Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_mon_lich_su_lop_8.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 8
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) Chương I. THỜI XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX) Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên Câu 1. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là: A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản. D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân. Câu 2. Nền sản xuất mới (sản xuất tư bản chủ nghĩa) ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào? A. Xã hội phong kiến đã bị suy yếu. B. Giai cấp tư sản bị giai cấp phong kiến kìm hãm. C. A, B đúng. D. A, B sai. Câu 3. Trong nền sản xuất mới, giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm, nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân , thợ thủ công , công nhân) bị áp lực, bóc lột nặng nề. Đó là đặc điểm kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỷ nào?. A. Các thế kỉ XIV - XV. B. Thế kỉ XV - XVI. C. Các thế kỉ XV - XVII. D. Thế kỉ XV - XVIII. Câu 4. Khi nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội phong kiến, màu thuẫn mới nào sảy sinh ? A. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản. B. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với nông dân và thợ thủ công, C. Mâu thuẫn giữa tư sản với nông dân. D. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân. Câu 5. Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất của Nê-đéc-lan (thuộc hai nước Hà Lan và Bỉ hiện nay) có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu. Đúng hay sai? A. Đúng, B. Sai. Câu 6. Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là gì? A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội. B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm. C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất châu Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn. D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp. Câu 7. Giai cấp công nhân làm thuê ở Nê-đéc-lan xuất thân chủ yếu từ các thành phần nào? A. Giai cấp tư sản bị phá sản. B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất. C. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp, D. Thợ thủ công và nông dân bị phá sản. Câu 8. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào? A. Vương quốc Tây Ban Nha. B. Vương quốc Bồ Đào Nha. C. Vương quốc Bỉ. D. Vương quốc Anh. Câu 9. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống Tây Ban Nha bùng nổ vào thời gian nào? A. Tháng 6 năm 1566.
- B. Tháng 7 năm 1566. C. Tháng 8 năm 1566. D. Tháng 10 nám 1566 Câu 10. Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan được gọi là "phong trào phá tượng Thánh”? A. Vì họ phá toàn bộ các tượng Thánh dựng lên ở Nê-đéc-lan. B. Vì họ phá tất cả các nhà thờ Thiên Chúa giáo. C. Vì họ phá nhà thờ Thiên Chúa giáo, lùng bắt các giám mục. D. Tất cả các lí do trên. Câu 11. Trước sự xâm lược tàn bạo của quân đội Tây Ban Nha vào tháng 6-1567, quý tộc và tư sản lớp trên của Nê-đéc-lan tỏ thái độ như thế nào? A. Sẵn sàng thỏa hiệp với Tây Ban Nha đàn áp cách mạng. B. Hợp tác với quân khởi nghĩa chông lại Tây Ban Nha. C. Cầu cứu Anh, Pháp; lập quân đội để vừa chông Tây Ban Nha, vừa đàn áp quân khởi nghĩa. D. Đơn phương lập quân đội chống lại quân Tây Ban Nha. Câu 12. Nền độc lập của Hà Lan được chính thức công nhận vào năm nào? A. Năm 1566. B. Năm 1581. C. Năm 1648. D. Năm 1650. Câu 13. Thế kỉ XVI, XVII trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở nước nào phát triển mạnh nhất? A. Hà Lan. B. Anh. C. Pháp. D. Mĩ. Câu 14. Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào? A. Sự phát triển của các công trường thủ công. B. Sự phát triển của ngành ngoại thương. C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương. D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp. Câu 15. Từ thể kỉ XVI, quan hệ kinh tế nào đỏ thâm nhập vào nông thôn Anh, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và phương thức kinh doanh? A. Quan hệ kinh tế nông nghiệp. B. Quan hệ kinh tế công nghiệp, C. Quan hệ kinh tế tiền tệ. D. Tất cả các quan hệ kinh tế trên. Câu 16. Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh? A. Sản xuất thủ công nghiệp. B. Sản xuất nông nghiệp. Q Sản xuất len dạ. D. Sản xuất và chế biến thủy tinh. Câu 17. Vì sao người nông dân ở Anh phải ra thành thị bán sức lao động cho tư bản hay di cư sang Tây bán cầu? A. Họ bị mất ruộng đất. B. Họ bị tầng lớp địa chủ bóc lột tàn nhẫn. C. Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn. D. Tất cả các lý do trên. Câu 18. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành những tầng lớp nào? A. Tư sản công nghiệp. B. Tư sản nông nghiệp, C. Địa chủ mới. D. Quý tộc mới. Câu 19. Trước cách mạng ở Anh nảy sinh mâu thuẫn nào mới?
- A. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc địa chủ. B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ. C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới. D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản. Câu 20. Cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ vào thời gian nào? A. Tháng 1 - 1642. B. Ngày 14 - 6 - 1645. C. Ngày 22 - 8 - 1642. D. Ngày 14 - 6 - 1642. Câu 21. Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào? A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới. B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội. C. Quý tộc mới với nông dân. D. Tư sản với địa chủ phong kiến Câu 22. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì? A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử. B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại. C. Năm 1658, tương ứỉig với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ. D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua. Câu 23. Khi nước Anh trở thành nước cộng hòa, mọi quyền hành nằm trong tay giai cấp nào? A. Quý tộc mới và địa chủ phong kiến. B. Tư sản và nông dân, C. Quý tộc mới và tư sản. D. Quý tộc mới, tư sản và nông dân. Câu 24. Lực lượng nào là chủ yếu tham gia trong Cách mạng tư Sản Anh để chống lại chế độ phong kiến? A. Công nhân và nông dân. B. Nông dân và binh lính, C. Quý tộc mới và tư sản. D. Nông dân và quý tộc mới. Câu 25. Chế độ độc tài quân sự ở Anh được thiết lập vào thời gian nào? Do ai đứng đầu? A. Năm 1649. Do Sác-lơ I đứng đầu. B. Năm 1660. Do Sác-lơ III đứng đầu. C. Năm 1689. Do Vin-hem C-ran-giơ đứng đầu. D. Năm 1653. Do Ô-li-vơ Crôm - oen đứng đầu. Câu 26. Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào? A. Quý tộc mới và nông dân. B. Tư sản và thợ thủ công, C. Quý tộc mới và tư sản. D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp trên. Câu 27. Các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh nhất ở châu Âu. B. Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn. C. Địa chủ chuyển thành quý tộc mới. D. Tư sản, quý tộc mới mâu thuẫn gay gắt với nhau. Câu 28. Kết nối các niên đại A với sự kiện ở cột B cho đúng. A B A. Năm 1640 1. Nội chiến
- B. Tháng 8-1642 2. Vua Sác-lơ I triệu tập quân đội C. Năm 1648 3. Xử tử Sác- lơ I, Anh trở thành nước cộng D. Ngày 30-1-1649 hòa. E. Tháng 12- 1688 4. Nội chiến kết thúc 5. Đảo chính, phế truất vua Giêm II thiết lập chế độ quân chủ lập hiến Câu 29. Các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? A. Năm 1640, Cách mạng tư sản Anh bùng nổ. B. Tháng 8-1642. Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao. C. Vin-hem O-ran-giơ thiết lập chế độ độc tài quân sự. D. Ngày 30-1-1649 Sác-lơ I bị xử tử. Câu 30. Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào? A. Cách mạng tư sản Hà Lan. B. Cách mạng tư sản Anh. C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. D. Cách mạng tư sản Pháp. Câu 31. Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố nào sau đây? A. Là cuộc cách mạng chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, quyền lợi của nông dân lao động không được đáp ứng. B. Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. C. Là cuộc cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Là cuộc cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hoà. Câu 32. Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ố trống □ các câu dưới đây: A. □ Quốc hội Anh được thành lập vào thế kỉ XIII, nhưng đến đầu thế kỉ XVII mới hoạt động. B. □ Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội. C. □ Ngày 22 - 8 - 1642 cuộc nội chiến ở Anh bùng nổ. D. □ Crôm-oen lên làm vua ở Anh vào năm 1653, Chế độ độc tài quân sự được thiết lập. E. □ Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến. F. □ Đỉnh cao của cách mạng tư sản Anh là thành lập được chế độ quân chủ lập hiến. Câu 33. Nguyên nhân nào thúc đẩy thực dân Anh nhanh chóng thành lập các thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ? A. Chiếm đất đai mở rộng thị trường. B. Khai thác đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên của người Anh. C. Thiết lập ách cai trị về chính trị, bóc lột về kinh tế ở các thuộc địa. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 34. Thực dân Anh lần lượt xâm chiêm và lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ vào khoảng thời gian nào? A. Từ năm 1603 đến 1723. C. Từ năm 1603 đến 1722, B. Từ năm 1602 đến 1732. D. Từ năm 1603 đến 1732. Câu 35. Khi đến Bắc Mĩ, thực dân Anh đã đối xử với người In-đi- an ở đây như thế nào? A. Tiêu diệt hoặc dồn đuổi họ vào rừng sâu phía tây để chiếm vùng đất đai phì phiêu. B. Bát họ phải theo phong tục, tập quán của Anh. C. Bắt họ làm nô lệ cho thực dân Anh. D. Đưa họ bang châu Phi để khai khẩn đồn điền. Câu 36. Mục đích xâm chiếm các thuộc địa ở Bắc Mĩ của thực dân Anh là gì? A. Truyền bá Anh giáo vào khu vực này. B. Biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. C. Mở rộng thêm lãnh thổ của nước Anh.
