Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 6 - Bài 15: Cơ sở ăn uống hợp lý

docx 3 trang thungat 3640
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 6 - Bài 15: Cơ sở ăn uống hợp lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_mon_cong_nghe_lop_6_bai_15_co_so_an_uong_hop.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ Lớp 6 - Bài 15: Cơ sở ăn uống hợp lý

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 6 BÀI 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ Câu 1: Đồ ăn nào dưới đây chứa nhiều chất béo nhất ? A. Gạo. B. Bơ. C. Hoa quả. D. Khoai lang. Câu 2: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào ? A. Nhóm giàu chất béo B. Nhóm giàu chất xơ C. Nhóm giàu chất đường bột. D. Nhóm giàu chất đạm. Câu 4: Nguồn cung cấp của Vitamin C chủ yếu từ: A. Lòng đỏ trứng, tôm cua B. Rau quả tươi C. Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt D. Tất cả đều đúng Câu 5: Chức năng dinh dưỡng của chất béo là: A. Là dung môi hoà tan các vitamin B. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể C. Tăng sức đề kháng cho cơ thể. D. Tất cả đều đúng Câu 6: Chất dinh dưỡng nào là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể? A. Chất đường bột. B. Chất đạm. C. Chất béo. D. Vitamin. Câu 7: Vitamin nào sau đây giúp ngừa bệnh quáng gà? A. Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C D. Vitamin K Câu 8: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do trẻ bị: A. Thừa chất đạm. B. Thiếu chất đường bột. C. Thiếu chất đạm trầm trọng. D. Thiếu chất béo. Câu 9: Loại thức phẩm nào cần ăn hạn chế nhất theo tháp dinh dưỡng cân đối? A. Muối. B. Đường. C. Dầu mỡ. D. Thịt. Câu 10: Chất giúp cho sự phát triển xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá cơ thể là: A. Chất đường bột. B. Chất đạm. C. Chất béo. D. Chất khoáng. BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Câu 1: Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng ? A. 80oC – 100oC B. 100oC - 115oC C. 100oC - 180oC D. 50oC - 60oC Câu 2: Vi khuẩn sinh sôi và nảy nở mạnh nhất ở nhiệt độ nào ?
  2. A. -10oC - 25oC B. 50oC - 60oC C. 0oC - 37oC D. Tất cả đều đúng Câu 3: Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là: A. Nhiễm độc thực phẩm B. Nhiễm trùng thực phẩm C. Ngộ độc thức ăn D. Tất cả đều sai Câu 4: Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm? A. Là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. B. Là bản thân thức ăn có sẵn chất độc C. Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm D. Đáp án A và B Câu 5: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm? A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng D. Đáp án A, B C đúng Câu 6: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là: A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần. C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày. Câu 7: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 8: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm: A. Rau, quả, thịt, cá phải mua tươi hoặc ướp lạnh. B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng. C. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 9: Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm? A. Rửa tay sạch trước khi ăn. B. Vệ sinh nhà bếp. C. Nấu chín thực phẩm. D. Tất cả đều đúng. Câu 10: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là: A. 1 – 2 tuần. B. 2 – 4 tuần. C. 24 giờ. D. 3 – 5 ngày. BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN Câu 1: Nhiệt độ cao gây ảnh hưởng thế nào đến tinh bột ? A. Tinh bột sẽ hòa tan vào nước. B. Tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn C. Tinh bột sẽ bị phân hủy bị biến chất. D. Tất cả đều đúng Câu 2: Sinh tố nào ít bền vững nhất khi đun nấu? A. B B. D C. A D. C
  3. Câu 3: Chất nào trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến? A. Chất béo B. Tinh bột C. Vitamin D. Chất đạm Câu 4: Chọn phát biểu sai về các biện pháp bảo quản thực phẩm : A. Rau, củ ăn sống nên rửa cả quả, gọt vỏ trước khi ăn B. Cắt lát thịt cá sau khi rửa và không để khô héo C. Không để ruồi bọ bâu vào thịt cá D. Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp để sử dụng lâu dài Câu 5: Muốn cho lượng sinh tố C trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến cần chú ý điều gì ? A. Không nên đun quá lâu B. Các loại ra củ cho vào luộc hay nấu khi nước đã sôi để hạn chế mất vitamin C C. Không đun nấu ở nhiệt độ quá cao , tránh làm cháy thức ăn. D. Tất cả đều đúng Câu 6: Thông tin sai về các chất dinh dưỡng của cá là: A. Giàu chất béo. B. Giàu chất đạm. C. Cung cấp Vitamin A, B, D. D. Cung cấp chất khoáng, phospho, iod. Câu 7: Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất đi sinh tố nào? A. Sinh tố A. B. Sinh tố B1 C. Sinh tố D. D. Sinh tố E. Câu 8: Chất đường sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến nhiệt độ: A. 100oC. B. 150oC. C. 180oC. D. 200oC. Câu 9: Các sinh tố sau dễ tan trong chất béo, trừ: A. Sinh tố C. B. Sinh tố A. C. Sinh tố D. D. Sinh tố K. Câu 10: Lượng sinh tố mất đi trong quá trình nấu nướng của sinh tố Caroten là: A. 50%. B. 30%. C. 20%. D. 10%.