Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Yên Lạc 2

pdf 6 trang thungat 1750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Yên Lạc 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_v.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Yên Lạc 2

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN :NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 01 trang. Câu 1: (3,0 điểm) Giáo sư Ngô Bảo Châu viết : Cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm tin chính là đặt nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa . ( Dự định, niềm tin và sự bền bỉ - Báo Tuổi trẻ, trang 5, Xuân Tân Mão 2011) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Câu 2: (7,0 điểm) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Trích “Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi) Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu. Hết . Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .SBD:
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN :NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2017 - 2018 Đáp án gồm : 05 trang. I. LƯU Ý CHUNG: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây chỉ là những yêu cầu kiến thức cơ bản. Giám khảo cần vận dụng đáp án cho linh hoạt, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, có cảm xúc. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung Điểm Giáo sư Ngô Bảo Châu viết : Cách tốt nhất để nuôi dưỡng niềm tin chính là đặt nó vào những dự định cụ thể và có ý nghĩa . ( Dự định, niềm tin và sự bền bỉ - Báo Tuổi trẻ, trang 5, Xuân Tân Câu 1 Mão 2011) Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? (3,0 điểm) 1 Giải thích: - Niềm tin: là những gì mà ta tin tưởng, là sự hi vọng mà ta đặt vào đó. Đó là cảm giác chắc chắn về một điều gì đó trong cuộc sống cũng như chính bản thân mình. - Nuôi dưỡng niềm tin: là làm cho niềm tin lớn hơn, hoàn thiện hơn. - Dự định cụ thể: là những phác thảo, kế hoạch chi tiết hướng đến những mục tiêu cụ thể. 0,75 - Dự định có ý nghĩa: là những dự định thiết thực, phù hợp với khả năng, tình huống và khả thi. => Giải pháp tốt nhất để giữ vững cho mình một niềm tin trong cuộc sống cũng như với chính bản thân mình là biết hướng niềm tin vào những điều cụ thể, có giá trị thiết thực với cuộc sống. Khi đó, niềm tin ấy không chỉ được khơi dậy mà còn được nuôi dưỡng và phát triển thành niềm tin lớn trong cuộc sống. 2 Bàn luận:
  3. * Đặt niềm tin vào những dự định cụ thể chính là giải pháp tốt nhất để 0,5 nuôi dưỡng nó: - Ai cũng có những mong muốn, dự định và mục tiêu cho riêng mình, nhưng trước hết phải suy xét xem niềm tin ta gửi gắm có hướng tới những mục tiêu cụ thể, phù hợp chưa. Nếu ta đặt niềm tin vào một mục tiêu mông lung, xa vời thì khó có kết quả như ta mong muốn. - Mỗi người có những mục tiêu và kì vọng khác nhau. Điều ta mong muốn, kì vọng có thể trở thành hiện thực khi ta biết đặt nó vào những dự định cụ thể. Đó chính là con đường ngắn nhất dẫn ta đến thành công, cho ta niềm tin về những điếu tốt đẹp trong cuộc sống cũng như chính bản thân ta. * Để niềm tin của mình được nuôi dưỡng một cách thiết thực, trọn vẹn 0,5 cần phải gắn kết nó vào những dự định có ý nghĩa của cuộc đời mình: - Niềm tin là vô hạn nhưng ta cần phải cân nhắc xem những gì thực sự đáng để ta đặt niềm tin vào nó. - Dành thời gian suy nghĩ về dự định của mình xem nó có ý nghĩa như thế nào và có thể thực hiện được không. ( Thí sinh lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.) *Đánh giá- mở rộng: - Ý kiến của giáo sư Ngô Bảo Châu thực sự là một lời khuyên sâu sắc, 0,75 hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. - Trong xã hội ngày nay, vẫn còn không ít những bạn trẻ không xác định được “nơi gửi gắm” niềm tin của mình nên bỏ mất những cơ hội thành công, rồi rơi vào tình trạng chán nản, dần dần không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách. - Chỉ có niềm tin thì chưa đủ, phải biết nuôi dưỡng niềm tin để vươn tới những điều tốt đẹp và làm cho cuộc đời thực sự có ý nghĩa. 3 Bài học nhận thức hành động: -Nhận thức: Niềm tin đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc sống con người. Đó là chìa khóa của mọi thành công. Cần hiểu rõ điều mình thực sự mong muốn và hoạch định một kế hoạch cụ thể để đạt được điều đó. - Hành động: Nỗ lực trau dồi kiến thức, rèn luyện ý chí nghị lực để có thể 0,5 biến niềm tin của mình thành những mục tiêu cụ thể và có ý nghĩa cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Ta không chỉ nuôi dưỡng niềm tin cho bản thân mà còn cho cả những người xung quanh mình.