- D. Tất cả các mục đích trên. Câu 37. Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong giữa đầu thế kỉ XVIII là gì? A. Miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp. B. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp, C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp. D. Miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp. Câu 38. Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1774 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Bắc Mĩ? A. Sự kiện “chè Bô - xtơn”. B. Đại hội đại biểu Phi-la-đen-phi-a lần thứ nhất C. Đại hội đại biểu Phi-la-đen-phi-a lần thứ hai. D. Chiến tranh giữa các thuộc địa và thực dân Anh bùng nổ. Câu 39. Tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất ở Phi-la-đen-phi-a, các đại biểu yêu cầu thực dân Anh điều gì? A. Trao trả nền độc lập cho Bắc Mĩ. B. Bãi bỏ chính sách hạn chế nông nghiệp ở Bắc Mĩ. C. Bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. D. Xóa bỏ chính sách độc quyền của Anh ở Bắc Mĩ. Câu 40. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ chính thức bùng nổ vào thời gian nào? A. Tháng 9 năm 1773. B. Tháng 10 năm 1774. C. Tháng 12 năm 1774. D. Tháng 4 năm 1775. Câu 41. Thực dân Anh thực hiện biện pháp gì nhằm ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa của Bắc Mĩ? A. Cướp đoạt tài sản. B. Đánh thuế nặng. C. Độc quyền mua bán trong và ngoài nước. D. Cả ba ý trên. Câu 42: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì? A. Thành lập một nước cộng hoà. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ. C. Giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh. D. Tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển. Câu 43. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào? A. Hòa ước Mác xây. B. Hòa ước Brer-li-tốp. C. Hiệp ước Véc-xai. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ. Câu 44: Chọn niên đại ở cột A cho phù hợp với sự kiện lịch sử ở cột B đã cho sau: A B 1. Chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và thuộc địa Bắc Mĩ A. 05-9-1774 2. Tuyên ngôn độc lập B. 04-1775 3. Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a C. 04-7-1776 4. Hiệp ước Véc-xai D. 17-10-1777 5. Quân khởi nghĩa giành tháng lợi tại mặt trận E. 1783 Xa-ra -tô-ga F. 1787 6. Hiến pháp được ban hành; Mĩ là nước cộng hoà liên bang Câu 45: Kết quả lớn nhất cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là:
- A. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển, C. Một nước cộng hoà ra đời, với hiến pháp 1787. D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 46: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Câu 1. Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển? A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ. B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp. C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa. D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ. Câu 2: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào? A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu. B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp, C. Ruộng đất bị bỏ hoang. D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên. E. Không có đơn vị tiền tệ và đo lường xảy ra thường xuyên. Câu 3. Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công, thương nghiệp Pháp như thế nào? A. Đánh thuế nặng B. Không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất C. Sức mua của dân rất hạn chế D. A, B, C đều đúng Câu 4. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? A. Quân chủ lập hiến B. Cộng hoà tư sản C. Quân chủ chuyên chế D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế Câu 5. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào? A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân. B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba. C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản. D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác. Câu 6. Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế? A. Đẳng cấp tăng lữ. B. Đẳng cấp quý tộc. C. Đẳng cấp thứ ba. D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc. Câu 7. Trong Đẳng cấp thứ ba gồm cồ các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp? A. Tư sản, nông dân. B. Tư sản, nông dân, công nhân, C. Tư sản, quý tộc phong kiến. D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công. Câu 8. Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo nhất ở nước Pháp? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Nông dân. D. Thợ thủ công. Câu 9. Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất? A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba. B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
- C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ. D. Mẫu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến. Câu 10. Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp biểu hiện ở những điểm nào?. A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ Nhà nước vay của tư sản không trả được. B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu. C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ. D. Cả 3 ý trên. Câu 11. Điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau đây: A. Trước cánh mạng nông nghiệp Pháp phát triển. B. Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. C. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp không phải đóng thuế. D. Tư sản Pháp có quyền lực về kinh tế và chính trị. E. Tư tưởng Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến và Tăng lữ. F. Mông-te-xki-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc bảo đảm quyền tự do. Câu 12. Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai? A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê. B. phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te. C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ. D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Câu 13. Số nợ của Nhà nước phong kiến Pháp vay của tư sản đến năm 1789 lên đến bao nhiêu? A. 4 tỉ livrơ. B. 5 tỉ livrơ. C. 6 tỉ livrơ. D. 7 tỉ livrơ. Câu 14. Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?. A. Pháo đài Ba-xti trượng trưng cho uy quyền nhà Vua. B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri. C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến. D. Chế độ quần chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển. Câu 15. Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền đã làm được những gì? A. Phế truất vua Lu-i XVI B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, C. Hạn chế quyền vua. D. Xoa dịu sự căm phẫn của nhân dân. Câu 16. Cách mạng 1789 thắng lợi ở Pháp, phái Lập hiến lên nắm quyền. Phái Lập hiến thuộc tầng lớp nào? A. Tư sản công thương. B. Đại tư sản, C. Quý tộc mới. D. Đại địa chủ. Câu 17. Cuộc khởi nghĩa ngày 10-8-1792 của nhân dân Pa-ri cùng tình nguyện quân các địa phương đã đưa đến kết quả gì? A. Đánh bại liên minh Áo-Phổ. B. Đánh bại bọn phản động nước Pháp. C. Lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến. D. A + B đúng. Câu 18. Ngày 28 - 8 - 1789 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Pháp? A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti. B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời. C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới. D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân. Câu 19. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (đã thể hiện mặt tiến bộ
- ở điểm nào)? A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người. B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. D. A + B đúng. Câu 20. Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là gì? A. Tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân. B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. C. Thông qua Hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp. D. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu. Câu 21. Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì? A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản. B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân. C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến, d. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh. Câu 22. Sau ngày 10 - 8 - 1792 đến trước ngày 02 - 6 - 1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp? A. Phái Lập hiến. B. Phái quân chủ Lập hiến, C. Phái Gia-cô-banh. D. Phái Gi-rông-đanh. Câu 23. Nền Cộng hoà đầu tiên của nước Pháp được thành lập vào thời gian nào? A. Ngày 21-9-1790. C. Ngày 21-9-1792. B. Ngày 21-9-1791. D. Ngày 21-9-1793. Câu 24. Thái độ của phái Gi-rông-đanh trước sự tấn công của quân Anh và phong kiến châu Âu như thế nào? A. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm. B. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm và nội phản. C. Ổn định đời sống cho nhân dân, củng cố nhà nước. D. Không lo tổ chức chống ngoại xâm và nội phản và ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực. Câu 25. Điều nào chứng tỏ cách mạng Pháp phát triển đi lên trong giai đoạn phái Gi- rông-đanh cầm quyền? A. Nam giới từ 21 tuổi được đi bầu cử. B. Thành lập nền cộng hoà, xử tử vua Lu-i XVI. C. Chiến thắng quân Áo-Phổ ở Van-mi, đuổi chúng ra khỏi đất nước. D. Cả 3 ý trên. Câu 26. Phái Gia-cô-banh nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp kể từ: A. Từ ngày 2 - 6 - 1793. B. Sau ngày 10 - 8 - 1792. C. Sau ngày 21 - 01- 1793 D. Sau ngày 31 - 5 - 1793. Câu 27. Trong các biện pháp sau của phái Gia – cô – banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất của người nông dân? A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân Câu 28. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phái Gia – cô – banh? A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ C. Chỉ lo củng cố quyền lực D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính
- D. Cả 4 ý trên Câu 29. Vì sao tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia – cô – banh? A. Để tranh giành quyền lực B. Để bảo vệ quyền lực của giai cấp tư sản C. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia – cô – banh và tư sản phản cách mạng D. Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp tư sản Câu 30. Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?. A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng. B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. C. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh. Câu 31. Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì? A. Cách mạng giải phóng dân tộc B. Cách mạng tư sản C. Cách mạng vô sản D. Cách mạng dân chủ nhân dân Câu 32. Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B bằng các mũi tên sao cho đúng. A B a. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1. 14-7-1789 b. Đánh chiếm pháo đài nhà tù Ba- xti 2. 8-1789 c. Lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh 3. 9-1791 lên nắm chính quyền. 4. 10-8-1792 d. Thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân 5. 21-9-1972 chủ lập hiến 6. 2-6-1793 e. Lật đổ sự thống trị của phái lập hiến 7. 27-7-1794 f. Thành lập nền cộng hòa g. Tư sản phản cách mạng đảo chính, Cách mạng kết thúc 1 2 3 4 . 5 . 6 7 Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới Câu 1. Nhờ đâu giai cấp tư sản Anh đã tích lũy được một lượng tư bản khổng lồ để đầu tư phát triển công nghiệp? A. Hoạt động kinh doanh trong nước, buôn bán với các nước láng giềng. B. Đầu tư phát triển khoa học - kĩ thuật. C. Hoạt động kinh doanh trong nước, buôn bán nô lệ, khai thác thuộc địa. D. Thu được lợi nhuận sau cách mạng tư sản. Câu 2. Sau cách mạng tư sản, ở Anh có sẵn nhân công hơn các nước khác nhờ vào đâu? A. Bắt được nhiều nô lệ từ các nước. B Nông dân mất ruộng, thợ thủ công bị phá sản buộc phải bán sức lao động của mình. C. Địa chủ phong kiến bị thất bại, mất hết ruộng đất phải làm thuê cho tư sản. D. Tất cả đều đúng. Câu 3. Sau cách mạng tư sản, nước Anh đã hội đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng công nghiệp, đó là: A. Tư bản, nhân công và sự phát triển kĩ thuật. B. Vốn, công nhân làm thuê và thuộc địa. C. Tư bản, công nhân và thị trường. D. Tư bản, công nhân, nô lệ và thị trường. Câu 4. Yếu tố cơ bản nào sau đây thúc đẩy nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp?
- A. Do yêu cầu cần cải tiến kĩ thuật (trong ngành dệt) đòi hỏi phải tiến hành cuộc cách mạng kĩ thuật sản xuất. B. Máy móc đã được sử dụng trong sản xuất thời trung đại nhưng còn thô sơ. C. Cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy mạnh sản xuất D. Nước Anh từ một nước nông nghiệp muốn trở thành một nước công nghiệp phát triển. Câu 5. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là gì? A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí. B. Phát minh và sử dụng máy móc. C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp. D. Thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế. Câu 6. Ngành nào được sử dụng máy móc đầu tiên? A. Đóng tàu B. Ngành dệt C. Thuộc da D. Khai mỏ Câu 7. Vì sao cách mạng công nghiệp ở Anh được bắt đầu từ trang công nghiệp nhẹ? A. Anh chưa có điều kiện để phát triển công nghiệp nặng. B. Đầu tư không nhiều, thu hồi vốn nhanh và kiếm được nhiều lãi. C. Thị trường trong nước và thế giới đang rất cần những sản phẩm từ công nghiệp nhẹ. D. Tất cả các lý do trên. Câu 8. Năm 1764, ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien – ni ? A. Giêm Ha-gri-vơ. B. Ác-crai-tơ. C. Giêm Oát D. Gien – ni Câu 9. Năm 1784 đã ghi dấu ấn gì trong cuộc cách mạng công nghiệp của Anh? A. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh. B. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa. C. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. D. Nước Anh trở thành công xưởng của thế giới. Câu 10. Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới? A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm. B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất. C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong cuộc phát kiến địa lí. D. Tất cả các lí do trên. Câu 11. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là gì? A. Tư bản, nhân công. B. Vốn, đội ngũ công nhân làm thuê. C. Tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật. D. Tư bản và các thiết bị máy móc; Câu 12. Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào? A. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XVIII B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII. C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVII. D. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XVIII. Câu 13. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì? A. “Nước có nền cổng nghiệp phát triển nhất thế giới”. B. “Nước công nghiệp hiện đại” C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”. D. “Công xưởng của thế giới”. Câu 14. Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình gì? A. Từ một nền sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất lớn. B. Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. C. Từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển.
