Đó là những chàng trai tràn trề sức xuân.Từ xuân mang nghĩa chuyển. - Mùa xuân này, hoa đào nở rực hồng sườn đồi trên bản em.Từ xuân mang nghĩa gốc 7. Từ mỗi ví dụ ở cột A, hãy cho biết từ in đậm là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? A B a) Nam chạy còn tôi đi chạy là từ nhiều nghĩa - Đồng hồ này chạy nhanh. b) Bé mở lồng để chim bay đi. lồng là từ đồng âm - Đàn trâu chạy lồng ra bãi cỏ. c) – Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 ăn là từ nhiều nghĩa. phút. - Da cô ấy ăn nắng lắm. 8. 8.7 8. a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau: *. Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn ( làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy ) Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng ( làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát ) Nhóm 3 : đánh tiếng, đánh bức điện ( làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi ) Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn ( làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng ) Nhóm 5 : Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt ) b) Từ đánh trong dãy từ trên là từ nhiều nghĩa vì tất cả các từ trên đều có chung một nét nghĩa: Dùng lực tác động vào một vật khác. 8. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: a) D b) D c) B d) C 11. Xác định nghĩa của từ "quả " trong những cách dùng sau: a, Cây hồng rất sai quả: bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. b, Mỗi người có một quả tim: từ dùng để chỉ bộ phận cơ thể có hình giống như quả cây. c, Quả đất quay xung quanh mặt trời: quả chỉ một vật thể ở dạng rắn có hình giống như quả cây. 12. Đặt câu có từ đông mang những nghĩa sau: a) Đông chỉ một hướng, ngược với hướng tây. Nhà tôi ở quay mặt về hướng đông. 57
  58. b) Đông chỉ một mùa trong năm Mùa đông năm nay, tôi được cùng gia đình lên Sa Pa ngắm tuyết rơi. c) Đông chỉ số lượng nhiều. Nhà anh ta rất đông người. - Từ đông ở trên là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao? Các từ đông ở trên là các từ đồng âm vì các từ này giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. 13*. Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu. a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi. Chiếc mũi của em bé nhỏ nhắn, xinh xinh thật dễ thương. b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật . Đứng trên mũi thuyền, tôi nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định. Trong trận đánh này, quân ta chia làm 3 mũi tiến công, chủ động bao vây, chiến đấu tiêu diệt kẻ thù ở nhiều nơi. 14. Dùng các từ dưới đây để đặt câu ( một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi. a) Nhà: Ngôi nhà em ở tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười. Nhà em có 4 người: bố mẹ và hai anh em em. b) Đi Tôi đang đi bộ thì gặp Hoa, một người bạn tôi mới quen. Mẹ dặn tôi phải đánh răng trước khi đi ngủ. 15. Với mỗi nghĩa dưới đây của một từ, em hãy đặt câu: Cân: - Dụng cụ đo khối lượng (cân là danh từ) Cái cân này dễ dùng quá. - Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân. Chú mèo cân nặng ba ki – lô – gam. - Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch. Bức tranh treo trên tường rất cân. 18. a) Nghĩa gốc : chỉ hiện tượng nắng mưa của thời tiết diễn ra trong đời sống hàng ngày. Nghĩa chuyển : chỉ những gian lao, khó nhọc, vất vả trong cuộc đời của mẹ. b) Có thể thay từ lặn bằng từ thấm, ngấm. Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống. Nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ âm ỉ, thường trực, không thể thay đổi, bù đắp (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm, thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi ) III. TẬP LÀM VĂN 2. Dàn ý I. Mở bài - Nhắc tới Quảng Ninh, điều khiến em tự hào nhất chính là Vịnh Hạ Long – một di sản thiên nhiên kì thú của thế giới đã được UNESCO hai lần công nhận. - Hè vừa rồi, vì đạt được thành tích cao trong học tập nên em đã được các cô chú trong công ty bố thưởng cho một chuyến tham quan Vịnh. Cảnh quan nơi đây đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó phai. 58
  59. II. Thân bài a) Tả bao quát - Màu nước biển mát lành, những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. - Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là Vịnh Hạ Long. b) Tả từng bộ phận của cảnh +) Khi đi trên thuyền - Gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. - Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. - Nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. - Cầu Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. - Những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn. - Mỗi hòn đảo lại mang một hình dáng riêng. Chúng uốn lượn từng khúc nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ uốn mình trên biển xanh. + Khi vào tham quan các hang động - Như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì. - Trên vòm hang cao rộng hình thanh vô số vết lõm như dấu chân của trăm ngàn con voi - Dưới mặt