Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3

docx 4 trang thungat 6752
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_on_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_3.docx

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 3

  1. Họ tên: TOÁN 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Các chữ số thuộc lớp nghìn trong số 205 341 678 là: A. 6, 7, 8 B. 1, 6, 7 C. 3, 4, 1 D. 2, 0, 5 b) Các chữ số thuôc lớp triệu trong số 523 406 189 là: A. 6, 1, 8 B. 2, 3, 4 C. 5, 2, 3 D. 3, 4, 0 2) Điền số thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu): Số 125 784 369 765 890 412 512 936 478 817 200 345 Giá trị chữ số1 100 000 000 2 7 8 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số “Hai tỉ ba trăm linh tám triệu bốn trăm linh chín nghìn không trăm linh bảy” viết là: A. 2 308 490 007 B. 2 308 049 007 C. 2 308 409 007 D. 2 308 409 070 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S: Điền dấu ( >, 1 000 000 000 + 5 000 000 + 80 000 + 2 000 + 50 + 6 b) 1 005 082 056 = 1 000 000 000 + 5 000 000 + 80 000 + 2 000 + 50 + 6 c) 1 005 082 056 < 1 000 000 000 + 5 000 000 + 80 000 + 2 000 + 50 + 6 5. Đọc các số sau: 8 104 230; 725 460 008; 3 921 025 406; 85 026 003. 6. Nêu giá trị của chữ số 9 trong các số sau: a) Số 952 431 678. Giá trị chữ số 9 là: b) Số 719 425 786. Giá trị chữ số 9 là: c) Số 193 524 867. Giá trị chữ số 9 là: 7. Viết các chữ số sau: a) Hai mươi triệu ba trăm mười nghìn một trăm mười tám. b) Chín trăm triệu không nghìn ba trăm hai mươi mốt. c) Một tỷ ba triệu một trăm chín mươi bảy nghìn bốn trăm mười hai. 8. Tính giá trị của biểu thức: a) 54 673 + 2 468 x 5 – 34 142 b) 26 782 : 3 + 7 567 x 4 c) 47512 + 3545 x b – 24987 Với b = 7 d) 48762 : a + 36897 với a = 9 . 9) Viết số: a) Số lớn nhất có 7 chữ số khác nhau là:
  2. b) Số bé nhất có 7 chữ số khác nhau là: 10) Một hình chữ nhật có chu vi 54 cm và chu vi gấp 6 lần chiều rộng Tính diện tích hình chữ nhật. 11) Bác Tùng thu hoạch được 8250 quả dưa. Bác Tùng đã bán đi 1/5 số dưa đó, sau đó tiếp tục bán đi 1/2 số dưa còn lại. Hỏi bác Tùng còn lại bao nhiêu quả dưa? . Tiếng Việt I. Đọc thầm và làm bài tập: Tấm lòng thầm lặng Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng , hai người đồng ý cho Giêm –mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm –mi đã khỏe mạnh và lành lặn trở lại. Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm –mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm –mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : “Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài ”. Bích Thủy Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? a. Bị tật ở chân. b. Bị ốm nặng. c. Bị khiếm thị. 2. Ông chủ đã làm gì cho cậu bé? a. Cho cậu một số tiền lớn để cậu có vốn làm ăn buôn bán. b. Đến nhà chữa bệnh cho cậu. c. Nói với người lái xe riêng đến nhà thuyết phục cha mẹ cậu và đưa cậu bé đi chữa bệnh.
  3. 3. Tại sao ông chủ lại bảo người lái xe riêng của mình làm việc đó? a. Vì ông không có thời gian. b. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình. c. Vì ông ngại xuất hiện. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Hãy giúp đỡ người khác một cách thầm lặng mà không cần đòi hỏi phải được cảm ơn. b. Hãy giúp đỡ người khác nếu mình giàu có. c. Hãy giúp đỡ các trẻ em nghèo, bệnh tật. II. Luyện từ và câu: 1. Ghi lại các từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. 2. Tìm lời kể trực tiếp và gián tiếp trong đoạn văn sau: - Chào chị! – Bố tôi lên tiếng trước.- Chị có phải là mẹ cháu Giêm –mi không ? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm –mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. – Mẹ Giêm –mi nghi ngờ nói. 3. Chuyển lời kể gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời kể trực tiếp: Bố tôi lái xe đưa Giêm –mi về nhà. Trên đường đi, Giêm –mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. 4. Chuyển lời kể trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời kể gián tiếp: Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có gặp khó khăn nhiều với đôi chân như thế không? - Cháu chỉ chạy chậm chút xíu so với các bạn thôi. – Cậu bé đáp.- Nhưng cháu cũng quen rồi. - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không? - Chắc chắn là muốn ạ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế? – Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. III. Tập làm văn: 1. Em hãy kể lại câu chuyện trên bằng lời của cậu bé Giêm- mi. 2. Em hãy thay lời của cậu bé Giêm –mi viết một bức thư ngỏ cảm ơn người đã giúp đỡ mình. .
  4. . . . .