- D. Từ một nước nông nghiệp trở thành nước công- nông nghiệp. Câu 15. Vì sao sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được coi là “công xưởng của thế giới”? A. Anh đã tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất ra nhiều máy móc. B. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển, của cải làm ra dồi dào. C. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. D. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh. Câu 16. Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX? A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, khách hàng tăng. B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh. C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp. D. Do Anh cỏng nghiệp hoá việc sản xuất. Câu 17. Cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu phát triển từ thời gian nào? A. Những năm 20 của thế kỉ XIX. B. Những năm 30 của thế kỉ XIX. C. Những năm 50 của thế kỉ XIX. D. Những năm 30 của thế kỉ XVIII. Câu 18. Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu từ ngành công nghiệp nào? A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp cơ khí. C. Công nghiệp hoá chất. D. Công nghiệp nhẹ. Câu 19. Ở Pháp cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn (từ những năm 1830) nhưng lại phát triển nhanh, vì sao?. A. Do Pháp tiếp thu những thành tựu kĩ thuật ở Anh. B. Nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt. Sử dụng nhiều máy móc hơi nước C. Pháp có nền sản xuất tương đối phát triển. D. A + B đúng. Câu 20. Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào những năm nào? A. Từ những năm 40 của thế kỉ XIX. B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVIII. D. Từ cuối những năm 30 của thế kỉ XIX. Câu 21. Ở Đức, cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn hơn (từ những năm 1840) song lại phát triển nhanh về tốc độ và năng suất bởi vì: A. Do Đức tiếp nhận những thành tựu kỹ thuật của Anh B. Đức đẩy mạnh sản xuất gang, sắt. C. Sử dựng nhiều máy hơi nước. D. Đức có một nền sản xuất tương đối phát triển Câu 22. Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản như thế nào? A. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp. B. Nhiều thành phố mọc lên. C. Số dân thành phố tăng lên. D. Cả 3 ý trên đúng. Câu 23. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai Câu 24. Những yếu tố nào tạo điều kiện cho sự ra đời của các quốc gia tư sản ở khu vực Mĩ La tinh? A. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa B. Phong trào dân tộc dân chủ ở các nước châu Âu và châu Mĩ phát triển mạnh tấn công vào
- thành trì của chế độ phong kiến. C. Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha suy yếu D. Cả 3 ý trên đúng. Câu 25. Sự kiện nào mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản? A. Nga hoàng ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô” B. Những cuộc bạo động của nông nô. C. Những cải cách của Nga hoàng. D. Nước Nga tiến hành cách mạng công nghiệp. Câu 26. Lý do cơ bản nào buộc Nga hoàng phải tiến hành cải cách nông nô? A. Yêu cầu phát triển của kinh tế đất nước. B. Áp lực của các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập. C. Yêu cầu của giai cấp tư sản Nga. D. Chính quyền Nga hoàng bước vào thời kì suy yếu. Câu 27. Ấn Độ là nơi tranh chấp của hai nước nào? A. Nhật và Nga. B. Nhật và Mĩ. C. Anh và Pháp. D. Anh và Đức. Câu 28. Tại sao các nước tư bản phương Tây lại nhòm ngó vùng Đông Nam Á ? A. Đông Nam Á đất rộng người đông. B. Đông Nam Á tài nguyên phong phú. C. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. D. Cả 3 ý trên đúng. Câu 29. Anh xâm lược Miến Điện vào năm nào? A. Năm 1824. B. Năm 1825. C. Năm 1826. D. Năm 1827. Câu 30. Hãy điền đúng (Đ), sai (S) vào các câu sau đây: A. Quần chúng nổi lên đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi đã thống nhất 7 quốc gia ở bán: đảo I-ta-li-a thành vương quốc I-ta-li-a. B. Ở Đức, đất nước được thống nhất bằng các cuộc chiến tranh do quí tộc quân phiệt Phổ đứng đầu. C. Ở Nga, do sự phản ứng mạnh mẽ của nông dân, Nga hoàng phải tiến hành cuộc cải cách, giải phóng nông nô. D. Các cuộc đấu tranh ở I-ta-Ii-a, Đức, Nga là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Câu 31. Vì sao nói cuộc đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Đức, cuộc cải cách nông nô ở Nga đều là những cuộc cách mạng tư sản? A. Tạo điều kiện cho cách mạng công nghiệp phát triển ở các nước này. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, C. Cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo D. Động lực chính của cách mạng là quần chúng nhân dân. Câu 32. Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? A. Vì muốn mở rộng lãnh thổ của mình. B. Vì muốn gây ảnh hưởng của mình với nước khác. C. Vì nhu cầu về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ hàng hoá. D. Vì sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp. Câu 33. Yếu tố nào là cơ bản nhất để khẳng định: đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới? A. Cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Âu, Mĩ. B. Dưới nhiều hình thức khác nhau cách mạng tư sản diễn ra thắng lợi ở nhiều nước Âu, Mĩ và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Thời kỳ công nghiệp, kinh tế tư bản công nghiệp phát triển nhanh chóng ở các nước Âu, Mĩ. D. B + C đúng.
- Câu 34. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì? A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu. B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông- nghiệp và giao thông. C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố. D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác Câu 1. Giai cấp tư sản ra đời từ những thành phần nào trong xã hội? A. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền. B. Chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có. C. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc mới. D. Tất cả các thành phần trên. Câu 2. Hàng ngũ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu? A. Nông dân bị phá sản, mất đất. B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản. C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản. D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh. Câu 3. Giai cấp vô sản là giai cấp: A. Chỉ có rất ít tư liệu sản xuất. B. Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động. D. Chỉ có một ít tư liệu sản xuất và hoàn toàn không có tài sản. Câu 4. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào? A. Nước Pháp. B. Nước Mĩ. C. Nước Đức. D. Nước Anh. Câu 5. Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhăn đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản? A. Công nhân bị bóc lột ngày nàng nặng nề do lệ thuộc vào máy móc. B. Công nhân phải làm việc nhiều giờ nặng nhọc. C. Tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém. D. Cả 3 lí do trên đúng. Câu 6. Điền đúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu dưới đây: A. Đàn bà, trẻ em làm việc nhẹ hơn đàn ông, nên lương thấp hơn đàn ông. B. Công đoàn là tổ chức nghề nghiệp của công nhân. C. Nhiệm vụ của công đoàn là chỉ thăm nhau khi ốm đau. D. Phong trào đập phá máy móc và đốt phá công xưởng nổ ra mạnh mẽ và sớm nhất ở Anh. Câu 7. Nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B cho đúng. Cột A Cột B 1. Thợ tơ Li-ông khởi nghĩa A. Năm 1831 2. Phong trào “Hiến chương” ở Anh B. Năm 1834 3. Công nghiệp dệt tơ Li-ông (Pháp) khởi C. Năm 1844 nghĩa D. Năm 1836 đến năm 1847 4. Công nghiệp dệt Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa Câu 8. Khấu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?. A. Khởi nghĩa của công nhân dệt tơ Li - ông (Pháp) 1831. B. Khởi nghĩa của công nhân dệt Li - ông (Pháp) 1834. C. Khởi nghĩa của công nhân dệt Sơ - lê - din (Đức) 1844. D. Phong trào “Hiến chương” ở Anh. Câu 9. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi? A. Phong trào thiếu tính tổ chức.
- B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ. C. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo. D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh. Câu 10. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào? A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ. B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký. C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng. D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng. Câu 11. Phong trào đấu tranh tự phát của công nhân Anh diễn ra vào khoảng thời gian nào? A. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. B. Khoảng những năm 20-30 của thế kỉ XIX. C. Khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. D. Khoảng những năm 1836 - 1848. Câu 12. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm. B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương. C. Đòi quyền tuyền cử. D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử. Câu 13. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước Mĩ. Câu 14. Cuộc khởi nghĩa của công nhăn thợ dệt ở Li-ông (pháp) diễn ra vào năm nào? A. Năm 1832. B. Năm 1834. C. Năm 1843. D. Năm 1835. Câu 15. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì? A. Thiết lập nền cộng hòa. B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương C. Được tự do bầu cử. D. Tăng lương, giảm giờ làm. Câu 16. Ở Đức, để được làm việc trong các nhà máy công nhân phải đóng thuế đặc biệt cho bọn nào? A. Giai cấp tư sản. B. Tầng lớp quý tộc mới. C. Bọn chủ nhà máy. D. Bọn địa chủ. Câu 17. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất? A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp. B. Phong trào Hiến chương ở Anh. C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức. D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh). Câu 18. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại? A. Lực lượng công nhân còn rất ít. B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh. C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân. Câu 19. Phong trào công nhân Âu - Mĩ trong những năm 1830 - 1840 đã để lại ý nghĩa
- lịch sử gì? A. Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. B. Tạo tiền đề cho lý luận cách mạng ra đời. C. Ý thức, tổ chức từ tự phát chuyển dần sang đấu tranh tự giác. D. A + B đúng. Câu 20. Bài học cơ bản nhất của phong trào công nhân Âu Mĩ trong những năm 1830 - 1840 là gì? A. Phong trào muôn thắng lợi phải được tổ chức và lãnh đạo chặt chẽ thống nhất. B. Phải xây dựng đường lối chính trị đúng đắn để đưa phong trào đến thắng lợi. C. Phong trào phải nổ ra đúng thời cơ. D. A + B đúng. Câu 21. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh biểu tình dưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao dộng. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét. Đó là đặc điểm của phong trào nào? A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) 1831. B. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) 1834. C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sê-lê-din (Đức) 1844. D. “Phong trào “Hiến chương” (Anh) 1836 đến 1846. Câu 22. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng- ghen là gì? A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản. B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng. C. Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người. D. Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản. Câu 23. Tuyên ngôn nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Tuyên ngôn nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là nội dung của tuyên ngôn nào? A. Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (1776) B. Tuyên ngôn Nhàn quyền của cách mạng Pháp (1789) C. Tuyên ngôn Đảng cộng sản (2 - 1848) D. A + C đúng. Câu 24. Câu kết thúc Tuyên ngôn “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì? A. Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế cuốc. B. Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản. C. Biểu hiện sự đoàn kết của vô sản thế giới. D. Là khẩu hiệu đoàn kết đấu tranh của vô sản thế giới. Câu 25. Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế? A. Cuộc đấu tranh có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh. B. Giai cấp công nhân các nước đã có vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư bản đó là chủ nghĩa Mác. C. Cuộc đấu tranh có cùng một mục đích chống sự áp bức của chủ nghĩa tư bản. D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới. Câu 26. Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào? A. Đồng minh những người cộng sản. B. Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) C. Quốc tế thứ hai. D. Quốc tế thứ ba. Câu 27. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhăn từ năm 1848 đến năm 1870 là gì? A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt. B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế. C. Phong trào công nhân quốc tế diễn ra liên tục mạnh mẽ.
