Câu hỏi ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Phú Nhuận

doc 16 trang thungat 3410
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Phú Nhuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_p.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Phú Nhuận

  1. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM Câu 1. Hãy nêu những cơ hội từ (1858-1884) mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp để giành độc lập dân tộc. Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn? TL *Những cơ hội mà nhà Nguyễn có thể đánh Pháp: –Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1-9-1858) gặp sự kháng cự mạnh mẽ của quân triều đình cùng nhân dân khiến chúng gặp nhiều khó khăn =>tuy nhiên triều đình không kiên quyết chống Pháp nên bỏ lỡ thời cơ và để cho Pháp chiếm giữ bán đảo Sơn Trà. Sau khi chiếm được Gia Định , =>năm 1860 Thực dân Pháp phải điều quân sang các chiến trường Châu Âu và Trung Quốc nhằm đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân nơi đây.Chúng chỉ để lại Gia Định 1000 quân trài dài trên 10 km nhưng quân triều đình nhà Nguyễn vẫn đóng quân trong Đại đồn Chí Hoà ở thế thủ hiểm không dám tấn công - Ngày 21/12/ 1873 khi nhân dân ta tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần 1 ( giết chết Gác ni ê cùng nhiều binh lính) khiến quân Pháp vô cùng dao động , => nhân dân phấn khởi thì giữa lúc đó nhà Nguyễn chỉ coi đó là điều kiện để thoả thuận và chấp nhận kí với Pháp hoà ước Giáp Tuất (15-3-1874) - Ngày 19/5/1883 nhân dân ta tiếp tục tạo nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai( giết chết Ri vi e) nhưng =>nhà Nguyễn vẫn chỉ coi đó là điều kiện để thương lượng nhưng không được Pháp chấp nhận thậm chí chúng còn nhận cơ hội đó mà tấn công vào kinh thành Huế. * Nhận xét về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn-Khi Pháp xâm lựơc nước ta nhà Nguyễn có chống Pháp nhưng chống không kiên quyết, khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, nhà Nguyễn cũng không cùng nhân dân chống Pháp mà luôn ảo tưởng thượng lượng, từng bước thoả hiệp kí các điều ước bán nước cho Pháp, cuối cùng đầu hàng Pháp hoàn toàn. -Với thái độ không kiên quyết của triều đình nhà Nguyễn nên nhà Nguyễn đã từ bỏ con đựờng đấu tranh truyền thống của dân tộc, nhà Nguyễn sợ dân hơn sợ giặc. -Khi đánh Pháp nhà Nguyễn vừa đánh Pháp vừa thương lượng, không biết chớp thời cơ, mất lòng dân, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc 1
  2. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM - Nhà Nguyễn đã bỏ qua cơ hội có thể giành được độc lập.dân tộc, việc nhà Nguyễn để mất nước ta cuối thế kỉ XIX không tất yếu trở thành tất yếu lịch sử Câu 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế? TL * Giống nhau: - Đều là các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp. - Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của người chỉ huy và nghĩa quân. - Được nhân dân ủng hộ. - Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ,có lối đánh phù hợp, kết quả đều thất bại. * Khác nhau: - Mục đích:+ Phong trào Cần Vương là phò vua cứu nước. +Khởi nghĩa Yên Thế là đấu tranh bảo vệ mảnh đất ở địa phương Yên Thế. - Thành phần lãnh đạo: + Phong trào Cần Vương là những sĩ phu, văn thân. - + Khởi nghĩa Yên Thế là nông dân.Thời gian tồn tại: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài hơn. +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu 3: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong bối cảnh nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của những đề nghị cải cách đó TL -Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó, triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời khiến cho kinh tế xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. -Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. 2
  3. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM - Trước tình hình đó, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa của nhà nước phong kiến. * Nội dung cơ bản - Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ,phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. - Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. - Từ năm 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục - Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. * Ý nghĩa: - Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.Góp phần vào việc chuẩn bị cho việc ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu 4 Em có nhận xét gì về các phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX ? Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối TK X I X đều thất bại ? TL - Sau Hiệp ươc Pa-tơ-nốt, nhất là sau khi vụ binh biến kinh thành Huế thất bại,một phong trào khởi nghĩa vũ trang mới đã bùng nổ đó chính là phong trào Cần Vương, cùng với đò là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế . - Các phong trào đó có đặc điểm chung là : + Thứ nhất, phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp . + Thứ hai, lãnh đạo phong trào là các văn thân sĩ phu yêu nước hưởng ứng phong trào Cần Vương hoặc là những nông dân yêu nước như Đề Nắm, Để Thám trong khởi nghĩa Yên thế. + Thứ ba, lực lượng tham gia phong trào rất đông: sĩ phu,trí thức,binh lính nhất là nông dân . 3