đất, những mảng đá đua nhau mọc lên nhọn hoắt. - Ánh đèn lung linh huyền ảo - Đây thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. + Khi ra khỏi hang - Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. - Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. - Những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ III. Kết bài Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Giữ gìn và phát huy cái đẹp, nét văn hóa của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam 3, Bài mẫu Em sinh ra và lớn lên ở vùng đất mỏ Quảng Ninh. Quê em nổi tiếng với rất nhiều danh thắng. Nhưng có lẽ, nhắc tới Quảng Ninh, điều khiến em tự hào nhất chính là Vịnh Hạ Long – một di sản thiên nhiên kì thú của thế giới đã được UNESCO hai lần công nhận. Hè vừa rồi, vì đạt được thành tích cao trong học tập nên em đã được các cô chú trong công ty bố thưởng cho một chuyến tham quan Vịnh. Cảnh quan nơi đây đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó phai. Kia rồi Vịnh Hạ Long! Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là Vịnh Hạ Long. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây. Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có 59
  60. cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, ta thấy những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn. Nhờ bàn tay khéo léo của mẹ thiên nhiên, từng hòn đảo hiện ra trước mắt du khách với một vẻ đẹp vô cùng kì thú. Mỗi hòn đảo lại mang một hình dáng riêng, đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người, đảo thì giống một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng, đảo lại như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng, và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm Chúng uốn lượn từng khúc nối với nhau tạo ra những con rồng khổng lồ uốn mình trên biển xanh. Đi vào từng hòn đảo, ta càng ngạc nhiên và thích thú khi chiêm ngưỡng những hang động thiên tạo - một sản phẩm của sự kết hợp giữa đá và nước. Vào tham quan bên trong hang, ta như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì. Trên vòm hang cao rộng hình thanh vô số vết lõm như dấu chân của trăm ngàn con voi khổng lồ. Dưới mặt đất, những mảng đá đua nhau mọc lên nhọn hoắt. Thiên nhiên vốn đã kì lạ nay lại được con người khoác thêm vẻ lung linh huyền ảo nhờ ánh đèn trông càng kì vĩ và hấp dẫn. Đây thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc và càng thấm thía hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế 60
  61. Họ và tên: . Lớp: 5 . Điểm PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 9 – MÔN TIẾNG VIỆT A. KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CƠ BẢN 1. Tập đọc - Cái gì quý nhất?: Qua bài văn, tác giả ca ngợi giá trị của người lao động. - Đất Cà Mau: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên và con người Cà Mau. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách của người Cà Mau. 2. Luyện từ và câu a) Đại từ là từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cum danh từ, tính từ, động từ) trong câu cho khỏi lặp lại từ ngữ ấy. Ví dụ: tôi, nó, anh ấy, cô ấy b) Mở rộng vốn từ thiên nhiên Biết chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên 3. Tập làm văn - Muốn thuyết trình, tranh luận một vấn đề cần có những yêu cầu sau: + Phải có hiểu biết về vấn đề thuyết trình tranh luận . + Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết tranh luận. + Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng - Để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn nhẹ nhàng, hòa nhã, thân mật, tôn trọng người nghe, tiếp thu ý kiến của người khác. Bên cạnh đó cần phải nói ngắn gọn, chặt chẽ, có ý kiến riêng. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Tình mẹ Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tôi với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội 61
  62. vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi. (Nguyễn Thị Dung) Câu 1. Người mẹ trong bài làm nghề gì ? A. Nông dân B. Công nhân C. ở nhà nội trợ D. Bác sĩ Câu 2. Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ A. A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy. B. B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé. C. C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy. D. D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé. Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm. Mỗi lần bạn nhỏ đi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của bạn khiến bạn như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Câu 4: Bạn nhỏ đã miêu tả như thế nào về trái tim của người mẹ. Câu 5: Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ? A. Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh B. Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân mình. C. Chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực, luôn hi sinh bản thân mình vì gia đình nhỏ. D. Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc. Câu 6: Tình cảm của người mẹ được so sánh với điều gì ? Câu 7: Người con yêu mẹ điểm nào ? A. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy. B. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo cho gia đình. C. Yêu tình yêu thương của mẹ. D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vã đầu tắt mặt tối. Câu 8: Câu văn nào cho biết hình ảnh người mẹ đã in đậm trong tâm trí của tác giả ? A. Tôi còn nhớ có lần bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa bao nõi lo toan về tôi. B. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi. C. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. 62