- D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn. Câu 28. Mác có vai trò như thế nào đối với Quốc tế thứ nhất? A. Chuẩn bị và tham gia thành lập Quốc tế thứ nhất B. Lãnh đạo đấu tranh chông những tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết đúng đắn. C. Vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp, Bỉ bãi công thắng lợi. Mác là linh hồn của Quốc tế thứ nhất. D. Cả ba ý trên đúng. Câu 29. “Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay". Câu trên nói về sự kiện nào? A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông (Pháp) 1831. B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din Đức (1844). C “Phong trào Hiến chương” ở Anh (1836-1847). D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri Pháp (23-6-1848). Câu 30. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chia làm mấy phần? A. Lời mở đầu và ba chương. B. Lời mở đầu và bốn chương, C. Lời mở đầu và năm chương. D. Lời mở đầu và sáu chương. Câu 31. Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1848-1849 ở cháu Âu là gì? A. Giai cấp công nhân đã nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình. B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành. C. Tạo điều kiện để chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến. D. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân dẫn đến sự ra đời của Quốc tế thứ nhất. Câu 32. Hãy nối sự kiện ở cột A với niên đọi ở cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B 1. Các Mác sinh năm A. 1820 2. Ăng - ghen sang Pháp B. 1842 3. Ăng - ghen sinh năm C. 1818 4. Ăng - ghen sang Anh D. 2-1848 5. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản E. 1844 6. Quốc tế thứ nhất thành lập G. 28-09-1864 Câu 33. Vai trò của Quốc tế thứ nhất từ khi thành lập (1864) đến năm 1870 là gì? A. Lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản. B. Đoàn kết giai cấp vô sản quốc tế trong một tổ chức thống nhất, C. Vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp, Bỉ bãi công. D. Đấu tranh chống những tư tưởng sai lệch thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, truyền bá học thuyết Mác. Chương II. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX Bài 5. Công xã Pa- ri 1871 Câu 1. Vì sao năm 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ. A. Để giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước. B. Để lấn chiếm biên giới lãnh thổ. C. Để ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức. D. Cả A + C đúng. Câu 2. Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào thời gian nào? Ả. Ngày 2 - 9 - 1870. B. Ngày 18 - 7 - 1870. C. Ngày 19 - 7 - 1870. D. Ngày 7 - 9 - 1870. Câu 3. Năm 1870; chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp thể hiện ở những điểm nào? A. Pháp chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh.
- B. Quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng. c. Thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí và kế hoạch tác chiến. D. Cả ba lý do trên. Câu 4. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị. A. Cộng hòa. B. Quốc dân quân, C. Quân đội nhân dân. D. Vệ quốc quân. Câu 5. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì? A. “Chính phủ Lập quốc”. B. “Chính phủ Vệ quốc”, C. “Chính phủ Cứu quốc”. D. “Chính phủ yêu nước”. Câu 6. Khi quân đội Đức tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri, chính phủ lâm thời tư sản ra lệnh cho nhân dân làm gì? A. Kiên quyết đứng lên chống Đức đến cùng. B. Giải tán lực lượng vũ trang, C. Hãy cứu nguy cho Tổ quốc. D. Chấm dứt phòng thủ đất nước. Câu 7. Điền đúng (Đ), hoặc sai (S) vào những câu sau đây: A. Ngày 2-9-1870, hoàng đế nước Pháp là Na- pô- lê-ông III cùng 10 vạn quân bị quân Phổ bắt làm tù binh tại thành Xơ- đăng. B. Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa- ri đứng lên khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-Lê-Ông III, lập chế độ cộng hoà. C. Quân Phổ tiến vào nước Pháp, chính phủ tư sản đã kêu gọi nhân dân Pa-ri chiến đấu bảo vệ tố quốc. Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 - 11871 của nhân dân Pa-ri? A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản. B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công. C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc. D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác. Câu 9. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản? A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo. C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản. D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản. Câu 10. Sau khi bị thất bại, tàn quân của Chính phủ tư sản rút chạy về đâu? A. Mông-mác. B. Véc-xai. C. Pa-ri. D. Xơ-đăng. Câu 11. Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp? A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời. B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính. C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã. D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào. Câu 12. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào những câu sau đây: A. Chi-e cho quân đánh úp vào đồi Mông-mác nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. B. Binh lính của Chi-e ngả về phía nhân dân. C. Lực lượng của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3 - 1871 chủ yếu là nông dân.
- D. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Câu 13. Hội đồng Công xã Pa-ri tập trung trong tay cái quyền lực nào? A. Quyền hành pháp. B. Quyền lập pháp. C. Quyền hành pháp và quyền Lập pháp. D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp. Câu 14. Đến ngày 1 - 5 - 1871 Hội đồng Công xã thành lập thêm ủy ban nào? A. Ủy ban quân sự. B. Ủy ban An ninh, C. Ủy ban Đối ngoại. D. Ủy ban Cứu quốc. Câu 15. Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thế hiện tính ưu việt của Công xã? A. Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước. B. Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn. C. Quy định về tiền lương tối thiểu, giám lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân. D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí. Câu 16. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp trong đoạn trích dưới dây: “Ngày 26 - 3 - 1871, (a) tiến hành bầu Hội đồng Công xã theo nguyên tác .(b) 86 đại biểu đã (c) ., hầu hết là .(d) ., đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri”. a b c d Câu 17. Vì sao nói Công xã Pa- ri là một Nhà nước kiểu mới? A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh. Câu 18. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã? A. Công xã xoá hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản. B. Công xa tách nhà thờ ra khói Nhà nước. C. Công xã thực sự là Nhà nước do dân và vì dân, đối lập với Nhà nước tư sản. D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân. Câu 19. Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày? A. 70 ngày. B. 71 ngày, C. 72 ngày. D. 73 ngày. Câu 20. Nối niên đại ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B. Cột A Cột B A. Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Na-pô-lê-ông, lập chế 1. 2 – 9 - 1870 độ cộng hoà B. Na-pô-lê-ông III và 10 vạn quân pháp bị bắt tại Xơ - 2. 4 – 9 - 1870 đăng 3. 18 – 3 - 1871 C. Nhân dân Pa-ri bầu hội đồng công xã 4. 26 – 3 - 1987 D. Quân Vec-xai bắt đầu tấn công Pa-ri 5. Đầu tháng 4 năm 1871 E. Chi-lê đánh úp đồi Mông-mác 6. 20-5-1871 F. Cuộc chiến đấu ở nghĩa địa Cha – la – se - dơ 7. 27 – 5 - 1871 G. Quân Vec-xai tấn công Pa-ri Câu 21. “Tuần lễ đẫm máu” ở nước Pháp diễn ra trong khoáng thời gian nào? A. Từ 12 - 5 – 1871 đến 28 – 5 - 1871. B. Từ 21 - 5 -1871 đến 28 – 5 - 1871. C. Từ 20 - 5 – 1871 đến 28 – 5 - 1871.
- D. Từ 19 - 5 – 1981 đến 27 – 5 - 1871. Câu 22. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Công tố Pa-ri bị thất bại ? A. Giai cấp vô sản Pháp còn yếu. B. Họ chưa có chính đảng lãnh đạo. C. Chưa có liên minh cong nông. D. Các thế lực phản động cấu kết với nhau để tiêu diệt cách mạng. Câu 23. Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì? A. Phải có sự lãnh đạo của đảng vô sản. B. Phải thực hiện liên minh công nông. C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nhà nước mới. D. Tất cả các bài học trên. Câu 24: Nôi nội dung về thái độ của nhân dân Pháp và thái độ của giai cấp tư sản Pháp trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy” theo bảng kê dưới đây: Thái độ Nội dung A. Thành lập “Chính phủ vệ quốc”. B. Đứng lên khởi nghĩa ở Pa-ri. 1. Của nhân dân Pháp C. Đòi thiết lập chế độ Cộng hòa. D. Không chống cự lại khi quân Đức tiến vào 2. Của giai cấp tư sản Pháp đất Pháp, bao vây Pa-ri. E. Xin đình chiến với Phổ. F. Chuẩn bị lực lượng chống quân xâm lược. G. Tìm cách phá hoại cuộc kháng chiến. Câu 25: Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống đặt trước các câu sau đây: A. □ Trước thái độ đầu hàng của “Chính phủ vệ quốc”, quần chúng nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa, “nhanh chóng cứu nguy cho Pa-ri”. B. □ Ngày 18 - 3 - 1871, Chính phủ Chi-e đã đánh chiếm đồi Mông-mác C. □ Sau khi đánh chiếm đồi Mông-mác, Chính phủ Chi-e cho quân kéo đến Véc-xai để tiêu diệt quân khởi nghĩa. D. □ Công xã Pa-ri quyết định tách nhà thờ ra khỏi trường học. E. □ Công xã Pa-ri đề ra chế độ giáo dục bắt buộc, không mất tiền cho toàn dân. F. □ Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới của giai cấp công nhân và nông dân. Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX Câu 1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua? A. Nước Pháp, Mĩ. B. Nước Mĩ, Đức. C. Nước Mĩ, Nga. D. Nước Mĩ, Pháp, Đức. Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức? A. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu. B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa. C. Anh không chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước. D. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức. Câu 3. Cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh mất dần vị trí độc quyền, xếp hàng thứ mấy trên thế giới? A. Xếp hàng thứ 2. B. Xếp hàng thứ 3. C. Xếp hàng thứ 4. D. Xếp hàng thứ 5. Câu 4. Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về: A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
- D. Đầu tư vào thuộc địa. Câu 5. Viết chữ đúng(Đ) hoặc chữ sai (S) vào các ô sau đây về tình hình nước Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. A. Đứng đầu thế giới về công nghiệp. B. Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản và thuộc địa. C. Cuối thế kỉ XIX nền công nghiệp Anh mất dần vị trí độc quyền. D. Máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Câu 6. Vào cuối thế kỉ XIX, Anh chú ý phát triển các ngành công nghiệp nào? A. Luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ. B. Luyện kim, cơ khí, hóa chất. C. Cơ khí, hóa chất, khai thác mỏ. D. Luyện kim, cơ khí, đóng tàu. Câu 7. Việc xuất khẩu tư bản của Anh chủ yếu và đầu tiên đến khu vực nào? A. Các nước ở châu Phi và Mi La-tinh. B. Các nước ở Đông Nam Á. C. Trung Quốc và các nước châu Á. D. Hoa Kì và các nước Mĩ la-tinh. Câu 8. Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. B. Đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh. C. Đầu tư vào thuộc địa ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào. D. A + B đúng. Câu 9. Viết vào ô trống các số liệu về thuộc địa ở Anh tính đến năm 1914. A. Diện tích B. Dân số . C. So với Đức D. So với Pháp Câu 10. Cuối thế kỉ XIX, hai Đảng thay nhau lên cầm quyền ở Anh, đó là: A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. B. Đảng Tự do và Công Đảng. C. Đảng Tự Do và Đảng Bảo thủ. D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Câu 11. Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”? A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn” B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa. C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới. Câu 12. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là: A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng Câu 13. Bị tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh) về công nghiệp, để tiếp tục phát triển, Pháp đã làm gì? A. Đầu tư vào các thuộc địa. B. Đầu tư khai thác các thuộc địa để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt. C. Phát triển một số ngành công nghiệp mới, đầu tư ra nước ngoài với hình thức cho vay lấy lãi. D. Thành lập các công ty độc quyền. Câu 14. Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại, vì sao? A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo. B. Pháp lo đầu tư khai thác thuộc địa C. Pháp chỉ lo cho vay lấy lãi.