  4. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM + Thứ tư, mục tiêu chung của phong trào là bảo vệ quê hương đất nước hoặc giúp Vua đánh đuổi thực dân Pháp cứ nước . + Thứ năm, phong trào diễn ra sôi nổi ,quyết liệt, rộng khắp trong cả nước và đấu tranh bằng vũ trang khởi nghĩa . b. Nguyên nhân thất bại của các phong trào ( 2 điểm ) - Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, ngọn cờ của phong kiến đã lỗi thời,không thể tập hợp,đoàn kết nhân dân chống Pháp . - Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau . - Cách đánh giặc chủ yếu là thủ hữu, dựa vào địa thế hiểm trở của thiên nhiên như khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy . - Thực dân Pháp lúc này mạnh cả về quân sô lẫn vũ khí, phương tiện . +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu 5: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những giai cấp và tầng lớp nào? Đời sống và thái độ của các tầng lớp, giai cấp đối với độc lập dân tộc. TL - §Þa chñ: kinh doanh ruéng ®Êt, bãc lét ®Þa t« là chç cña ®Õ quèc Pháp Th¸i ®é: đa số đã đầu hàng trë thµnh tay sai cña ®Õ quèc Pháp, áp bức bóc lột nhân dân - N«ng d©n: Bị phân hóa thành nhiều bộ phận Một bộ phận ở lại làng quê làm tá điền, một bộ phận ra thành phố, đô thị làm các nghề phụ, một bộ phận làm công nhân trong các đồn điền, nhà máy Th¸i ®é c¨m thï ®Õ quèc phong kiÕn, s½n sµng tham ra ®Êu tranh khi có giai cấp nào khởi sướng. - C«ng nh©n: lµm thuª trong các nhà máy xí nghiệp, đồn điền, số lượng ngày càng đông, bị bóc lột sức lao động tàn bạo. Th¸i ®é kiªn quyÕt chèng ®Õ quèc, giµnh ®éc lËp d©n téc, là động lực chính của cách mạng - T­ s¶n: là chủ các xưởng, nhà máy, các hãng buôn lớn bị Pháp chèn ép, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, chứ chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng. -TiÓu t­ s¶n gồm các trí thức, học sinh, giáo viên, viên chức, lµm c«ng ¨n l­¬ng, bu«n b¸n nhá. Th¸i ®é: đời sống bÊp bªnh, cã tinh thÇn yªu n­íc hăng hái, tích cực chèng ®Õ quèc. 4
  5. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu 6. Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?Nhận xét về tính chất và thái độ của triều đình Huế? TL Nội dung +Triều đình thừa nhận quyền cai quản cửa Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường , Biên Hòa ) và đảo Côn Lôn +Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán +Cho phép Pháp và Tây Ba Nha tự do truyền đạo Gia Tô ,bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây +Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc .Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến -Nhận xét về tính chất hiệp ước và thái độ triều đình Huế: +Với hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã cắt đất cầu hòa, đi ngược lại với ý chí nguyện vọng của nhân dân, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc . +Hiệp ước Nhâm Tuất đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền độc lập dân tộc, nhân dân ta bất bình phản đối hành động bán nước của triều đình Huế. +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu 7: Em hãy cho biết hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. + Hoàn cảnh: - Sau năm 1908, phong trào giải phóng dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc. các phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy tân, chống thuế đều bị thất bại. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. - Tuy khâm phục các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường cứu nước của họ mà quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới vì: Người đã nhận ra được những hạn chế của họ. Nguyễn Tất Thành đã từng nhận xét về họ, (Phan Bội Châu sang nhờ Nhật chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”; Phan Châu Trinh thì cải lương, không tưởng khi “Xin giặc rủ lòng thương”; Hoàng Hoa Thám thì nghĩa khí, bất khuất đấy, nhưng “Nặng cốt cách phong kiến” ). + Những hoạt động: 5
  6. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM - Ngày 5 - 6 - 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái” - Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. - Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. + Kết luận: Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam. Bước đầu hoạt động của Người đã mở ra chân trời mới cho cách mạng nước ta. Câu 8 So sánh hướng đi của Nguyễn ái Quốc với hướng đi của những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? - Hoàn cảnh: phong trào cách mạng Việt Nam bế tắc, khủng hoảng về đường lối, phương pháp -> khởi nghĩa thất bại. * So sánh: - Phan Bội Châu: chủ trương bạo động- dựa vào Nhật để đánh Pháp -> Thất bại. - Phan Châu Trinh: Cải cách xã hội- dựa vào đế quốc để chống PK -> cải lương tư sản. => Con đường, phương pháp có nhiều sai lầm. - Nguyễn ái Quốc: + Xuất phát từ lòng yêu nước, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về thực tế cách mạng Việt Nam, rút kinh nghiệm từ những thất bại của những bậc tiền bối. + Ra đi tìm đường cứu nước, hướng sang phương Tây, tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác đã làm gì mà hùng cường như vậy để từ đó về giúp đỡ đồng bào, cứu dân tộc. + Qua nhiều nước ở các châu lục, tiếp xúc với nhiều người và phải làm nhiều nghề để kiếm sống, học tập, tự tìm cách tiếp cận với chân lý cứu nước. => Hướng đi mới của Nguyễn ái Quốc là đúng đắn, là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước chân chính cho dân tộc.( Cách mạng vô sản ) +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu 9 Những hoạt động yêu nước của Nguyễn ái Quốc từ đầu TK XX ->1918. 6