  4. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Trích “Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi) Câu 2 Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu. (7,0 điểm) 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của hiện thực đời sống đối với 0,5 văn học nghệ thuật và yêu cầu đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. 2 Giải thích: - Tác phẩm: đứa con tinh thần, sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. - Nghệ sĩ: người sáng tạo tác phẩm nghệ thuật. - Vật liệu mượn ở thực tại: hiện thực là chất liệu để xây dựng nên tác phẩm. - Ghi lại cái đã có rồi: sao chép y nguyên cuộc sống như nó vốn có. 0,75 - Muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phẩm thể hiện cách nhìn và cách khám phá riêng về hiện thực đồng thời gửi gắm những thông điệp của người nghệ sĩ. - Cặp quan hệ từ: không những .mà còn .: chỉ quan hệ bổ sung. => Ý kiến khẳng định vai trò của hiện thực đời sống đối với văn học và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 3 Lí giải vấn đề: a. Vì sao tác phẩm nào cũng xây dựng bằng chất liệu mượn ở thực tại ? - Thực tại đời sống là cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có sáng tác văn chương. Không có cuộc sống sẽ không có sáng tạo nghệ thuật. - Thực tại đời sống là đề tài vô tận cho văn chương khai thác và phản ánh, là nguồn chất liệu vô cùng phong phú sinh động cho nhà văn lựa chọn và sử dụng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nó còn là cái nôi nuôi dưỡng 0,5 nhà văn, là mảnh đất nhà văn sống và hình thành cảm xúc. - Văn học trở thành tấm gương phản chiếu thực tại đời sống để qua tác phẩm, người đọc có thể hình dung được “sự sống muôn hình vạn trạng”. Không bám sát đời sống, nhà văn sẽ không thể cho ra đời những tác phẩm văn học giàu “chất sống”. Nếu thoát li thực tại văn chương sẽ rơi vào siêu hình, thần bí. b. Vì sao nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ?
  5. - Không thể đánh đồng thực tại đời sống với văn chương vì làm như vậy là hạ thấp văn chương và không hiểu về giá trị của những sáng tạo nghệ thuật. - Nếu chỉ ghi lại những cái đã có rồi sẽ không thỏa mãn được nhu cầu lí giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Người đọc sẽ chỉ thấy trong tác phẩm văn học những điều họ đã thấy được ở ngoài cuộc đời, khi đó văn 0,75 chương sẽ không còn cần thiết, người đọc chỉ cần sống với cuộc đời thực là đủ. Vì thế tác phẩm văn học sẽ nhạt nhẽo, vô vị thiếu sức cuốn hút. - Thực tại đời sống được cảm nhận dưới con mắt của người nghệ sĩ bao gồm những điều mà mọi người đều thấy và cả vấn đề mà người khác chưa thấy - những điều sâu sắc và mới mẻ luôn phát sinh từ cuộc sống. - Những chất liệu thực tại cần sự sắp xếp và tái hiện, sáng tạo trên cơ sở những gì đã có để từ những mảng rời rạc của đời sống tạo thành một chỉnh thể nghệ thuật. Đó là nhờ tài năng và công phu lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. - Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực tinh thần mà đặc trưng của nó là tính cá thể hóa cao độ, đòi hỏi nhà văn phải đem đến cho văn chương một tiếng nói riêng, phong cách riêng, nếu không tác phẩm sẽ rơi vào quên lãng. - Thực tại đời sống được người nghệ sĩ ghi lại không phải là sự phản ánh một cách máy móc, rập khuôn mà được phản chiếu qua tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc mãnh liệt của tác giả trước hiện thực. Người nghệ sĩ không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn gửi gắm, kí thác những ước mơ khát vọng về cuộc đời. Qua tác phẩm ta thấy được thông điệp tinh thần người nghệ sĩ gửi vào tác phẩm. 4 Chứng minh qua Vội vàng: * Chất liệu mượn từ thực tại đời sống. 1,0 - Bức tranh mùa xuân tràn đầy sự sống, sức xuân (ong bướm, hoa ,lá, đồng nội, yến anh , ánh sáng ); bức tranh hoàng hôn buồn . - Thời gian một đi không trở lại, trong cái tồn tại đã có cái mất đi, trong cái thắm tươi đã có dấu hiệu của sự phai tàn, rơi rụng. * Cách nhìn, cách cảm riêng về cuộc sống: 1,0 - Cuộc sống hiện lên thật đẹp qua con mắt “xanh non” của nhà thơ. Ông đã phát hiện ra "thiên đường trên mặt đất”, bữa tiệc dưới trần gian, thiên nhiên rạo rực trong tình yêu đôi lứa . - Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: Con người giữa mùa xuân và tuổi trẻ giữa cuộc đời là chuẩn mực, thước đo của mọi vẻ đẹp (ánh sáng chớp hàng mi; tháng giêng ngon như cặp môi gần). - Khẳng định bản sắc của cái tôi cá nhân: đó là người khổng lồ của khát vọng muốn đoạt quyền tạo hóa; cái tôi gắn bó với cuộc sống trần gian, 1,0 thèm yêu, khát sống, muốn thâu vào mình mọi hương sắc, mật nhụy của
  6. cuộc đời; cái tôi đòi hưởng thụ. Cách hưởng thụ cuộc sống như tận hưởng tình yêu và thi sĩ là tình nhân của cuộc đời. - Quan niệm nhân sinh mới mẻ: hạnh phúc là được tận hưởng cuộc sống tối đa, chạy đua với thời gian, sống tích cực, sống cao độ để tận hưởng từng giây phút của cuộc đời. Tác phẩm truyền đến người đọc thông điệp hãy trân trọng mỗi phút giây của mùa xuân và tuổi trẻ, đừng sống hoài, sống phí. * Sáng tạo nghệ thuật mới mẻ: 1,0 Thể thơ tự do, cấu trúc câu thơ hiện đại (câu vắt dòng, kiểu câu định nghĩa mang tính triết lí ). Nhịp hành khúc, giọng quyền uy; sử dụng các biện pháp điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê; nhiều động từ, tính từ mạnh (ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn; chuếnh choáng, đã đầy, no nê ), tất cả tạo nên chất nhạc tươi trẻ, sôi nổi, rạo rực, cuống quýt, vội vàng. Nhạc điệu của thơ là nhạc của “nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”. Xuân Diệu xứng đáng là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. 5. Bàn luận: - Nhận định đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa cuộc sống và nghệ thuật, đồng thời khẳng định vị trí, tài năng của tác giả và giá trị, sức sống lâu bền của tác phẩm qua sự sáng tạo riêng mới mẻ, độc đáo của mỗi tác phẩm. - Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời và cảm nhận cuộc sống ở bề sâu 0,5 mới có thể phát hiện ra những điều mới mẻ nằm trong những chất liệu quen thuộc của thực tại. Người nghệ sĩ cũng cần phải có cá tính sáng tạo thể hiện bản sắc riêng của mình vào tác phẩm từ đó đóng góp cho văn chương những điều mới mẻ. Để làm được điều đó người nghệ sĩ phải có tài năng, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp. - Qua tác phẩm người đọc nắm bắt được hiện thực đời sống, khám phá cái nhìn, cách cảm mới mẻ mang phong cách riêng của người nghệ sĩ. - Tiêu chí đánh giá tác phẩm nghệ thuật không chỉ là phản ánh chân thực, thấu đáo bản chất của hiện thực cuộc sống mà còn ở những điều mới mẻ người nghệ sĩ gửi gắm, kí thác vào tác phẩm nghệ thuật của mình. HẾT