Bài thi lại môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Bình Đông 2 ( (Có đáp án)

doc 9 trang thungat 3260
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi lại môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Bình Đông 2 ( (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thi_lai_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018_2019_truong_th.doc

Nội dung text: Bài thi lại môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Bình Đông 2 ( (Có đáp án)

  1. Thứ ngày tháng năm 2019 TRƯỜNG TH BÌNH ĐÔNG 2 THI KIỂM TRA LẠI Họ và tên: Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2018-2019 Lớp: 4/ Thời gian làm bài: 30 phút  ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Đọc: Viết: TV: 1.Đọc thầm Văn hay chữ tốt Thưở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: - Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: - Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượi những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày mỗi đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo TRUYỆN ĐỌC 1(1995) 2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1. Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém? a. Vì Cao Bá Quát lười học. b. Vì Cao Bá Quát mải chơi. c. Vì Cao Bá Quát viết chữ rất xấu. Câu 2. Khi bà hàng xóm sang nhờ viết đơn kêu oan, Cao Bá Quát có thái độ thế nào? a. Vui vẻ nhận lời.
  2. b. Từ chối dứt khoát. c. Đắn đo suy nghĩ. Câu 3. Quan thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường vì: a. Bà cụ không bị oan. b. Bà cụ nói năng không rõ ràng. c. Chữ Cao Bá Quát xấu quá quan đọc không được. Câu 4. Cao Bá Quát đã rút ra bài học gì sau khi nghe bà cụ kể lại sự việc? a. Văn hay phải đi liền với chữ đẹp. b. Văn hay mà chữ không ra chữ thì chẳng ích gì. c. Chữ đẹp quan trọng hơn văn hay. Câu 5. Nhờ đâu mà ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt? a. Do ông có năng khiếu bẩm sinh. b. Do ông có người thầy dạy giỏi. c. Do ông kiên trì luyện tập suốt mấy năm. Câu 6. Từ “luyện viết ” thuộc từ loại gì? a. Danh từ. b. Động từ. c. Tính từ. Câu 7. Nhóm từ nào gồm toàn các từ láy: a. khẩn khoản, vui vẻ, chữ xấu. b. vui vẻ, lí lẽ, điểm kém . c. vui vẻ, rõ ràng, cứng cáp. Câu 8. Trong câu : Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Dùng để: a. Hỏi về sự việc b. Kể lại sự việc c. Tả lại sự việc Câu 9. Tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn sau: Cánh đại bàng rất khỏe. mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều. Câu 10. Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Với các từ sau: bác nông dân, mẹ em, hoa hồng .
  3. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ GHI ĐIỂM THI KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 I. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 c a c b c b c b 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 1 1 điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Câu 9: Cánh đại bàng rất khỏe. mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều. Câu 10: Bác nông dân là người lao động chân tay Mẹ em là người rất thương con Hoa hồng là loài hoa đẹp và có gai Phần II:Kiểm tra viết A. Chính tả (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. ( Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài). B. Tập làm văn ( 5điểm) Tả đúng ba phần của bài văn đầy đủ các bộ phận, rõ ràng, hay ( 5 điểm ) - Lời văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ: 1 điểm - Biết sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, trong văn miêu tả : 1 điểm - Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ : 1 điểm Ngoài ra giáo viên tùy thuộc cho điểm cho phù hợp.
  4. TRƯỜNG TH BÌNH ĐÔNG 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do –Hạnh phúc THI KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Tiếng Việt (Viết)- Lớp 4 Thời gian làm bài : 55 phút (không kể thời gian đọc chép đề) I. Chính tả: (2 điểm) (20 phút) Cây gạo Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. II. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà. HẾT
  5. Thứ ngày tháng năm 2019 TRƯỜNG TH BÌNH ĐÔNG 2 THI KIỂM TRA LẠI Họ và tên: Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2018-2019 Lớp: 4/ Thời gian làm bài: 30 phút  ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Đọc: Viết: TV: I/ Đọc thầm bài: NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão. Theo Tuốc-ghê- nhép II/ Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1/ Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? a. Một người ăn xin già lọm khọm. b. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại c. Cả hai ý trên đều đúng. 2/ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? a. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin. b. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3/ Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
  6. a. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả. b. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng. c. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền. 4/ Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? a. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin. b. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. c. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói. 5/ Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ? a. tôi b. đi c. phố 6/ Từ nào là từ láy? a. tả tơi b. tái nhợt c. thảm hại 7/ Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết? a. Trâu buộc ghét trân ăn. b. Môi hở răng lạnh. c.Ở hiền gặp lành. 8/ Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì? Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Cả hai ý trên. Câu 9: Thêm trạng ngữ cho câu sau: (0,5 điểm) (M3) a/ ., hoa phượng đỏ rực. b/ , em đi học. Câu 10 : Theo em, thế nào là du lịch? (1 điểm) (M3) HẾT
  7. TRƯỜNG TH BÌNH ĐÔNG 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do –Hạnh phúc THI KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Tiếng Việt (Viết)- Lớp 4 Thời gian làm bài : 55 phút (không kể thời gian đọc chép đề) I- Chính tả: (Thời gian làm bài: 20 phút) ( Giáo viên đọc bài chính tả cho học sinh viết vào giấy đã chuẩn bị). Hoa mai vàng Nếu như hoa đào là đặc sản của miền Bắc, thì hoa mai vàng là đặc sản của miền Nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng. cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông, thân lá mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo. Mai vàng có giống sau khi hoa còn kết trái màu đỏ nhạt bóng như ngọc. Mai tứ quý là mai nở hoa bốn mùa, còn nhị độ mai là mai nở hai lần trong năm. Mùa xuân và phong tục Việt Nam II. Tập làm văn (8 điểm): (35 phút) Đề : Hãy tả một cây ăn quả quen thuộc. HẾT
  8. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ GHI ĐIỂM THI KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 I. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 c c b b a a b c 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Câu 9: Ví dụ: a. Trên sân trường, hoa phượng đỏ rực. b. Sáng 7 giờ, em đi học. Câu 10: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh. II. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (2,0 điểm) - Tốc độ yêu cầu, chữ viết rõ rang; viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng qui định, sạch đẹp: 1,0 điểm. -Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1,0 điểm. 2. Tập làm văn: (8,0 điểm) - Mở bài: 1,0 điểm - Thân bài: 4,0 điểm ( nội dung: 1,5 điểm - kỹ năng: 1,5 điểm - cảm xúc: 1,0 điểm). - Kết bài: 1,0 điểm - Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm - Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1,0 điểm HẾT
  9. ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 3 điểm ) Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm * Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau: Bài 1: Đường đi Sa Pa (TV 4, tập II, trang 102) Bài 2: Ăng – co- Vát (TV4 tập 2 trang 123) Bài 3: Con chuồn chuồn nước (TV4 tập 2 trang 127) Bài 4: Vương quốc Vắng nụ cười (TV4 tập 2 trang 132) Bài 5: Tiếng cười là liều thuốc bổ (TV4 tập 2 trang 153) Bài 6: Ăn “mầm đá” (TV4 tập 2 trang 157)