  7. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM - Cuối TK XIX- đầu XX, sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, TD Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa, dẫn đến sự phân hoá giai cấp trong xã hội. Đầu TK XX, các cuộc đấu tranh Duy Tân diễn ra trong một bối cảnh mới, các cuộc vận động cách mạng có tính chất dân chủ tư sản. (Đông Du, , Duy Tân)-> Các phong trào đều thất bại. =>Bộc lộ rõ sự khủng hoảng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức, giai cấp lãnh đạo tiên tiến => Đặt cách mạng Việt Nam trước những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách. *xu hướng cứu nước của Nguyễn ái Quốc. - Nguyễn ái Quốc sinh ngày 19.5.1890 trong một gia đình trí thức yêu nước Nam Đàn- Nghệ An. - Nguyễn ái Quốc sinh ra vào thời buổi nước mất nhà tan, chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cách mạng đương thời, được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, sẵn có lòng yêu nước thương dân, căm thù đế quốc xâm lược. Tất cả những điều đó đã hun đúc ý chí quyết tâm và Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, khác với con đường của các bậc tiền bối (Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác đã làm gì mà hùng cường như vậy để từ đó về giúp đỡ đồng bào, cứu dân tộc. * Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc (1911-1917). - 5.6.1911 Nguyễn ái Quốc rời Tổ quốc tại bến cảng Nhà Rồng làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội sang các nước Phương tây. - 1911-1917 Người đi qua nhiều nước đế quốc, tư bản, thuộc địa, phụ thuộc, làm nhiều nghề để kiếm sống nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão: làm thế nào để tìm được con đường cứu nước cứu dân. Trong thời gian này, Người sống và làm việc gần gũi với nhiều người lao động ở nhiều nước, hiểu rõ hoàn cảnh, nguyện vọng của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, từ đó Người nhận thấy họ là bạn của nhân dân Việt Nam. -> Đây là cơ sở đầu tiên (trực tiếp) giúp Người nhận thức được sự đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức trên thế giới, từ đó người có điều kiện tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác- Lê nin. - 1917 Nguyễn ái Quốc trở lại Pháp học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp. -Tham gia vào hội những người yêu nước tại Pháp như: viết báo, truyền đơn, tham gia diễn đàn, mít tinh, tố cáo TD Pháp, tuyên truyền cho CM VN. Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga-> tư tưởng của Nguyễn ái Quốc dần có những chuyển biến. 7
  8. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM * Đánh giá: Những hoạt động này tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu 10 : Bằng những sự kiện lịch sử của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884, em hãy chứng minh câu nói bất hủ của Nguyễn Trung Trực " Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" TL + Chứng minh câu nói - Khi bị thực dân Pháp bắt và đưa ra chém, Nguyễn Trung Trực đã khẳng khái nói " Bao giờ người Tây " - Khẳng định ý chí kiên cường, bất khuất và quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta. Đó là * Tại mặt trận Đà Nẵng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng (1/9/1858) quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã tổ chức kháng chiến, thực hiện "vườn không nhà trống" ngăn cản quân Pháp tiến vào đất liền . Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Pháp thất bại trong kế hoạch " đánh nhanh thắng nhanh", buộc phải thay đổi kế hoạch * Mặt trận Gia Định: Tháng 2/1859 khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ ( 12/1861). Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo (1862 - 1864) khiến cho giặc thất điên bát đảo * Kháng chiến lan rộng khắp Nam Kì: Sau khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản, nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân Dùng văn thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị * Mặt trận Bắc Kì: - Tháng 11/1873 thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần 1, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã kiên quyết đứng lên kháng chiến. 8
