Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8

doc 6 trang thungat 2870
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8

  1. Đề cương ôn tạp lịch sữ lớp 8 Bài 1 : Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên *Lưu ý: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng của gia cấp Tư Sản chống phong kiến . -Xã hội hình thành hai giai cấp mới là giai cấp vô sản và tư sản. -Về kinh tế: Các công trường thủ công và buôn bán phát triển. 1)Cách mạng tư sản Hà Lan thế kỉ XVI : -Nguyên nhân: do phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nê-đêlan . -Kết quả:Hà Lan được giải phóng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. *Tính chất: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tưu sản đầu tiên trên thế giới. Bài 6: pháp đầu thế kỉ XX: a)Kinh tế: -Cuối thế kỉ XIX kinh tế phất triển chậm, đúng hàng thứ 4 sau Mĩ, Đức ,Anh -Đầu thế kỉ XX, các công ti độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp. -Chú trọng xuất cản tư bản. Chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. b)Chính trị: Nước Pháp theo thể chế cộng hòa. -Tăng cường xâm lượt thuộc địa. * Chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi vì nước pháp cho các nước chậm phát triển hơn như Nga, Thổ Nhĩ Kì vay tiền lấy lãi suất cao ,mở rộng xâm lượt thuộc địa.
  2. Bài 8:Sự phát triển của kỉ thuật ,khoa học, văn học và nghệ tuật thế kỉ XVIII-XIX: *Đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất,diễn ra đầu tiên ở Anh. -Hoàn cảnh: +CMTS thắng lợi ở các nước tư bản Châu Âu và Bắc Mĩ. +Do đó cần phải có nhu cầu cải tiến kỉ thuật sản xuất. -Về thành tựu: +Trong công nghiệp: kĩ thuật luyện kim được cải tiến,sản xuất được gang,nhôm,sắt,thép,động cơ hơi nước được ứng dụng rông rãi. +trong công nghiệp:có máy kéo,máy cày,máy gặt đập ,nghành chế tạo phân bón,phân hóa học được ứng dụng rộng rãi . a)Khoa học tự nhiên: -Niu-tơn nhà khoa học người Anh tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn (TK XVII-XIX) -Lô-mô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn khối lượng (GIỮA XVIII). -Puốc-kin-giơ(Sec): khám phá bí mật của sự phát triển thực vật và đời sống của mô đọng vật.(1837) -Nhà bác học Đác-uyn (Anh)nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền *những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển ,vận động theo quy luật, chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng thượng đế sinh ra muôn loài. b)Khoa hoc xã hội: -Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.(Đức) -Học thuyết chính trị kinh tế của Xmít và Ri-các-đô (Anh) -Học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và Ô-oen (Anh). -Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăng-ghen Những học thuyết xh ra đời
  3. Bai 18:Nước Mĩ GIỮA HAI CUỘC CHIÊN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) a)Tình hình kinh tế: -Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế .Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp ,thương mại tài chính quốc tế. - Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%;năm 1928, vượt qua sản lượng của toàn Châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.Mĩ đứng đầu thế giới về cấc nghành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép, Về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới. *Để đạt được sự phát triển đó, giai cấp tư sản Mĩ đã dùng mọi biện pháp nhằm cải tiến kỉ thuật , thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường đọ lao đọng và bóc lột công nhân. b)xã hội: * Nhân dân lao động bị thất nghiệp , bóc lột . Tồn tại những bất công : sự phân biệt giàu nghèo và chủng tộc gay gắt. Tháng 5-1921, Đảng cộng sản Mĩ được thành lập . c) Chính sách Ru-dơ-ven: *Công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .Nhà nươc tư sản đã tăng cương vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ ngươi thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và và ổn định tình hình xã hội * Nhận xét: : Bằng sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào đời sống kinh tế, chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ, đưa nền kinh tế Mĩ nhanh chóng phục hồi và phát triển. Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. - Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - Cứu nguy cho tư bản Mỹ - Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động - Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản
  4. Bài 19: Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) a)Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất: -Nhật là nước sau Mĩ thu được nhiều lợi nhuận nhưng không bị mất mát gì từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tuya vậy nền kinh tế Nhật cúng chỉ phát triển mấy năm đó sau chiến tranh. -Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn, phong trào đấu tranh của nhan lên cao. Tháng 7-1922 Đảng cộng sản thành lập. -Năm 1927 nhật bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng của. Khủng hoảng tài chính đã làm mất long tin của người dân và giới kinh doanh vào chính phủ. Khủng hoảng tài chính đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế. b)Nhật bản trong nhũng năm 1929-1939: -Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản. -So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80% .Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu.Cuộc đấu tranh của công nhân , nông dân diễn ra quyết liệt. -Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Nhật. -Để dua nuocs Nhật ra khỏi khủng hoảng kinh tế, giải quyết nhưng khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhạt Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước , gây chiến tranh xâm luotf, bành trướng ra bên ngoài. -Phong trào đấu tranh chống phát xít Nhật lan rộng -Nhật bị tác động của khủng hoảng kinh tế nên đi theo con đường phát xít. *So sánh mĩ và nhật -Giống nhau:
  5. Kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều phát triển do không mất mát gì nhiều và thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh, để đạt được sự phát triển đô, giai cấp tư sản không ngừng bóc lột tầng lớp nhân dân, khiến họ đói khổ bần cùng. nhưng sau 1 thời gian thì bị rơi vào khủng hoảng kinh tế * Khác nhau: -Kinh tế Mĩ rất phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế. Mĩ : phát triển đồng đều về mọi mặt và phát triển trong thời gian dài. Khi bị khủng khoảng thì dùng "chính sách mới" để giải nguy -Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong những năm đầu. phát triển chủ yếu về công nghiệp nông nghiệp lạc hậu và phát triển trong thời gian ngắn. khi bị khủng hoảng thì dụng biện pháp "pháp xít hóa bộ máy nhà nước" để giải quyết Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ 2: *Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. -khi Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc thì tính chất chiến tranh thay đổi, đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc, giải phóng nhân loại. *Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai: -Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt. -Hậu quả thảm khốc: 60 triệu người chết, 90 triệu ngươi bị tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất. -Tình hình thế giới có những chuyển biến cơ bản. -Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, dài nhất , khác biệt nhất trong lịch sử nhân loại.