- D. Kinh tế Pháp phát triển không đều, chỉ tập trung vào ngành ngân hàng. Câu 15. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào? A. Mĩ, Đức, Anh. B Mĩ, Nga, Trung Quốc, C. Đức, Nga, Mĩ. D. Nga, Pháp, Hà Lan. Câu 16. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời đạt được nhiều thành tựu, đó là: A. Khai thác mỏ, luyện kim. B. Điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô, điện ảnh. C. Luyện kim, hóa chất, đóng tàu. D. Khai thác mỏ, hóa chất, đóng tàu;. Câu 17. Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh ? A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa. B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa. C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ. D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư vào tất cả các thuộc địa. Câu 18. Viết vào chỗ trống những từ thích hợp về tình hình nước Pháp đến đầu thế kỉ XX. A. Một số ngành được phát triển B. Một số ngành công nghiệp mới C. Nông nghiệp. D. Hình thức xuất khẩu E. Về chính trị Câu 19. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nông dân Pháp bị phụ thuộc vào tầng lớp nào? A. Các nhà buôn nông sản và bọn chủ nợ. B. Quý tộc mới và giai cấp tư sản. C. Địa chủ phong kiến. D. Các thương nhân châu Âu và quý tộc trong nước. Câu 20. Đặc điểm của tổ chức độc quyền ở Pháp là gì? A. Tập trung tài chính đạt mức cao. B. Tập trung ngân hàng đạt mức cao. C. Xuất khẩu tư bản tài chính. D. Tập trung tư sản vào sản xuất công nghiệp. Câu 21. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là: A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng, C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc quân Phiệt và hiếu chiến. Câu 22. Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”? A. Pháp -chủ yếu cho các nước nghèo vay để thu lãi. B. 2/3 số tư bản trong nước phần lớn được đầu tư ra nước ngoài. C. Ngoài việc bóc lột hệ thống thuộc địa Pháp còn thu được lợi nhuận từ chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài bằng cho vay lãi nặng. D. Pháp chủ yếu cho các nước giàu vay. Câu 23. Sau khi Đế chế thứ hai sụp đổ, nền cộng hòa thứ mấy ở Pháp được thiết lập? A. Cộng hòa thứ nhất. B. Cộng hòa thứ hai. C. Cộng hòa thứ ba. D. Cộng hòa thứ tư. Câu 24. Từ năm 1870 đến năm 1893, Pháp tăng cường xâm lược các nước ở khu vực nào? A. Châu Á, châu phi, châu Mĩ La-tinh. B. Châu Âu, châu Phi.
- C. Châu Á, châu Mĩ La-tinh. D. Châu Á, châu Phi. Câu 25. Sau Hiệp ước Véc-xai (1871), Đức có thêm điều kiện thuận lợi nào từ bên ngoài để xây dựng và mở rộng kinh doanh? A. Được các nước Anh, Pháp, Mĩ cho vay vốn. B. Chiếm được 5 tỉ Phơ-răng và hai vùng An-dát, Lo-ren của Pháp, C. Có thêm vùng nguyên liệu ở miền Tây Nam. D. Được Anh, Pháp nhượng bộ một số thuộc địa. Câu 26. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu sau nước nào? A. Đứng thứ hai, sau Mĩ. B. Đứng thứ nhất, C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh. D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp. Câu 27. Đến năm 1913, sản lượng gang thép của Đức gấp đôi nước nào? A. Gấp đôi nước Anh. B. Gấp đôi nước Pháp, C. Gấp đôi nước Mĩ. D. Gấp đôi nước Tây Ban Nha. Câu 28. Sự hình thành các Công ti độc quyền của Đức dựa trên cơ sở: A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng. B. Tập trung tư bản và tài chính, C. Xuất khẩu tư bản. D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản. Câu 29. Các Công ti độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào? A. Cac-ten và Tơ-rớt. B. Tơ-rớt và Xanh-đi-ca. C. Các-ten và Xanh-đi-ca. D. Tất cả các hình thức trên. Câu 30. Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhanh chóng? A. Đất nước thống nhất, giàu tài nguyên (than đá). B. Nhận được tiền bồi thường chiến tranh của Pháp. C. Ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật vào sản xuất. D. Cả ba ý trên. Câu 31. Nguyên nhân nào đưa đến sự ra đời của các công ty độc quyền ở Đức? A. Nước Đức thống nhất, nền nông nghiệp phát triển nhanh (đứng đầu châu Âu) B. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng trong các ngành kinh tế. C. Đức ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất. D. Đức đầu tư mạnh vào việc xuất khẩu tư bản. Câu 32. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp để phản ánh tình hình chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX? A. Đức vẫn là B. Đối nội C. Đối ngoại D. Đặc điểm của đế quốc Đức là Câu 33. Tầng lớp nào nắm lấy quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX? A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền. B. Bọn quân phiệt hiếu chiến. C. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính. D. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp. Câu 34. Sau sự kiện nào chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển vượt bậc? A. Lin-côn lèn làm Tổng thống năm 1860. B. Kết thúc cuộc nội chiến 1861 - 1865. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918. D. Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha năm 1898.
- Câu 35. Trong khoảng thời gian nào kinh tế Mĩ từ hàng thứ tư nhảy lên đứng đầu thế giới? A. Từ năm 1865 đến năm 1890. B. Từ năm 1865 đến năm 1892. C. Từ năm 1865 đến năm 1894. D. Từ năm 1860 đến năm 1870. Câu 36. Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là gì? A. Cac-ten B. Rốc-phe-lơ C. Xanh-đi-ca D. Tơ rớt Câu 37. Vì sao công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc? A. Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không có chiến tranh. B. Thị trường trong nước mở rộng, lợi dụng nguồn vốn của châu Âu. C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật. D. Ca ba ý trên. Câu 38. Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp” ? A. Mĩ có nền công nghiệp phát triển mạnh nhất. B. Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. C. Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển, mạnh mẽ, các tổ chức độc quyền (Tơ rớt) công nghiệp khổng lồ (thép, dầu, ô tô) hình thành. . D. Sản lượng công nghiệp Mĩ tăng gấp đôi Anh và bằng ½ các nước Tây Âu gộp lại. Câu 39. Điền vào chỗ trống những từ cấn thiết đề phản ảnh tình hình nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. A. Mĩ có nền kinh tế B. Mĩ từ vị trí thứ tư nhảy vọt . C. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Mĩ xuất hiện D. Về nông nghiệp Câu 40. Hai Đảng thay nhau lên nắm chính quyền ở Mĩ, đó là: A. Đảng Cộng hòa và Đảng Bảo chủ. B. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. C. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ. D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. Câu 41. Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Kinh tế công nghiệp phát triển. B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược các thuộc địa. C. Sự hình thành các công ty độc quyền, D. Sự phát triển không đều và thuộc địa không đều nhau. Câu 42. Giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) tồn tại nhiều mâu thuẫn. Vậy mâu thuẫn nào sau đây là sâu sắc nhất? A. Hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau. B. Sự phát triển kinh tế không đều nhau. C. Sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc “già”. D. Sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc “trẻ”. Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Câu 1. Vì sao phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX vẫn tiếp tục phát triển? A. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. B. Chủ nghĩa Mác đã được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân. C. Ý thức giác ngộ của công nhân ngày càng cao. D. Cả 3 ý trên. Câu 2. Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các sự kiện sau đây: A. Ở Anh, năm 1889, cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác ở Luân Đôn đã buộc chủ phải tăng lương. B. Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội.
- C. ở Mĩ, 1-5-1886, hơn 350.000 công nhân biểu tình đòi ngày làm 8 giờ và từ đó, ngày 1-5 hàng năm trở thành ngày Quốc tế lao động. D. Từ năm 1889, ngày 1-5 trở thành ngày Quốc tế lao động Câu 3. Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX đạt được là gì? A. Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước. B. Chủ phải tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân. C. Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước ra đời. D. Lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động. Câu 4. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời vào năm nào? A. Năm 1875 B. Năm 1379 C. Năm 1883 D. Năm 1889 Câu 5. Đảng Công nhân Pháp được thành lập vào năm nào? A. Năm 1875 B. Năm 1879 C. Năm 1883 D. Năm 1889 Câu 6. Nhóm Giải phóng lao động Nga được hình thành vào năm nào? A. Năm 1875 B. Năm 1879 C. Năm 1883 D. Năm 1889 Câu 7. Nguyên nhân cơ bản đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai? A. Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và giải tán. B. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân các nước. C. Sự ra đời của các tổ chức chính trị độc lập của công nhân mỗi nước. D. Sự đàn áp của giai cấp tư sản đối với phong trào công nhân. Câu 8. Điền vào chỗ trống đoạn viết dưới đây về ngày thành lập Quốc tế thứ hai. Ngày 14-7-1889, kỉ niệm (a) .ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu .(b) . của 22 nước họp đại hội ở (c) ., tuyên bố thành lập (d) a b c d Câu 9. Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai (1889) đã thông qua nhiều nghị quyết, theo em nghị quyết nào là quan trọng nhất với tình hình lúc đó? A. Phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước. B. Đấu tranh giành chính quyền, C. Đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ. D. Lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới. Câu 10. Nguyên nhân cơ bản đưa đến sự tan rã của Quốc tế thứ hai? A. Sau khi Ăng-ghen mất bọn cơ hội chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai. B. Các Đảng trong Quốc tế thứ hai đều ủng hộ chính phủ tư sản (trừ Nga), C. A + B đúng. D. A + B sai. Câu 11. “Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mọng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản" đây là cương lĩnh của đảng nào? A. Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875). B. Đảng Công nhân Pháp (1879), C. Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883). D. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (1908). Câu 12. Đầu thế kỉ XX, Lê-nin thành lập một chính Đảng cho giai cấp công nhân Nga. Chính Đảng đó có gì mới?. A. Chính đảng của những người lao động Nga.