  9. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối định, đốt kho đạn của giặc Đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và con trai anh dũng hi sinh Ngày 21/12/1873 quân ta giành thắng thắng lợi lớn tại Cầu Giấy lần 1 Gác niê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết tại trận - Khi quân Pháp đánh Bắc Kì lần 2 ( 4/1882) nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến.Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc Tại các địa phương khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè Ngày 19/5/1883 quân ta giành thắng lợi trong trận Cầu Giấy lần 2. Rivie bị giết tại trận. Quân Pháp hoang mang, dao động, toan bỏ chạy Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu bất khuất của nhân dân ta. +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu: 11 Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ bản của 4 hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. * Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862): Thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn. Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. * Hiệp ước Giáp Tuất (ngày15 - 03 - 1974): Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. (mất thêm 3 tỉnh) * Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. 9
  10. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì . Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. - Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì. * Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Ngày 6-6-1884). Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn. Chaám dứt sự tồn tại của triều đaị PK nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào là Chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Bài viết có lý luận, biết phân tích, gắn kết các nội dung cơ bản của 4 bản hiệp ước để làm sáng tỏ ý kiến trên giám khảo cho tối đa 0.5đ. +++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Câu: 12 Em hay cho biết Nguyên nhân, Những nét chính và ý nghĩa về hoạt động của phong trào Đông du? + Nguyên nhân của phong trào: - Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường TBCN mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam, có thể nhờ cậy. - Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam. + Những nét chính về hoạt động của phong trào Đông du: - Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập. - Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học. - Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp. 10
  11. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM - Tháng 9 - 1908, thực dân Pháp câu kết với chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật. - Tháng 3 - 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động. + Ý nghĩa của phong trào Đông du: - Cách mạng Việt Nam đã bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. Câu: 13 Chính sách cai trị , Chính sách kinh tế và Chính sách văn hóa, giáo dục trong Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp như thế nào?. a. Chính sách cai trị: (Sơ đồ tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương) Toàn quyền Đông Dương Bắc Kì Trung Kì Nam Kì Lào Cam-pu-chia (Thống sứ) (Khâm sứ) (Thống đốc) (Khâm sứ) (Khâm sứ) Bộ máy chính quyền cấp Kì (Pháp) Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản xứ) Bộ máy chính quyền cấp Xã, Thôn (Bản xứ) Nhận xét: + Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn. + Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến. Mục đích: + Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo. + Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp. + Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới. b. Chính sách kinh tế: + Trong nông nghiệp, Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền. 11
  12. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM + Trong công nghiệp, Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự. + Về thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác. Pháp còn đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. c.Chính sách văn hóa, giáo dục: + Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng PK và trí thức cựu học để phục vụ cho chính sách cai trị nô dịch. + Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế. + Nhận xét: Thông qua lợi dụng giáo dục PK, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng PK Nam triều, dùng người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị (Như việc tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây thông qua sách báo có nội dung độc hại; duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa; duy trì các thói hư tật xấu như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, đồng bóng, mê tín dị đoan ). Câu: 14 .Em hãy trình bày những chuyển biến về kinh tế - xã hội. trong Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp a. Những chuyển biến về kinh tế; + Nhận xét: Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa do thực dân Pháp gây ra. - Tích cực: Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị mọc lên; bước đầu nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. - Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. Do vậy: tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt, nông nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. b. Những biến chuyển trong xã hội: + Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và trở thành chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. 12
