Các nội dung ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3

docx 11 trang thungat 7270
Bạn đang xem tài liệu "Các nội dung ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_noi_dung_on_tap_mon_tieng_viet_lop_3.docx

Nội dung text: Các nội dung ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU ĐỀ 01 A. Phần đọc thầm và làm bài trắc nghiệm: Chõ bánh khúc của dì tôi Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về. Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. Theo Ngô Văn Phú *Dựa vào nội dung bài đọc , hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Tác giả tả cây rau khúc a. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. b. Cây rau khúc cực lớn, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Câu 2. Tác giả tả lá rau khúc a. Cây rau khúc cực nhỏ. b. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Câu 3. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh? a. Những chiếc bánh màu xanh. b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.làm bằng đậu xanh. c. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh
  2. Câu 4. Câu “Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc”được cấu tạo theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? Câu 5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. b. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. c. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. Câu 6. Tác giả tả hương vị của chõ bánh khúc: a. Vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. b. Vị béo ngậy của chiếc bánh khúc quê hương. c. Vị nồng nặc, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. Câu 7. Gạch chân dưới những hình ảnh so sánh trong câu văn sau: Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Câu 8. Gạch chân dưới những từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau: Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối xanh hơ qua lửa thật mềm. Câu 9. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh ; b. 2 hình ảnh ; c. 3 hình ảnh Câu 10. Đặt một câu văn có từ chỉ đặc điểm của chõ bánh khúc?
  3. NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT B. Phần Tiếng việt ( viết) I/ CHÍNH TẢ: Cha mẹ đọc bài chính tả Nghe viết cho HS viết trong thời gian 20 phút Bài viết: Một trường tiểu học vùng cao Hội đồng giáo viên đang họp nên em Sùng Tờ Dìn, liên đội trưởng, dẫn chúng tôi đi thăm trường. Trường có đủ phòng học cho năm lớp, có bếp, phòng ăn và nhà ở.Các thầy cô ăn ở cùng học sinh. Vừa đi, Dìn vừa kể: “ Cứ sáng thứ hai, chúng em đến trường cùng với gạo ăn một tuần, chiều thứ bảy lại về. Nhà ai nghèo thì Ủy ban xã giúp gạo.” Trúc Mai III/ TẬP LÀM VĂN: Thời gian 35 phút Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7-10 câu) kể về quê hương em hoặc nơi em đang ở. Viết vào vở bài tập. Gợi ý: : 1. Quê em ở đâu? 2. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê em? 3. Cảnh vật, con người ở quê em có gì đáng nhớ? 4. Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
  4. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU ĐỀ 02 A. Phần đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm: Bài đọc thầm: Biển đẹp Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy, phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên. (Theo Vũ Tú Nam) HS đọc thầm bài “Biển đẹp”, sau đó chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1. Bài văn tả cảnh biển vào lúc nào? A. Buổi sớm. B. Buổi trưa, buổi chiều. C. Cả buổi sớm, buổi trưa, buổi chiều. Câu 2. Sự vật nào trên biển được miêu tả nhiều nhất? A. Con thuyền. B. Cánh buồm. C. Mây trời. Câu 3. Vẻ đẹp muôn màu sắc của biển do những gì tạo nên? A. Mây trời. B. Mây trời và ánh sáng. C. Những chiếc thuyền và những cánh buồm. Câu 4. Bài văn có mấy hình ảnh so sánh? A. Một hình ảnh.
  5. B. Hai hình ảnh. C. Ba hình ảnh. Câu 5. Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.” Có những từ chỉ hoạt động là: A. Chiếu, múa lượn. B. Hồng, đàn bướm, trời xanh. C. Nâu, nắng, múa lượn. Câu 6. Câu “Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ”. Được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 7. Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả: “Một ngày mới bắt đầu màn đêm mờ ảo đang lắng dần thành phố bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương mặt trời chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.” Câu 8. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau: Cây bầu hoa trắng Cây mướp hoa vàng Tim tím hoa xoan Đỏ tươi râm bụt.