- B. Đấu tranh vì quyền lợi của vô sản Nga. C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng. Câu 13. Chính đảng vô sản kiểu mới lần đầu tiên trên thế giới, đó là: A. Đảng Xã hội Pháp. B. Đảng Xã hội dân chủ Đức. C. Đảng Cộng hòa Mĩ. D. Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga. Câu 14. Trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, phái đa số theo Lê-nin được gọi là gì? A. Bôn-sê-vích. B. Men-sê-vích. C. Lê-nin-nít. D. Những người Nga tích cực. Câu 15. Mục tiêu của Đảng Công nhản xã hội dân chủ Nga là gì? A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng. B. Lật đổ tư sản Nga giành chính quyền về tay Xô viết. C. Lật đố chế độ Nga hoàng, lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chuyên chính vô sản. D. Chống chiến tranh đế quốc. Câu 16. Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới? A. Triệt để đấu tranh vì quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động. B. Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác C. Dựa vào quần chúng nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng D. Cả 3 ý trên đúng Câu 17. Trong các nội dung mà Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga nêu ra, nội dung nào mang lại quyền lợi cho người nông dân? A. Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Đánh đổ chính quyền tư sản, thành lập chuyên chính vô sản C. Thi hành những cải cách dân chủ. D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 18. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng trong những năm 1905 - 1907 ở Nga là gì? A. Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng. C. Tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ. D. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga -Nhật. Câu 19. Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga? A. Công nhân, nông dân. B. Công nhân, nông dân, binh lính, C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. D. Công nhân, nông dân, tư sản. Câu 20. Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga? A. Cuộc đấu tranh “Ngày chủ nhật đẫm máu” (9-1-1905) của 14 vạn công nhân Pê téc-bua. B. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5-1905) của nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa của thuỷ thủ trên chiến hạm Pô – tem – kin (6-1905) D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát – xcơ – va. Câu 21. Nối các niên đại ở cột A phù hợp với sự kiện ở cột B. Cột A Cột B 1. 1-5-1886 A. Trở thành ngày Quốc tế lao động 2. 1-5-1889 B. Biểu tình của công nhân Si-ca-gô (nữ) 3. 1875 C. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời 4. 1883 D. Đảng Công nhân Pháp thành lập
- 5. 1879 E. Nhóm Giải phóng lao động Nga thành lập 6. 14-7-1889 G. Thành lập Quốc tế thứ hai 7. 22-4-1870 H. Ngày “Chủ nhật đẫm máu” 8. 9-1-1905 I. Ngày sinh của Lê-nin 9. 6-1905 K. Khởi nghĩa Mat-xcơ-va đỉnh cao cách mạng 10. 12-1905 L. Khởi nghĩa trên chiến hạm Pô-tem-kin Bài 8. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX Câu 1. Từ nửa sau thế kỉ XVIII ở Anh đã tiến hành cuộc cách mạng gì? A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng công nghiệp. C. Cách mạng về kĩ thuật, khoa học. D. Cách mạng văn học nghệ thuật. Câu 2. Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, giai cấp tư sản cần phải làm gì? A. Xóa bỏ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến. B. Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp. C. Tiến hành cách mạng cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. Tăng năng suất lao động, thu lợi nhuận cao. Câu 3. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp về thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp của các nước tư bản. A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm B. Phát minh ra phương pháp sản xuất C. Máy mới ( .) ra đời D. Nhiên liệu mới E. Nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt là F. Động lực chủ yếu là Câu 4. Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì? A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng. B. Áp dụng nhùng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, C. Áp dụng phương pháp canh tác mới. D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Câu 5. Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì? A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến. B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi. D. Phát triển nghề thai thác mỏ. Câu 6. Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì? A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi B. Chế tạo được súng trường bắn nhanh và xa. C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn. D. Khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương. Câu 7. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì? A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển. B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển. C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển. D. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí. Câu 8. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp về những tiến bộ về khoa học tự nhiên cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. À. Nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra B. Nhà bác học Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra . C. Nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) khám phá ra D. Nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên
- Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên. A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh. B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật. C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển. D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học. Câu 10. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp về những thành tựu của khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX. A. Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng ra đời đại biểu là B. Ở Anh, kinh tế chính trị học ra đời với các đại biểu xuất sắc C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của D. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội-khoa học do Câu 11. Các phát minh về khoa học xã hội có vai trò như thế mào đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII-XIX ? A. Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ. B. Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển. C. A + B đúng D. A + B sai Câu 12. Những câu sau, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S) ? A. Ở Đức, Si -lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân. B. Nhà thơ Bai-rơn là người Đức. C. Thế kỉ XIX, nhiều nhà văn vạch trần bộ mặt xã hội tư bản, đấu tranh cho sự tự do chính nghĩa. D. Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ. Câu 13. Viết vào chỗ trống các đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật. A. Tư tưởng B. Chủ nghĩa hiện thực phê phán C. Âm nhạc D. Hội họa Câu 14. Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì? A. Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho Tự do hạnh phúc và chính nghĩa. B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền, C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân. D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Câu 15. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là: A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen. B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen. C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô. D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen. Câu 16. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân. B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân, C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản. D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới. Chương III. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ĐẦU THẾ KỈ XX Bài 9. Ấn Độ thế kỉ XVIII- Đầu thế kỉ XX Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ? A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú. B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời. C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua. D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo) Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ? A. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
- B. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu. C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái. Câu 3. Cuộc chiến tranh giữa hai nước nào trong những năm 1754 - 1763 ngay trên đất nước Ấn Độ? A. Anh và Mĩ. B. Anh và Pháp, C. Anh và Nhật. D. Trung Quốc và Pháp. Câu 4. Thực dân Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ vào thời gian nào? A. Thế kỉ XVI. B. Đầu thế kỉ XVIII. C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Năm 1875. Câu 5. Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến ở Ấn Độ nhằm: A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ. B. Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ. C. Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình. D. Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình. Câu 6. Điền dúng (Đ), hoặc sai (S) vào các câu sau đây: A. Thế kỉ XVIII cả Anh và Pháp cùng xâm chiếm Ấn Độ. B. Cuối thế kỉ XVIII Anh hoàn thành công cuộc xâm chiếm Ấn Độ. C. Xuất khẩu lương thực năm 1901 (của Anh ở Ấn Độ) 9300000 (Livrơ). D. Hậu quả chính sách bóc lột của Anh đã gây nên những nạn đói khủng khiếp ở Ấn Độ. Câu 7. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào? A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ B. Áp dụng chính sách "chia để trị", C. Thi hành chính sách “ngu dân”. D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa. Câu 8. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội? A. Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo. B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ. C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp. D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay (Ấn Độ) diễn ra vào thời gian nào? A. Ngày 5 tháng 10 năm 1857. B. Ngày 5 tháng 7 năm 1857. C. Ngày 10 tháng 5 năm 1858. D. Ngày 10 tháng 5 năm 1857. Câu 10. Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) là những tầng lớp nào? A. Binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh. B. Binh lính, nông dân, thợ thủ công, C. Binh lính, nông dân, công nhân. D. Binh lính, công nhân, tư sản Ấn. Câu 11. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ khởi nghĩa của binh lính Xi-pay là gì? A. Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ. B. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đàn áp dã man. C. Binh lính Xi-pay căm thù sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. D. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh bắt đi làm bia đỡ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp trên đất Ấn Độ. Câu 12. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi- pay tồn tại trong thời gian nào?
- A. Từ năm 1857 đến năm 1858. B. Từ năm 1858 đến năm 1859. C. Từ năm 1857 đến năm 1859. D. Từ năm 1857 đến năm 1860. Câu 13. Vì sao cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay mang tính chất dân tộc? A. Vì nó giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh cướp nước để giành độc lập. B. Vì nó giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi ách thống trị của thực dân Anh. C. Vì nó cùng nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh xâm lược. D. Tất cả đều đúng. Câu 14. Viết vào chỗ trống những từ thích hợp, những dữ liệu về cuộc khởi nghĩa Xi- pay (1857 -1859). A. Số lượng lính Xi -pay tham gia khởi nghĩa B. Phạm vi của cuộc khởi nghĩa C. Kết quả bước đầu D. Kết quả cuối cùng Câu 15. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 -1859) mang tính dân tộc thể hiện ở điểm nào? A. Từ binh lính, khởi nghĩa đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. B. Từ một địa phương, khởi nghĩa đã lan rộng, giải phóng được nhiều nơi. C. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng lời kêu gọi của những người yêu nước. D. A + B đúng. Câu 16. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi- pay? A. Biểu hiện lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân Ấn. B. Cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc. C. Mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ. D. Thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng dậy chống thực dân Anh. Câu 17. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm nào? A. Năm 1857 B. Năm 1859 C. Năm 1885 D. Năm 1905 Câu 18. Đảng Quốc đại là Đảng của giai cấp nào? A. Giai cấp vô sản. B. Giai cấp tư sản. C. Tầng lớp tiểu tư sản. D. Giai cấp nông dân. Câu 19. Hai mươi năm sau khi thành lập Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào? A. Một bộ phận chông lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực B. Một bộ phận muôn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ C. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, chống lại phái ôn hòa đòi lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. D. Một bộ phận cũng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để. Câu 20. Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ ? A. Dùng phương pháp bạo lực. B. Dùng phương pháp thương lượng, C. Dùng phương pháp ôn hòa. D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị. Câu 21. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì? A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc. B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ. C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế Câu 22. Một phái dân chủ cấp tiến do Ti- lắc đứng đầu đã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là:
- A. “Phái cấp tiến”. B. “Phái cực đoan”, C. “Phái ôn hòa”. D. “Phái đấu tranh”. Câu 23. Theo đạo luật chia đôi xứ Ben- gan của Anh, thì miền Đông Ấn Độ theo đạo nào? A. Theo đạo Phật. B. Theo đạo Ấn Độ. C. Theo đạo Hồi. D. Theo đạo Thiên chúa. Câu 24. Với việc ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở đâu ? A. Ở Bom-bay và Ben-gan. B. Ở Can-cut-ta và Ben-gan. C. Ở Bom-bay và sông Hằng. D. Ở Bom-bay và Can-cút-ta. Câu 25. Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào nào? A. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905. B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908. C. Phong trào đấu tranh của quân chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905. D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908. Câu 26. Ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp phong kiến C. Giai cấp công nhân D. Binh lính Ấn Độ Câu 27. Cuộc tổng bãi cóng ở Bom-bay (23-7-1908) là sự kiện quan trọng nhất, đầu tiên của giai cấp vô sản Ân Độ. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 28. Hãy nối niên đại ở cột A phù hợp với sự kiện cột B. A B 1. Thế kỉ XVII A. Anh-Pháp tranh giành Ấn Độ B. Thực dân phương Tây xầm nhập vào châu 2. Thế kỉ XVIII Á 3. 1857 C. Đảng Quốc đại thành lập 4. 1885 D. Khởi nghĩa Xi-pay 5. 6-1908 E. Chính quyền Anh bắt Ti-lắc 6. 1905 F. Khởi nghĩa Bom-bay 7. 7-1908 G. Biểu tình chông chính sách “chia để trị” Câu 29: Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống □ đặt trước các câu dưới đây: A. □ Ấn Độ là một quốc gia ở phía Tây châu Á. B. □ Đến thế kỉ XVIII, thực dân Anh độc chiếm và cai trị Ấn Độ. C. □ Ấn Độ trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của nền công nghiệp Anh. D. □ Chính phủ Anh nắm quyền cai trị gián tiếp Ấn Độ. E. □ Ngày 01 - 01 - 1877. Nữ hoàng Anh Vich-to-ri-a tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ. F. □ Xi-pay là tên gọi những đơn vị binh lính của người Anh ở Ấn Độ, G. □ Đảng Quốc đại là tên gọi tắt của Đảng Quốc dân đại hội. H. □ Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908 đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX. Câu 30: Hãy nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B về Đảng Quốc đợi và phong trào dân tộc ở Ấn Độ theo yêu cầu dưới dây:
- A B A. Chính quyền Anh thi hành chính sách chia để trị, ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan 1. Cuối năm 1885 (Ấn Độ). B. Ngày đạo luật chia cắt Ben-gan có hiệu lực 2. Từ 1885-1905 ở Ấn Độ. 3. Tháng 7-1905 C. Ti-lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại. 4. Ngày 16-10-1905 D. Thực dân Anh bắt Ti-lắc, kết án 6 năm tù. 5. Tháng 6-1908 E. Đảng Quốc đại được thành lập. F. Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương 6. Cuối năm 1907 pháp ôn hòa để đòi thực dân Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ. Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX Câu 1. Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào? A. Tháng 6 - 1840 đến tháng 7 - 1842. B. Tháng 8 - 1840 đến tháng 6 - 1842. C. Tháng 6 - 1840 đến tháng 8 - 1842. D. Tháng 6- 1840 đến tháng 6 - 1842. Câu 2. Đánh dấu X vào ô □ câu trả lời đúng, nguyên nhân nào dưới đây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? A. Trung Quốc là nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên. □ B. Chế độ phong kiến mục nát. □ C. Có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ. □ D. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây và yêu cầu về thị trường thuộc địa. □ Câu 3. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc ? A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông. C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh. D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp. Câu 4. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì? A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh. B. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc, C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện. D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản. Câu 5. Vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật? A. Bắc kinh B. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc C. Hồng Kông D. Thượng Hải Câu 6. Vùng đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng? A. Nước Đức B. Nước Pháp C. Nước Anh D. Nước Nga Câu 7. Vùng Vân Nam của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng? A. Nước Đức B. Nước Pháp C. Nước Anh D. Nước Nhật Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc? A. Tỉnh Sơn Đông.
