Câu hỏi trắc nghiệm bài 33 môn Địa lý Lớp 10

docx 2 trang thungat 4230
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm bài 33 môn Địa lý Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_bai_33_mon_dia_ly_lop_10.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm bài 33 môn Địa lý Lớp 10

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 33 ĐỊA LÍ 10 Câu 1: Vai trò cơ bản của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là A. sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, vật chất và lao động. B. hạn chế tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra. C. phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng. D. áp dụng hiệu quả thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Câu 2: Đối với các nước đang phát triển, việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp có ý nghĩa A. góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. B. sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất nguồn tài nguyên, vật chất, lao động. C. đẩy mạnh quá trình sản xuất công nghiệp và làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp. D. tạo sự hợp tác sản xuất công nghiệp giữa các nước với nhau. Câu 3: Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được sắp xếp từ hình thức đơn giản lên trình độ cao là A. vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp. B. điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung. D. khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. Câu 4: Đặc điểm cơ bản của vùng công nghiệp là A. có 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp. B. có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị có quy mô vừa và lớn. C. có sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư. D. có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nằm trong vùng lãnh thổ rộng lớn. Câu 5: Điểm công nghiệp được hiểu là A. một đặc khu kinh tế có cơ sở hạ tầng thuận lợi phát triển các xí nghiệp công nghiệp. B. một điểm dân cư có 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp. C. một đô thị có vị trí địa lí thuận lợi phát triển các xí nghiệp công nghiệp. D. một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu công nghiệp tập trung? A. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. B. Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp công nghiệp. C. Có 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên liệu. D. Sản xuất các sản phẩm vừa tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu. Câu 7: Đặc điểm cơ bản của trung tâm công nghiệp là A. có các xí nghiệp công nghiệp nằm trong khu vực có quy mô vài trăm ha. B. có sự kết hợp giữa một số xí nghiệp công nghiệp với một điểm dân cư. C. có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau trong một đô thị có quy mô vừa và lớn. D. có nhiều ngành công nghiệp kết hợp với nhau nằm trong vùng lãnh thổ rộng lớn. Câu 8: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. Câu 9: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. vùng công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. điểm công nghiệp. D. trung tâm công nghiệp. Câu 10: Các nước đang phát triển phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung là do A. tạo sự hợp tác sản xuất công nghiệp và mở rộng thị trường lao động. B. mở rộng sản xuất công nghiệp và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  2. C. thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tạo nhiều việc làm cho người lao động. D. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và mở rộng thị trường lao động. Câu 11: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của A. vùng công nghiệp. B. điểm công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp. D. khu công nghiệp tập trung. Câu 12: Cho sơ đồ sau: Sơ đồ trên phù hợp với hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây? A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp.