Các đề liên quan đến tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

doc 8 trang thungat 2720
Bạn đang xem tài liệu "Các đề liên quan đến tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_de_lien_quan_den_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Các đề liên quan đến tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. CÁC ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TUYỂN SINH VÀO 10 – THANH HÓA Ngữ văn *Các em Thanh Hóa chú ý phần cấu trúc đề 1. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. 2. Cấu trúc đề thi: Tổng 10,0 điểm CÂU I (2 điểm): TIẾNG VIỆT - Các phương châm hội thoại - Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp - Sự phát triển của từ vựng - Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập - Nghĩa tường minh và hàm ý CÂU II (2,0 điểm): NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Vận dụng kiến xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 200 từ (khoảng 30 dòng tờ giấy thi). - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống CÂU II (6,0 điểm): NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học (văn học Việt Nam và văn học nước ngoài) để viết bài nghị luận văn học. a. VĂN HỌC VIỆT NAM (5,0 điểm) - Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ - Truyện Kiều – Nguyễn Du, các đoạn trích trong chương trình Ngữ văn 9 - Đồng chí – Chính Hữu - Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật - Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Ánh trăng – Nguyễn Duy - Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải - Viếng lăng Bác – Viễn Phương - Sang thu – Hữu Thỉnh - Nói với con – Y phương - Làng – Kim Lân - Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long - Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng - Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê b. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (5,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 10 – 15 dòng phân tích một chi tiết, một hình ảnh nghệ thuật trong các tác phẩm sau: - Cố hương – Lỗ Tấn - Mây và sóng – Tago - Bố của Xi-mông – Mô-pát-xăng ( Cô nghĩ sẽ không ra phần văn học nước ngoài)
  2. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) ———————— Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.’ ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? Câu 2 (3,0 điểm). Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên. b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó. c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào? Câu 3 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. ————————————– Hết ————————————–
  3. Hướng dẫn làm bài Câu 1 (2,0 điểm). a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. 0,5 đ b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. 0,5 đ c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. 0,5 đ d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. Câu 2 (3,0 điểm). a. Chép tiếp 6 câu thơ (1,0 điểm): Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. * Cho điểm: - Chép đúng (không kể dấu câu): + Đúng cả 6 câu: 0,75 điểm. + Đúng 4 – 5 câu: 0,5 điểm. + Đúng 2 – 3 câu: 0,25 điểm. - Dấu câu: + Đúng 4 dấu câu trở lên: 0,25 điểm. + Sai hoặc thiếu từ 3 dấu câu trở lên: không cho điểm. b. (1,5 điểm). - Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (0,5 điểm). - Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích: + Về nội dung (0,5 điểm): Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. + Về nghệ thuật (0,5 điểm): Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. c. (0,5 điểm). Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau. Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng tinh thần thì vẫn cho điểm tối đa. Câu 3 (5,0 điểm). * Yêu cầu về kỹ năng Thí sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được tình yêu con sâu nặng của nhân vật ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong 3 ngày phép: + Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. + Nỗi nhớ cồn cào mãnh liệt thôi thúc ông Sáu về thăm con. Gặp con, cảm xúc hồi hộp, vui sướng trào dâng trong lòng ông. Nhưng vừa gặp, bé Thu đã hoảng sợ bỏ chạy khiến ông hụt hẫng “ mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. + Trong 3 ngày ở nhà, ông Sáu dành cho con tình cảm sâu sắc và mong chờ tiếng gọi “ba” của con bé. Nhưng bé Thu bướng bỉnh không chịu nhận ba khiến ông rất đau khổ. “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.” + Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho Thu “miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Khi con bé hất bỏ miếng trứng cá, ông Sáu rất
  4. tức giận đánh vào mông nó một cái và hét lên: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?” + Khi bé Thu nhận ông là ba, ông sung sướng, nghẹn ngào đến trào nước mắt. - Trong những ngày ở khu căn cứ: + Sau buổi chia tay con, ông Sáu luôn nhớ con da diết xen lẫn với sự ân hận vì đã đánh mắng con. + Thái độ vui mừng, sung sướng “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” khi nhặt được khúc ngà voi, vì ông sẽ thực hiện được tâm nguyện làm cây lược cho con như đã hứa. + Ông Sáu làm cây lược với tất cả sự công phu, kĩ lưỡng, khéo léo. Việc làm đó vừa làm dịu đi nỗi nhớ thương, ân hận vì đã đánh con vừa đốt cháy thêm khao khát được gặp con. “Có cây lược, anh càng mong gặp lại con”. + Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà cho con gái, nhưng ánh mắt ông, cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” của ông đã nói lên tất cả tình yêu ông dành cho con. - Đánh giá: + Đó là tình cảm cao đẹp, sâu nặng, cảm động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người Việt Nam trong chiến tranh vừa trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ. + Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, tạo tình huống độc đáo, đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật góp phần thể hiện chân thực, cảm động tình cảm cao đẹp đó. * Thang điểm: Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc, phong phú. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, dẫn chứng hợp lí. Có thể mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. Điểm 3: Đáp ứng được khoảng nửa số ý, diễn đạt được, làm rõ trọng tâm. Có thể mắc một số lỗi. Điểm 1,2: Nắm chưa chắc tác phẩm, dẫn chứng nghèo nàn. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả nội dung và phương pháp. Các điểm còn lại giám khảo tự cân nhắc. Lưu ý: - Phần mở bài và phần kết bài cho điểm tối đa là 1,0 điểm. - Tổng điểm phần thân bài là 4,0 điểm. - Việc chi tiết hoá điểm số trong phần thân bài được thống nhất trong hội đồng chấm. - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. - Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm .
  5. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2,0 điểm) Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” (Nguyễn Đình Thi – “Tiếng nói của văn nghệ”, SGK Ngữ văn 9, Tập hai – NXB Giáo dục – 2009) Câu 2. (3,0 điểm) Bằng kiến thức đã được học, em hãy viết bài thuyết minh (khoảng 300 từ) về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”. Câu 3. (5,0 điểm) Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một – NXB Giáo dục) để thấy được tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. ———————————————- HẾT ———————————————- HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Do đặc trưng bộ môn, giám khảo cần vận dụng biểu điểm một cách linh hoạt, chủ động; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo, diễn đạt tốt. - Không hạ thấp yêu cầu của biểu điểm. - Điểm bài thi là tổng điểm thành phần (có thể lẻ đến 0,25 điểm), không làm tròn. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1. (2 điểm) Ý Nội dung cần đạt Điểm 1.Các phép liên - Phép lặp từ ngữ 0,25đ kết 0,25đ - Phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng 0,25đ - Phép thế 0,25đ - Phép nối 2. Từ ngữ dùng - Trong phép lặp: tác phẩm 0,25đ để liên kết câu 0,25đ - Trong phép dùng từ ngữ đồng nghĩa, cùng trường liên tưởng: (những vật 0,25đ liệu mượn ở thực tại)cái đã có rồi; (tác phẩm) nghệ sĩ 0,25đ - Trong phép thế: Anh - Trong phép nối: Nhưng Câu 2. (3 điểm) I. Yêu cầu chung: - Học sinh biết viết một bài văn thuyết minh. - Bố cục rõ ràng, chữ viết đủ nét, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng bài viết cần có các ý cơ bản sau: Ý Nội dung cần đạt Điểm 1. Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh: tác giả Bằng Việt và bài thơ 0,25đ “Bếp lửa”. 2. Thuyết minh về tác giả: 0,75đ - Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (nay 0,25đ thuộc Hà Nội).
  6. - Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60, thuộc thế hệ các nhà thơ 0,25đ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội. 0,25đ 3. Thuyết minh về bài thơ “Bếp lửa”: 1,75đ - Xuất xứ: Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ở nước ngoài, sau 0,25đ được đưa vào tập “Hương cây – Bếp lửa”. - Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. - Bố cục: + Khổ 1: hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà 0,25đ + 4 khổ tiếp: hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa + Khổ 6: suy ngẫm về bà và cuộc đời bà + Khổ cuối: nỗi nhớ bà khôn nguôi của người cháu đã trưởng thành - Giá trị nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu ( ), đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của 0,75đ người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước ( ). - Giá trị nghệ thuật: Bài thơ đã kết hợp hài hoà nhiều phương thức biểu đạt ( ), sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu 0,5đ tượng ( ), 4. Đánh giá chung: 0,25đ “Bếp lửa” là bài thơ hay, xúc động về tình bà cháu, bồi dưỡng cho người đọc tình yêu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Câu 3. (5,0 điểm) I. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (kiểu bài phân tích nhân vật). Qua phân tích biết khái quát, đánh giá ý nghĩa tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt. II. Yêu cầu cụ thể và cách cho điểm: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (phần trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập một), học sinh có thể có nhiều cách sắp xếp ý và diễn đạt khác nhau nhưng cần phải hướng đến các ý cơ bản sau: Ý Nội dung cần đạt Điểm 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn “Chiếc 0,5đ lược ngà”, nhân vật ông Sáu – người cha yêu thương con sâu nặng. 2. Phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được tình yêu thương sâu nặng mà 3,5đ người cha dành cho con.Học sinh cần bám vào tình huống truyện, chọn chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm rõ điều đó. * Tình cảm của ông Sáu với con trong những ngày ông được nghỉ 1,0đ phép: + Sau tám năm xa cách, khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông vồ vập đến 0,25đ với con ( ). + Những ngày nghỉ phép, ông tìm mọi cách để gần con, quá nóng ruột, không kìm được mình, ông đánh con ( ). Giây phút chia tay, được nghe 0,75đ con gọi “ba”, ông sung sướng, xúc động nghẹn ngào không cầm được nước mắt ( ). * Tình cảm của ông Sáu với con được thể hiện tập trung và sâu sắc ở 2,5đ phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ: + Ông luôn day dứt, ân hận đã đánh con khi nóng giận. Lời dặn của con lúc chia tay: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy 0,5đ ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. + Khi kiếm được một khúc ngà, ông đã vô cùng vui sướng, rồi dành hết 1,5đ