  63. D. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Câu 9*: Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ trong bài. .II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: a) Gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn sau: " Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh nhật của tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn. " b) Tìm đại từ trong đoạn văn sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào : Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc: - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? (câu 1) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2) - Tớ cũng thế. (câu 3) Bài 2: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây : a) Tôi đang học bài thì Nam đến. b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. c) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. .Bài 3: Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại: a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ. b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước. c) - Nam ơi! Cậu được mấy điểm? 63
  64. - Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm? - Tớ cũng được 10 điểm. d) Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết, Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn: - Sài Thung có dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam nhỏ bé! Bài 4: Hãy tìm những đại từ để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau sao cho đúng: a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy, . biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng dõng dạc nhất xóm, nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, bỏ chạy.” b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo hỏi dùm tại sao lại không thả mối dây xích cổ ra để được tự do đi chơi như .” Bài 5: Xác định từ loại của từ được gạch chân ở cột A rồi nối với ô tương ứng ở cột B Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô Danh từ cùng. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Động từ Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng Tính từ thương mẹ nhiều hơn. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời Đại từ còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Bài 6: Hãy viết ( hoặc tìm) những câu văn, câu thơ trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh để tả các sự vật sau: a) Cánh đồng lúa b) Dòng sông c) Mặt trời Bài 7: Đoạn văn dưới đây có một số từ dùng sai (in nghiêng). Em hãy thay từ dùng sai bằng từ đồng nghĩa thích hợp và viết vào chỗ trống ở dưới : 64
  65. Cây hoa hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu ngạo. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to, sắc và nhọn. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí trong vắt, mát mẻ cảu mùa xuân. Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa khẽ lung lay trong gió. - Thay từ kiêu ngạo bằng từ - Thay từ trong vắt bằng từ . - Thay từ lung lay bằng từ . Bài 8: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 1. Từ đồng nghĩa với từ bao la là: A. nhỏ bé B. Mênh mông C. li ti D. lê thê 2. Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc là: A. túng thiếu B. gian khổ C.bất hạnh D.phúc đức 3. Trong các câu sau, câu nào có từ ăn được dùng theo nghĩa gốc? A. Làm không cẩn thận thì ăn đòn như chơi. B. Chúng tôi là những người làm công ăn lương C. Cá không ăn muối cá ươn. D. Bạn Hà thích ăn cơm với cá. 4*. Trong câu sau: “ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.” có: A. 1 tính từ, 2 động từ. B. 2 tính từ, 1 động từ. C. 2 tính từ, 2 động từ. D. 3 tính từ, 3 động từ. 5. Câu “Ăn xôi đậu để thi đậu.” từ đậu là: A. Từ nhiều nghĩa. B. Từ trái nghĩa. C. Từ đồng nghĩa. D. Từ đồng âm. 6. Cho câu văn: “ Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” Từ được gạch chân là: A. Danh từ B Động từ C. Tính từ D. Đại từ Bài 9*: Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống lưu ý sử dụng những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, so sánh.(giáo án) Bài 10*: Đặt một câu có từ mẹ: a) Là đại từ b) Là danh từ III. TẬP LÀM VĂN Dựa vào những câu thơ trong bài “Tiếng ru” của Tố Hữu, hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến nhằm khẳng định vai trò quan trọng của đất đối với núi và của sông đối với biển đồng thời phê phán thái độ của núi và biển : Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? 65