  13. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM + Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. + Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. + Tiểu tư sản thành thị cũng là tầng lớp mới xuất hiện, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Họ có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc, nên sớm giác ngộ và tích cực tham gia các phong trào cứu nước. + Giai cấp công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực. Đây là giai cấp có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Câu: 15 Em hiểu như thế nào phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)? + Tháng 3 - 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục, trường dạy các môn khoa học thường thức; tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước + Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình Tuy nhiên, đến tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường. + Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta. Câu: 16 Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895). + Địa bàn hoạt động chủ yếu ở huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc Hà Tĩnh, sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác. Lãnh đạo là Phan Đình Phùng, Cao Thắng. + Từ năm 1885 - 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí. + Từ năm 1889 - 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã. + Mặc dù bị thất bại, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ. + Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới. 13
  14. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM Câu: 17 Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta: - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu. + Pháp đánh Đà Nẵng: - Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam. - Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng. - Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả. - Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của chúng bước đầu thất bại. . Câu: 18 Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873 diễn ra như thế nào? a. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì. + Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp. + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861). + Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại. b. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây. + Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây: - Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh - Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn + Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: - Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh - Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông 14
  15. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM Câu: 19 Em hãy trình bày Âm mưu ,Diễn biến Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873). + Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì: - Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc. + Diễn biến: - Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định. * Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874). + Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng). + Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định + Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết. + Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. 3 Câu: 20 Em hãy trình bày Âm mưu ,Diễn biến Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882). + Âm mưu của Pháp: - Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa. - Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai. + Diễn biến: - Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích. - Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. - Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định 15
  16. THCS PHÚ NHUẬN 0916739055 NVN81978@GMAIL.COM * Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp. + Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc. + Tại các nơi khác, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để ngăn bước tiến của quân Pháp. + Ngày 19 - 5 - 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận. + Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động, chúng định bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân. 21. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế tháng 7 năm 1885. + Sau hai Hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều đình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu. + Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ. Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế. 22. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng. + Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, Ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. + Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Diễn biến phong trào có thể chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. - Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì. 16