- B. Vùng Châu thổ sông Dương Tử. C. Vùng Đông Bắc. D. Thành phố Bắc Kinh. Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu ? A. Ngày 01 - 11 - 1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc). B. Ngày 11 - 01 - 1852. ở Quảng Đông (Trung Quốc), C. Ngày 11 - 01 – 1851. ở Quảng Tây (Trung Quốc). D. Ngày 01 - 01 - 1851. ở Thiên Kinh (Trung Quốc). Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo? A. Khương Hữu Vi. B. Lương Khải Siêu, C. Tôn Trung Sơn. D. Hồng Tú Toàn. Câu 11. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài bao nhiêu năm? A. 20 năm. B. 15 năm. C. 14 năm. D. 24 năm. Câu 12. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc được khởi xướng vào năm nào? A. Năm 1840. B. Năm 1851. C. Năm 1898. D. Năm 1905. Câu 13. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng ? A. Từ Hi Thái Hậu B. Vua Quang Tự C. Khang Hữu Vi-Lương Khải Siêu D. Tôn Trung Sơn Câu 14. Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là, gì? A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa. B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc. D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh. Câu 15. Ngày 14-8-1900 Bắc Kinh thất thủ. Từ Hi Thải hậu, Vua Quang Tự cùng quần thần phải bỏ chạy khỏi kinh đô. Quân đội các nước đế quốc đã tiến hành cuộc tàn sát, đốt phá, cướp bóc cực kì tàn bạo tại Thiên Tán và Bắc Kinh. Đó là hậu quả của cuộc đấu tranh nào? A. Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) B. Cuộc vận động Duy Tân (1898) C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1900) D. Cách mạng Tân Hợi (1911) Câu 16. Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898) có ý nghĩa gì? A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc. B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc. C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt. D. A + B đúng. Câu 17. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nổ ra ở vùng nào của Trung Quốc? A. Sơn Đông. B. Sơn Tây. C. Nam Kinh. D. Bắc Kinh. Câu 18. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là: A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh. B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc.
- C. Chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự. D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc. Câu 19. Khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, triều đình phong kiến Mãn Thanh có thái độ như thế nào? A. Phối hợp với nghĩa quân Nghĩa Hòa đoàn chống lại. B. Kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ Nghĩa Hòa đoàn, C. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc. D. Triều đình Mãn Thanh cho quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa. Câu 20. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai? A. Vua Quang Tự. B. Khang Hữu Vi. C. Tôn Trung Sơn. D. Lương Khải Siêu. Câu 21. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào? A. Tư sản. B. Vô sản. C. Công nhân, nông nhân. D. Phong kiến. Câu 22. Học thuyết Tam dân do ai khởi xướng ? A. Khang Hữu Vi. B. Lương Khải Siêu, C. Tôn Trung Sơn. D. Tưởng Giới Thạch. Câu 23. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung gì? A. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”. B. “Dân tộc độc lập, quân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. C. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”. D. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”. Câu 24. Cương lĩnh của Đồng minh hội là gì? A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh giành ruộng đất cho dân cày. B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập. C. Đánh đổ Mãn thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. D. Đánh đổ chế độ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Câu 25. Ngày 10 - 10 - 1911 diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc? A. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống. B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương, C. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở miền Nam. D. Triều đình Mãn Thanh bị sụp đổ. Câu 26. Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân hợi (1911)? A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc. B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. D. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. Câu 27. Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để: A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến. B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến. C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Câu 28. Ngày 12 - 2 - 1912, lịch sử Trung Quốc diễn ra sự kiện gì? A. Khởi nghĩa Vũ Xương. B. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng Thống. C. Hoàng đế Phổ Nghi từ ngôi, nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
- D. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống. Câu 29. Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt? A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải. C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại. D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng. Câu 30. Nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp. Cột A Cột B 1. 1840-1842 A. Chiến tranh Trung-Nhật 2. 1894-1895 B. Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện 3. 1851-1864 C. Cuộc vận động Duy Tân 4. 1898 D. Phong trào Thái Bình Thiên quốc 5. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Đ. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn 6. 8-1905 E. Khởi nghĩa ở Vũ Xương thắng lợi G. Trung Quốc Đồng minh hội thành lập Học 7. 10-10-1911 thuyết Tam dân H. Viên Thế Khải làm Tổng thống thay Tôn 8. 29-12-1911 Trung Sơn 9. 2-1912 I. Trung Hoa dân quốc thành lập Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Câu 1. Hãy đánh dấu X vào ô □ để thấy rõ lý do vì sao Đông Nam Á sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây ? A. Các dân tộc có nền văn hóa rực rỡ. □ B. Có vị trí địa lý quan trọng. □ C. Giàu tài nguyên. □ D. Có nguồn nhân công rẻ mạt và có nguồn tiêu thụ lớn. □ Câu 2. Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XIX. B. Giữa thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân nào đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập sự thống trị ở In-đô-nê-xi-a ?. A. Thực dân Tây Ban Nha. B. Thực dân Bồ Đào Nha. C. Thực dân Hà Lan. D. Thực dân Anh. Câu 4. Thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á là những nước nào ? A. Mã Lai, Miến Điện. B. Việt Nam, Cam-pu-chia. C. In-đô-nê-xia, Mã Lai. D. Mã Lai, Lào. Câu 5. Ở Đông Nam Á, nước nào là thuộc địa của Hà Lan và Bồ Đào Nha? A. In-đô-nê-xia. B. Cam-pu-chia. C. Lào. D. Miến Điện. Câu 6. Tây Ban Nha đã thống trị nước nào ở Đông Nam Á ngay từ giữa thế kỉ XVI? A. Miến Điện. B. Mã Lai. C. Thái Lan. D. Phi-líp-pin. Câu 7. Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp?
- A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây. Câu 8. Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của thực dân Anh vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XIX. B. Đầu thế kỉ XX C. Cuối thế kỉ XVIII. D. Đầu thế kỉ XIX Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á? A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan. C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po. Câu 10. Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị? A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V. B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV. C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa. D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ. Câu 11. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập? A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh. B. Thái Lan được Mĩ Giúp đỡ. C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền. Câu 12. Nét nổi bật về sự phân hóa xã hội ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì? A. Sự hình thành giai cấp vô sản mới. B. Sự hình thành hai giai cấp mới, đó là công nhân và tư sản. C. Sự hình thành các tầng lớp xã hội mới, đó là quý tộc và tư sản mại bản. D. Sự đan xen tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Câu 13. Năm 1905, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân ở In-đô-nê-xi-a? A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập. B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời. C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập. D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời. Câu 14. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật? A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa. C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị. D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính. Câu 15. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào? A. Nổi dậy khởi nghĩa. B. Thành lập các tổ chức yêu nước. C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc. D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang. Câu 16. Đảng cộng sản In-đô-nê-xia thành lập vào thời gian nào? A. Tháng 5-1920. B. Tháng 5-1921.
- C. Tháng 5-1922. D. Tháng 5-1923. Câu 17. Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, can thiệp sâu vào Phi-líp- pin vào thời gian nào? A. Ngày 28 - 8 - 1896. B. Tháng 4 - 1898. C. Tháng 6 - 1898. D. Tháng 8 - 1898. Câu 18. Cuộc cách mạng 1896-1898 ở Phi-líp-pin đã đưa đến kết quả gì? A. Tây Ban Nha và Mĩ trao trả độc lập cho Phi-lip-pin. B. Nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời. C. Phi-líp-pin rơi vào ách đô hộ của Mĩ. D. Tạo điều kiện cho Phi-líp-pin phát triển tư bản chủ nghĩa. Câu 19. Cam-pu-chia chính thức trở thành thuộc địa của Pháp từ năm nào? A. Năm 1863. B. Năm 1864. C. Năm 1884. D. Năm 1885. Câu 20. Ba nước Đông Dương là thuộc địa của nước nào? A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha. C. Pháp. D. Anh. Câu 21. Ở Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt. Bên cạnh phong trào Cần Vương, làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913) đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. Câu 22. Cuộc khởi nghĩa của nhăn dân Xa-van-na-khét (Lào) năm 1901 do ai lãnh đạo? A. Nô-rô-đôm. B. A-cha-xoa. C. Pu-côm-bô. D. Pha-ca-đuốc. Câu 23. Cuộc khởi nghĩa điển hình ở Ta-Keo (Cam-pu-chia) 1863 - 1866 do ai lãnh đạo? A. Nô-nô-đôm. B. A-cha-Xoa. C. Pu côm-bô. D. Pha-ca-đuốc. Câu 24. Ở Cam-pu-chia ai đã kí hiệp ước thừa nhận nền đô hộ Pháp? A. Nô-rô-đôm. B. A-che-Xoa. C. Pu-côm-bô. D. Pha-ca-đuốc. Câu 25. Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam? A. Khởi nghĩa Si-vô-tha. B. Khởi nghĩa A-cha-Xoa. C. Khởi nghĩa Pu-côm-bô. D. Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô. Câu 26. Lào thực sự biến thành thuộc địa của Pháp từ năm nào? A. Từ năm 1884. B. Từ năm 1885. C. Từ năm 1865. D. Từ năm 1893. Câu 27. Thực dân Pháp xâm chiếm Lào khi nào?
