Bài viết số 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Nghị luận xã hội - Trường THPT Bùi Dục Tài

doc 4 trang thungat 5760
Bạn đang xem tài liệu "Bài viết số 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Nghị luận xã hội - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_so_1_mon_ngu_van_lop_11_nghi_luan_xa_hoi_truong_thp.doc

Nội dung text: Bài viết số 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Nghị luận xã hội - Trường THPT Bùi Dục Tài

  1. Ngày soạn: 13/ 09/2017 TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI BÀI VIẾT SỐ 1: NLXH TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian: 90 phút I. MỤC ĐÍCH - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức về Tiếng Việt, Làm văn (NLXH) trong chương trình Ngữ văn 11 2. Kĩ năng: Học sinh có thể hình thành các kĩ năng sau: + Kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin liên quan đến văn bản + Kĩ năng xây dựng cấu trúc, dàn ý, viết đoạn, viết bài văn NLXH + Kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề xã hội 3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong việc vận dụng kiến thức. kĩ năng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề bài II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Thời gian: 90 phút III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề kiến Nhận biết Thông hiểu Cộng thức Vận dụng Vận dụng cao - Nhận diện -Hiểu tác I. Đọc hiểu phương thức dụng của - Nhận xét, đánh - Ngữ liệu: Văn biểu đạt của biện pháp tu giá về tư tưởng, bản nghệ thuật, văn bản từ trong văn quan điểm, thái văn bản nghị - Nhận diện bản. độ, tình cảm của luận, văn bản biện pháp tu từ - khái quát tác giả thể hiện nhật dụng trong VB chủ đề, nội trong văn bản - Tiêu chí chọn dung chính - Rút ra bài học về ngữ liệu: mà văn bản tư tưởng, nhận +01 đoạn trích đề cập thức qua vấn đề +Độ dài khoảng được đề cập trong 30 chữ. văn bản Số câu: 1 2 1 4 Số điểm: 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ: 10% 10 % 10% 30%
  2. II. Làm văn: - Viết bài văn Nghị luận xã nghị luận xã hội: Nghị luận hội về một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống Số câu: 1 1 Số điểm: 7,0 7,0 Tỉ lệ: 70% 70% Tổng số câu: 1 2 1 1 5 Tổng điểm: 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tổng tỉ lệ: 10% 10% 10% Tỉ lệ: 70% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN: SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 1 TRƯỜNG THPT BÙI DỤC TÀI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11, BAN CƠ BẢN Thời gian: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Ôi tổ quốc! Ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết: Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông (Sao chiến thắng- Chế Lan Viên) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm) Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 3: Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? Trình bày hiệu quả của việc sử dụng những biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm) Câu 4: Từ đoạn thơ anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.(1,0 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau đây của nhà văn Lỗ Tấn "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải cái gì không thể có" V. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0,5
  3. 2 Nội dung của đoạn thơ là: Lòng yêu Tổ quốc nồng nàn tha thiết và 0,5 tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân. 3 Các biện pháp tu từ được sử dụng: 1,0 + Điệp ngữ: ôi tổ quốc! Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định cảm xúc yêu mến, tự hào. + So sánh: như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng, + liệt kê: Mẹ, cha, vợ, chồng, mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông Tác dụng: Đất nước hiện lên cụ thể, sinh động. Đất nước như một phần sự sống của bản thân, như một thành viên trong gia đình và quyết tâm dù hi sinh cũng phải bảo vệ, giữ gìn. 4 - Viết đúng hình thức đoạn văn( 0,25 điểm) 1,0 - Nội dung: Trách nhiệm của thế hệ trẻ: ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, lao động, sáng tạo, đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (0,75 điểm) II “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải cái gì 7,0 không thể có" a. Đảm bảo hình thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản đảm bảo những yêu cầu sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến 0,5 - Giải thích: Ước mơ là những khát khao, mong muốn, là hoài bão 1,0 của con người, là nguồn động viên tinh thần để ta vượt khó khăn đi đến những thành quả tốt đẹp trong cuộc sống. Ước mơ không có sẵn trong cuộc sống của mỗi con người. Ta có thể đặt ra cho mình những ước mơ và có thể đạt được những ước mơ đó. -Bàn luận: 3,5 + Ước mơ là một khái niệm trừu tượng cho nên nó không phải là thứ gì luôn sẵn có trong cuộc sống của con người. + Không có điều gì dễ dàng tự nhiên mà có cả, ta có thể đặt ra cho mình những ước mơ. Khó khăn là tất yếu không thể tránh khỏi trong hành trình theo đuổi ước mơ nhưng ta hoàn toàn có thể đạt được nó nếu biết nỗ lực, phấn đấu. + Ước mơ là do bản thân ta đặt ra nên ta phải chủ động đặt ra cho
  4. mình một ước mơ đẹp. Tuy không phải ai cũng đạt được ước mơ của mình nhưng không vì thế mà không dám ước mơ. Bạn không thể ngồi yên một chỗ đợi thành công. + Phê phán những ai sống mà không có ước mơ hoặc mơ ước mà không biết vươn lên để đạt nó. - Bài học: Luôn chuẩn bị niềm tin, đam mê cùng tinh thần kiên 0,5 định. Đừng bao giờ tự chặn đứng giới hạn vươn lên. Tự cho ta cơ hội đó chính là ngày mai. Không được phép ngủ quên trên những ước mơ. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,5 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0,25 I + II Tổng điểm 10,0