  7. tâm lực vào việc làm cây lược (“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”). Chiếc lược ngà đã thành một vật quí giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách. + Bị thương nặng trong một trận càn của địch, trước khi nhắm mắt, ông cố sức lấy chiếc lược, nhờ đồng đội trao lại cho con gái (“Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”). Đến phút cuối của cuộc đời, người cha ấy vẫn chỉ 0,5đ nghĩ đến con, dành trọn vẹn tình cảm cho con.Þ Như vậy thường trực, đau đáu trong cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, hành động, cử chỉ của ông Sáu từ khi được gặp con đến khi vĩnh biệt cuộc đời là hình ảnh đứa con yêu dấu. 3. Đánh giá chung: 1,0đ + Bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công nhân vật ông Sáu. Tác giả để nhân vật này hiện lên qua lời kể mộc mạc, chân thật của người kể chuyện là ông Ba 0,5đ (bạn thân của ông Sáu); đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí; miêu tả tâm lí, tình cảm nhân vật sâu sắc; sáng tạo hình ảnh chiếc lược ngà mang nhiều ý nghĩa. + Nhân vật ông Sáu đã góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng chủ đề của truyện. Qua nhân vật này, nhà văn đã khẳng định và ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn 0,5đ sức mạnh giúp dân tộc ta vượt lên sự huỷ diệt tàn bạo của chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. KÌ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN LAM SƠN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Ngữ văn THANH HOÁ (Đề chung cho tất cả thí sinh) Đề thi chính thức Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang Ngày thi: 17 tháng 6 năm 2012 Câu I (2.0 điểm): 1. Trong những câu thơ sau, trường hợp nào từ “hoa” được sử dụng theo nghĩa gốc, trường hợp nào được sử dụng theo nghĩa chuyển ? a. Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc (Trích Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải-Ngữ văn 9, tập2, tr55, NXB Giáo dục, 2008) b. Ngày ngày hàng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Trích Viếng lăng Bác-Viễn Phương- Ngữ văn 9, tập2, tr.58, NXB Giáo dục, 2008) 2. Xác định hàm ý trong đoạn thơ sau: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Nói với con - Y Phương, Ngữ văn 9, Tập 2, tr.73, NXB Giáo dục, 2008) Câu II (2.0 điểm): “Lòng trung thực là chương đầu tiên của quyển sách học làm người” (Hạt giống tâm hồn). Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30 dòng tờ giấy thi), trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu III (6.0 điểm): a. VĂN HỌC VIỆT NAM (5.0 điểm)
  8. Cảm nhận của em về bộ mặt thần chết và chân dung người con gái Việt Nam trên dọc đường chiến tranh trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. b. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (1.0 điểm) Viết một đoạn văn (10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật Tôi trong đoạn trích sau: Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch: - Bẩm ông! Tôi như điếng người đi. Thôi đúng rồi! Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. (Trích Cố hương - Lỗ Tấn -Ngữ văn 9, tập1, tr.213, NXB Giáo dục, 2008) Hết KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn thi: Ngữ văn THANH HOÁ (Đề dành cho thí sinh thi chuyên văn) Đề thi chính thức Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 01 trang Ngày thi: 18 tháng 6 năm 2012 Câu I (2.0 điểm): Tùy bút Cô Tô của Nguyễn Tuân có đoạn viết: "Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy? Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh khác. Nó xanh như cái mầu áo Kim Trọng trong tiết Thanh Minh? Đúng một phần thôi. Bởi vì con sóng vừa dội lên kia đã gia giảm thêm một chút gì, đã pha biển sang màu khác. Thế thì nước biển xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu thì có đúng không? Chưa được ư? Thế thì nó xanh như một màu áo cưới, được không? Hay là nói thế này: nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào thân tre? ”. Em hãy: a. Xác định chủ đề của đoạn văn. b. Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong đoạn văn và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó. Câu II (2.0 điểm): Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30 dòng tờ giấy thi), với chủ đề: Học cách lắng nghe. Câu III (6.0 điểm): a. Văn học Việt Nam (5.0 điểm): Nét tương đồng và khác biệt trong cảm hứng trữ tình của Bằng Việt và Nguyễn Duy qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “Ánh trăng”. b. Văn học nước ngoài (1.0 điểm): Trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn có hai đoạn tả cảnh nằm ở phần đầu và phần cuối tác phẩm như sau: Đang độ giữa đông. Gần về làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh ùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa Tôi đang mơ màng thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. (Trích Cố hương - Lỗ Tấn -Ngữ văn 9, tập1, NXB Giáo dục, 2008) Viết đoạn văn (10 – 15 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự thay đổi của bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn văn trên. Hết