- A. Sau khi xâm chiếm Thái Lan và Cam-pu-chia. B. Sau khi đã hoàn thành việc bình định quân sự Việt Nam và Cam- pu-chia. C. Sau khi đặt chân đến Việt Nam, Cam-pu-chia. D. Sau khi xâm chiếm xong hàng loạt các nước Đông Nam Á. Câu 28. Mở đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩ do Ong Kẹo chỉ huy. B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam. C. Khởi nghĩa của Pa-chay. D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc. Câu 29. Sự gắn bó, đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp được thể hiện ở những điểm nào? A. A-cha-Xoa lập căn cứ chông Pháp ở vùng Bảy Núi (Châu Đốc Việt Nam) liên minh với nghĩa quân Thiên Hộ Dương. B. Pu-côm-bô xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, liên kết với nghĩa quân Trương Quyền. C. Năm 1901, một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven lan sang Việt Nam. D. Tất cả các ý trên Câu 30. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhản dân các nước Đông Nam Á? A. Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh. B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai. C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo., D. Cả ba ý trên. Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX Câu 1. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trèn lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, văn hóa. B. Kinh tế, chính trị, xã hội. C. Văn hóa, giáo dục, quân sự. D. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự. Câu 2. Viết chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu dưới đây về tình hình thực hiện cải cách ở Nhật Bản: A. Thống nhất tiền tệ. B. Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, C. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản ở nông thôn. D. Xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, cầu cống. Câu 3. Những chính sách nào sau đây thể hiện sự tiến bộ tích cực của những cải cách về chính trị, xã hội? A. Chế độ nông nô được bãi bỏ. □ B. Đưa quý tộc hóa và đại tư sản lên cầm quyền. □ C. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. □ D. Chú trọng nội dung khoa học- kĩ thuật trong giảng dạy. □ E. Cử những học sinh ưu tú đi học ở phương Tây. □ Câu 4. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào dược tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản? A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật. B. Nội dung về pháp luật. C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa. D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo. Câu 5. Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây ? A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tót. B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển, C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ. D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh. Câu 6. Cuộc Duy Tân có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế xã hội Nhật?
- A. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, C. Chế độ nông nô bị xóa bỏ. D. A + B đúng. Câu 7. Vì sao nói cuộc Duy Tân của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo. B. Lật đổ chế độ phong kiến. C. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hóa D. Xóa bỏ chế độ nông nô. Câu 8. Lí do nào là cơ bản nhất để nói cuộc cải cách Duy Tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Xóa bỏ chế độ nông nô. B. Thiên Hoàng Minh Trị vẫn còn. C. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền. D. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì? A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản. B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á. C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á. D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định. Câu 10. Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào? A. Giữa thế kỉ XVIII B. Cuối thế kỉ XVIII C. Đầu thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 11. Những biểu hiện chủ yếu của việc Nhật Bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa. B. Tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, C. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện và giữ vai trò to lớn. D. Cả ba ý trên. Câu 12. Trong 14 năm (từ 1900 đến 1914) tỉ lệ công nghiệp của Nhật trong nền kinh tế quốc dân tăng từ: A. 13% đến 42%. B. 19% đến 42%. C. 20% đến 42%. D. 21% dấn 42%. Câu 13. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì? A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa. B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. C. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng. D. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ. Câu 14. Trong thời gian nào, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ở Nhật Bản tăng từ 19% lên 42%? A. Từ năm 1868 đến năm 1898. B. Từ năm 1868 đến năm 1900. C. Từ năm 1900 đến năm 1914. D. Từ năm 1906 đến năm 1912. Câu 15. Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách gì? A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa. B. Đẩy mạnh chính sách đưa người giỏi sang học ở phương Tây. C. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành tướng. D. B + C đúng. Câu 16. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở
- đâu? A. Triều Tiên. B. Trung Quốc. C. Đông Nam Á. D. Việt Nam. Câu 17. Năm 1914 vùng đất nào của Trung Quốc trở thành thuộc địa của Nhật? A. Bán đảo Liên Đông B. Đài loan, C. Sơn Đồng. D. Cảng Lữ Thuận. Câu 18. Chiến tranh Nga-Nhật xảy ra vào năm nào? A. Năm 1904. B. Năm 1914. C. Năm 1924. D. Năm 1934. Câu 19. Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga, đúng hay sai ? A. Đúng. B. Sai. Câu 20. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đường lối ngoại giao của Nhật có gì nổi bật? A. Tìm mọi cách xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng. B. Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược, bành trướng. C. Tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân lên các nước láng giềng. D. Tất cả ý trên đúng. Câu 21. Sau chiến tranh Nga- Nhật, Nhật Bản bước lên địa vị: A Một đế quốc hùng mạnh ở Viễn Đông. B. Một đế quốc giàu mạnh ở Viễn Đông, C. Một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông. D. Một nước tư bản phát triển mạnh. Câu 22. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến. B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. . C. Chủ nghĩa đế quốc mang tính chất phát xít D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân Phiệt. Câu 23. Nguyên nhân của phong trào đấu tranh ở Nhật vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? A. Sự bóc lột nặng nề của chế độ tư bản. B. Tình trạng cực khổ của nhân dân lao động. C. Quần chúng nhân dân là động lực cách mạng nhưng sau cách mạng họ không được hưởng gì cả. D. A + B đúng. Câu 24. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập vào năm nào? A. Năm 1900. B. Năm 1910. C. Năm 1901. D. Năm 1905. Câu 25. Hãy nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp. Cột A Cột B 1. 1-1868 A. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa 2. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi. 3. 1900-1914 C. Tỉ lệ công nghiệp tăng từ 19% lên 42% 4. 1904-1905 D. Nhật chiếm Sơn Đông Trung Quốc 5. 1914 Đ. Chiến tranh Nga- Nhật 6. 1898 E. Ca-tai-a-ma-Xen lãnh đạo nhân dân đường
- sắt bãi công. 7. 1901 G. Có 57 cuộc bãi công 8. 1907 H. Đảng Xã hội dân chủ Nhật thành lập 9.1012 I. Đấu tranh của công nhân tăng lên 398 cuộc 10. 1917 K. Có 47 cuộc bãi công Chương IV. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) Bài 13. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Câu 1. Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc thể hiện ở lĩnh vực nào? A. Về vấn đề tranh chấp quyền lực. B. Về vấn đề cạnh tranh trong việc xuất khẩu hàng hóa. C. Về vấn đề thuộc địa và thị trường. D. Về vấn đề áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. Câu 2. Đế quốc nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”? A. Đế quốc Mĩ. B. Đế quốc Đức. C. Đế quốc Nhật Bản. D. Đế quốc Anh. Câu 3. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc các nước để quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản các nước. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. C. Sự hình thành hai khối quân sự thù địch nhau. D. Cả ba ý trên đúng. Câu 4. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến hậu quả như thế nào? A. Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. B. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về sự phân chia thuộc địa không đều nhau. C. Chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. D. Cả ba ý trên đúng. Câu 5. Khối Liên minh gồm những nước nào? Ả. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a. B. Đức, Nhật, Mỹ. C. Anh, Pháp, Nga. D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Câu 6. Khối Hiệp ước gồm những nước nào? A. Đức, I-ta-li-a, Nhật B. Anh, Pháp, Nga. C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Đức, Nhật, Mĩ. Câu 7. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau đó là? A. Khối NATO và khối SEV. B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước. C. Khối SEATO và khối ASEAN. D. Khối các nước G7 và khối EU. Câu 8. Duyên cớ trực tiếp nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)? A. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ, Tây Ban Nha (1898). B. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Anh - Bồ (1899 - 1902). C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). D. Do Thái tử Áo - Hung bị một phần tử Xéc-bi ám sát (ngày 28 - 06 - 1914). Câu 9. Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn trước tiên giữa các đế quốc nào? A. Giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức. B. Giữa đế quốc Đức với đế quốc Áo - Hung.
- C. Giữa đế quốc I-ta-li-a với đế quốc Anh, Pháp. D. Giữa đế quốc Anh, Pháp với đế quốc Đức. Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ với sự kiện nào? A. Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914). B. Đức tuyên chiến với Nga (1-8-1914). C. Đức tuyên chiến với Pháp (3-8-1914). D. Anh tuyên chiến với Đức (4-8-1914). Câu 11. Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng? A. Nước Nga. B. Nước Bỉ. C. Nước Pháp. D. Nước Anh. Câu 12. Nhờ đâu quản Pháp có điều kiện phản công quản Đức cứu nguy cho Pa-ri? A. Quân Anh tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông. B. Quân Nga tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông. C. Quân Anh chặn đường biển không cho quân Đức tăng viện binh để chiếm Pa-ri. D. Quân đội Pháp dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân phản công quân Đức. Câu 13. Vì sao gọi là cuộc chiến tranh thế giới? A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc. B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh, C. Chiến tranh có đến 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia. D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản. Câu 14. Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là? A. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa. B. Phe Liên minh phi nghĩa, phe Hiệp ước chính nghĩa, C. Phe Hiệp ước phi nghĩa, phe Liên minh chính nghĩa. D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa. Câu 15. Khi chiến tranh bừng nổ có một chính đảng kiên quyết chống chiến tranh, đó là đảng nào? A. Đảng Xã hội Dân chủ Đức. B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga. C. Đảng Quốc đại Ấn Độ. D. Đảng Xã hội Pháp. Câu 16. Từ năm 1916, chiến tranh đang diễn tiến thế nào? A. Ưu thế thuộc về phe Liên minh. B. Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước. C. Cả hai phe đang ở thế cầm cự. D. Đức đang làm chủ chiến trường. Câu 17. Từ mùa xuân 1917 chiến sự diễn ra chủ yếu ở đâu? A. Mặt trận Tây Âu. B. Mật trận phía Đông, C. Mặt trận nước Đức. D. Mặt trận nước Pháp. Câu 18. Tháng 2 – 1917, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì? A. “Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng”. B. “Biến chiến tranh đế quốc thành cách mạng vô sản”, C. “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”. D. “Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc”. Câu 19. Vào thời điểm nào Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Khi chiến tranh bùng nổ (1914). B. Khi cả 2 phe đang ở thế cầm cự (1916). C. Phe hiệp ước đang thắng thế (1917) D. Khi cách mạng bùng nổ ở Đức, Đức thất thế (11-1918). Câu 20. Khi chiến tranh đang diễn ra quyết liệt, sự kiện mở ra cho lịch sử nhân loại một