  6. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT A. Phần Tiếng Việt viết: I. CHÍNH TẢ: Cha mệ đọc bài chính tả (Nghe-viết) cho học sinh viết trong thời gian 20 phút: Bài viết: Nắng rạng trên nông trường Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng Bùi Hiển II. TẬP LÀM VĂN: (Thời gian làm bài 35 phút ) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 – 8 câu) giới thiệu về tổ học tập ở lớp em. Câu hỏi gợi ý: 1. Tổ em gồm những bạn nào? Có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ? 2. Mỗi bạn trong tổ em có những đặc điểm gì hay? 3. Trong thời gian vừa qua, các bạn đã làm được những việc gì tốt? 4. Tình cảm của em đối với các bạn trong tổ như thế nào? * Ghi chú: Yêu cầu học sinh làm bài Tiếng Việt (viết) vào vở bài tập. HẾT
  7. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3 HKI ĐỀ 03 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Học sinh đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập một. - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó (kiểm tra trong các tiết ôn tập). II. Đọc hiểu: (6 điểm) (Thời gian làm bài 30 phút) Học sinh đọc thầm đoạn văn sau: Quê hương Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lý tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê. Theo Văn học và tuổi trẻ, 2007 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. (1 điểm) Quê Thảo là vùng nào? A. Vùng thành phố náo nhiệt B. Vùng nông thôn trù phú C. Vùng biển thơ mộng
  8. D. Vùng Tây Nguyên Câu 2. (1 điểm) Thảo nhớ những kỉ niệm gì ở quê nhà? A. Đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện vui B. Theo các anh chị lớn đi bắt châu chấu, cào cào, ra đình chơi, xem đom đóm bay. C. Chèo thuyền trên sông D. Đếm sao Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao Thảo lại mong đến kì nghỉ hè để được về quê? A. Vì quê Thảo rất giàu có B. Vì quê Thảo yên tĩnh, không ồn ã như ở thành phố C. Vì Thảo rất yêu quê hương, nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo D. Vì ở quê không khí mát và trong lành Câu 4. (0,5 điểm) Những dòng nào sau đây không có hình ảnh so sánh? A. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh B. Đôi chim non tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ C. Tiếng cuốc gõ vào mùa hè buồn thảm D. Những ngôi sao trên trời như những hạt thóc trên đồng mùa gặt. Câu 5. (1 điểm) Tiếng “quê” có thể ghép với những tiếng nào dưới đây để tạo từ? A. làng B. quán C. phường D. nội E. ngoại Câu 6. (0,5 điểm) Viết 1 câu với 1 từ vừa ghép được theo mẫu câu Ai (cái gì, con gì) thế nào? Câu 7. (0,5 điểm) Viết 1 câu nói về kỉ niệm em nhớ nhất ở quê hương
  9. . Câu 8. (1 điểm) Viết tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh: - Đêm trung thu, trăng tròn vành vạnh như . - Con chuồn chuồn nhỏ, thon dài và đỏ như
  10. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 3 HỌC KÌ I ĐỀ: 04 I. PHẦN ĐỌC HIỂU Bông hoa Niềm Vui Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố diệu cơn đau. Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa. Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói: Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng. Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng : Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ ! Một bông cho em, Vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo. Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đoá màu tím đẹp mê hồn. Đọc thầm và làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã váo vườn hoa để làm gì ? a. Để ngắm những bông hoa Niềm Vui. b. Để chăm sóc vườn hoa. c. Để hái bông hoa Niềm Vui đem vô bệnh viện tặng bố, làm dịu cơn đau của bố. Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa niềm Vui ? a. Vì sợ chú bảo vệ bắt gặp. b. Vì theo nội qui của trường, không ai được ngắt hoa trong vườn. c. Vì sợ bạn bắt gặp sẽ xấu hổ. Câu 3: Khi đã biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? a. Em hãy hái thêm hai bông hoa nữa, Chi ạ! b. Em hãy hái thêm vài bông hoa nữa để tặng bố. c. Cô sẽ hái giúp em những bông hoa mà em cần. Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý ? a. Hiếu thảo, tôn trọng nội qui, thật thà. b. Chăm ngoan, siêng năng. c. Hiền hậu, vui vẻ. Câu 5: Câu “ Chi là một cô bé hiếu thảo”, được cấu tạo theo kiểu câu gì sau đây: a. Ai là gì? b. Ai làm gì?
  11. c. Ai thế nào? Câu 6: Từ ngữ nào sau đây là từ ngữ nói về tình cảm: a. Hiền hậu, ngoan ngoãn. b. Thương yêu, quý mến. c. Chăm chỉ, siêng năng. Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với từ được in đậm trong câu “ Em đến tìm bông cúc màu xanh, được các bạn gọi là hoa Niềm Vui. a. Mừng b. Buồn c. Vui vẻ II. CHÍNH TẢ: Nghe – viết Yêu cầu cha mẹ học sinh viết vào vở bài tập. Hai anh em Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “ Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. III. TẬP LÀM VĂN: Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về gia đình em. Yêu cầu viết vào vở bài tập. Câu hỏi gợi ý: a/ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? b/ Nói về từng người trong gia đình em. c/ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?