Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kỳ I

doc 15 trang thungat 3910
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_tieng_viet_lop_4_hoc_ky_i.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Học kỳ I

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 4 MÔN: TỪ NGỮ HỌC KÌ I Bài tập Đúng – Sai: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống ở đầu câu em cho là đúng. 1 Đ “Hiếu thảo” có nghĩa là ăn ở tốt với người trong gia đình như : Ông, bà, cha, mẹ 2 S “Tự tin” cùng nghĩa với “tự cao”. 3 Đ Tục ngữ “Ở hiền gặp lành” khuyên ta sống hiền lành, nhân hậu. 4 S “Hoa hồng” là từ ghép phân loại. 5 Đ Câu “Người Việt Nam giàu lòng nhân ái” tiếng “Nhân” có nghĩa là lòng thương người. 6 Đ “Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. 7 Đ “Ước mơ” có nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. 8 Đ Câu tục ngữ khẳng định có ý chí thì nhất định thành công là câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. 9 Đ Câu tục ngữ khuyên chúng ta giữ vững mục tiêu đã chọn là câu: “Hãy lo bền chi câu cua Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai! 10 Đ Trái nghĩa với “Nhân hậu” là “Độc ác” 11 S Từ “Nhân dân” tiếng “Nhân” có nghĩa là lòng thương người. 12 Đ Các từ: xe máy, xe đạp là những từ ghép có nghĩa phân loại. 13 S “Ngay thẳng thật thà” là trung thực. 14 Đ “Thuỷ tộc” là các loài vật sống dưới nước. 15 Đ Từ đồng nghĩa với từ “Phấn khởi” là “ vui mừng”. Đ 16 Cùng nghĩa với “hiền lành” là “hiền từ”. 17 S Từ láy “Xanh xao” dùng để tả màu sắc của lá cây còn non? 18 Đ “Ăn ngay ở thẳng” là thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng. 19 Đ “ Quyết tâm” là từ chỉ ý chí - nghị lực của con người. 1
  2. 20 Đ Câu tục ngữ “Lửa thử vàng gian nan thử sức” khuyên ta phải vất vả lao động mới thành công . BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái ở đầu ý trả lời đúng nhất. A. Đối tượng 1: 1/ Chọn ý em cho là đúng nhất “Nhân hậu” có nghĩa là: a. Nhân ái, lục đục, hiền hậu b. Nhân từ, chia rẽ, nhân ái c. Nhân từ, đùm bọc, bất hoà d. Nhân từ, nhân ái, hiền hậu 2/ “Tự trọng” có nghĩa là : a. Tin vào bản thân mình b. Quyết định lấy công việc của mình c. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình d. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác 3/ Trái nghĩa với từ “Trung thực” là: a. Lừa dối, dối trá, gian xảo, lừa lọc b. Lừa dối, chân thật, lừa lọc, bộc trực c. Lừa dối, lừa lọc, lừa bịp, thật thà d. Lừa dối, gian trá, thành thực, chính trực 4/ Trước sau như một không gì lay chuyển nổi là: a. Trung thanh b. Trung nghĩa c. Trung hậu d. Trung kiên 5/ Ước mơ được đánh giá không cao là: a. Ước mơ bình thường, ước mơ kì quặc b. Ước mơ nho nhỏ, ước mơ đẹp đẽ c. Ước mơ nho nhỏ, ước mơ bình thường d. Ước mơ tầm thường, ước mơ dại dột 6/ Từ có nghĩa “ Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với một người nào đó” là: a. Trung hậu b. Trung thành c. Trung trực d. Trung bình 7/ Từ nào là từ láy : a. Tái nhợt b. Tả tơi c. Thảm hại d. Nhân dân 8/ Từ nào có tiếng “Trung” có nghĩa là ở giữa: a. Trung bình b. Trung thu c. Trung tâm d. cả 3 ý trên đều đúng 9/ Từ “Trẻ” trong câu “Lan là cô bé trẻ nhất đám” là tính từ: a. Chỉ tính tình b. Chỉ hình dáng c. Chỉ đặc điểm d. Chỉ kích thước 10/ Trong câu “Em vẽ trong vở vẽ” có động từ là: a. Tiềng “Vẽ” thứ nhất b. Tiềng “Vẽ” thứ hai c. Cả 2 tiếng “Vẽ” d. cả 3 ý trên đều sai 11/ Tính từ trong câu “Mỗi ngày em đều miệt mài rèn chữ” là: a. Mỗi ngày b. Miệt mài 2
  3. c. Đều d. Rèn chữ 12/ Từ đồng nghĩa với “Độc ác” là: a. Nhân hậu b. Yêu thương c. Tàn bạo d. Nhân ái 13/ Từ trái nghĩa với từ “Lo lắng” là: a. Chăm lo b. Thanh thản c. Yên tĩnh d. Ồn ào 14/ Câu “Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hạnh là học sinh tiên tiến” gồm có: a. 18 từ b. 16 từ c. 14 từ d. 10 từ 15/ Từ “Khôn khéo” là: a. Từ đơn b. Từ ghép c. Từ láy d. Từ đặc biệt 16/ Các từ ghép nào dưới đây có nghĩa tổng hợp: a. Bánh trái b. Hoa quả c. Sách báo d. Tất cả các ý trên đều đúng 17/ Từ ghép nào dưới đây có nghĩa phân loại: a. Máy bay b. Xe máy c. Xe đạp d. Cả 3 ý trên đúng 18/ Nhóm từ ngữ thể hiện sự đánh giá cao: a. Ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn b. Ước mơ nhỏ nhoi, ước mơ giản dị c. Ước mơ kì quặc, ước mơ viễn vông d. Cả b và c đều đúng 19/ Chọn nhóm từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: a. Quyết chí, quyết tâm, bền gan, khó khăn b. Khó khăn gian khổ, gian nan, gian lao c. Kiên cường, kiên định, gian khổ, gian nan d. Vững lòng, gian nan, gian lao, vững dạ 20/ “Hiền lương” có nghĩa là: a. Phúc hậu hay thương người b. Hiền lành và lương thiện c. Hiền hậu và dịu dàng d. Hiền và giàu lòng thương người 21/ Chọn tình huống sử dụng câu tục ngữ “Môi hở răng lạnh” phù hợp: a. Nói đến những người thân b. Nói đến sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau c. Khuyên những người trong gia đình, họ hàng, làng xóm phải biết che chở đùm bọc d. Cả a, b, c đều đúng 22/ Tự quyết định lấy công việc của mình là: a. Tự trọng b. Tự mãn c. Tự kiêu d. Cả 3 ý trên đều sai 23/ Tiếng nhân nào trong từ dưới đây có nghĩa “Lòng thương người” a. Nhân dân b. Nhân đạo c. Nhân lực d. Nhân quyền 24/ Giận dỗi khi cảm thấy mình bị đánh giá thấp nghĩa là: 3
  4. a. Tự kiêu b. Tự hào c. Tự tin d. Tự ái 25/ Tiếng “Trung” có nghĩa là: “Một lòng một dạ” a. Trung thực b. Trung thành c. Trung hậu d. Cả 3 ý trên đều đúng 26/ Tên quận (Huyện) nào viết đúng qui tắc? a. Huyện xuân Lộc b. Huyện Trảng bom c. Huyện Di linh d. Huyện Cẩm Mỹ 27/ Từ “Ngoan ngoãn” là loại từ: a. Từ ghép tổng hợp b. Từ ghép phân loại c. Từ láy cả âm và vần d. Từ láy tiếng 28/ Từ “Sừng sững” là từ láy: a. Có âm giống nhau b. Có vần giống nhau c. Có tiếng giống nhau d. Có âm và vần giống nhau 29/ Có thể dùng từ nào để thay thế từ: “ hào hứng” trong câu: “ Em rất hào hứng khi chơi bóng” a.Say sưa. b. Yêu thích c. Thích thú d. Hăng say 30/ Từ “Biến thành” là động từ chỉ: a. Hoạt động của sự vật b. Hoạt động của người c. Trạng thái của người d. Trạng thái của vật 31/ Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” ý nói a. Khuyên ta sống hiền lành, nhân hậu, tử tế b. Khuyên ta nên ganh tị khi thấy người khác được hạnh phúc c. Khuyên ta ganh ghét khi thấy người khác may mắn hơn mình d. Cả 3 ý trên đều đúng 32/ Thành ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” ý nói: a. Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu b. Người có lòng dạ ngay thẳng c. Dù đói khổ cũng phải sống trong sạch, lương thiện d. Cả 3 ý trên đều đúng 33. C âu: “ Chớ vì ngã một lần mà chân không bước.” Có nghĩa là: a. Kiên nhẫn sẽ thành công b. Kiên nhẫn sẽ đi đến kết quả c. Đừng vì trở ngại nhỏ, một vấp váp nhỏ mà nhụt chí. d. Tất cả ý trên. 34/ Xác định danh từ riêng có trong đoạn thơ sau: Sau khi qua đèo Gió Ta lại vượt đèo Giăng Lại vượt qua đèo Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng a. Có 3 danh từ riêng b. Có 4 danh từ riêng c. Có 6 danh từ riêng d. Có 7 danh từ riêng 35/ Xác định đúng nghĩa từ sau: “Tự hào” a. Là tin vào bản thân mình b. Là tự cho mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác c. Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình đã có 4
  5. d. Cả 3 ý trên đều đúng 36/ Những từ nào cùng nghĩa với từ trung thực? a. Bình tĩnh b. Tự tin c. Ngay thẳng d. Nhân đức 37/ Câu ca dao “ Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan”? a. Khen người đó chăm chỉ b. Khen người học giỏi c. Người làm nhiều việc tốt d. Ca ngợi tài năng của con người 38/ Người ta nói “Nhanh như ” a. Gió b. Chớp c. Điện d. Cả a, b, c đều đúng 39/ Từ nào sau đây thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật? a. Xui xẻo b. Đằm thắm c. Đôn hậu d. Hùng vĩ 40/Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: a. Tài giỏi b. Mạo hiểm c. Khôn ngoan d. Đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan hơn, trưởng thành hơn B/ Đối tượng 2: 1/ Trong câu “Chú bé rất ham thả diều” từ nào là tính từ a. Ham b. Thả c. Diều d. Bé 2/ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về tài năng của con người: a. Học một biết mười b. Khoẻ như hùm c. Đẹp như tiên d. Ý a, c đúng 3/ Nghĩa của từ “Tiên” trong “đầu tiên” khác nghĩa với từ tiên nào dưới đây: a. Tiên tiến b. Trước tiên c. Thần tiên d. Tất cả các từ trên 4/ Từ nào không phải là từ láy? a. Cồn cào b. Sung sướng c. Tham lam d. Tả tơi 5/ Từ láy “Nho nhỏ” là từ : a. Láy âm b. Láy vần c. Láy âm và vần d. Láy tiếng 6/ Từ nào dưới đây không phải là động từ: a. Múa b. Cơn mưa c. Viết (bài) d. Đọc 7/Thành ngữ “Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ” có nghĩa là: a. Làm nhiều sẽ giàu có b. Không nên động đến chỗ nguy hiểm c. Làm nhiều việc thiện sẽ đạt điều tốt lành d. Kiên trì bền chí đạt được nhiều mục đích 8/ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo là: a. Nhảy dây b. Banh chuyền c. Cò cò d.Cả a, b, c đều đúng 5
  6. 9 .Từ trái nghĩa với “Đoàn kết” là: a. Đùm bọc b.Chia rẽ c. Độc ác d.Tàn bạo 10/ Ý nghĩa “Muốn những điều trái với lẽ thường” của thành ngữ nào sau đây: a. Tham thì thâm b. Ước quả trái mùa c. Cầu được ước thấy d. Cả a, b đều đúng 11/ Cần thay thành ngữ nào cho thành ngữ “Ước quả trái mùa” trong trường hợp: Em được tặng thứ đồ chơi mình đang ao ước, em nói: “Thật đúng là ước quả trái mùa” a. Ở hiền gặp lành b. Ước sao được vậy c. Đứng núi này trông núi nọ d. Cả a, b đúng 12/ Từ nào cùng nghĩa với từ ước mơ? a. Mơ tưởng b. Ước ao c. Ước nguyện d. Cả a, b đúng 13/ Trò chơi là: a. Thả diều, đèn ông sao b. Múa sư tử, đàn gió c. Búp bê, nhảy dây d. Thả diều, múa sư tử, nhảy dây 14/ Từ ngữ miêu tả tình cảm thái độ của con người tham gia các trò chơi a. Say sưa, bình thường b. Đam mê, hững hờ c. Đủng đỉnh, hào hứng d. Say sưa, đam mê, hào hứng 15/ Trò chơi rèn luyện trí tuệ là: a. Cờ tướng, vật b. Nhảy dây, xếp hình c. Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình d. kéo co, ô ăn quan, đá cầu 16.Từ chỉ đức tính của con người là: a.Hiền lành b.Hiền dịu c.Hiền đức d.Cả a,b,c đều đúng 17.Những từ nào là từ láy? a.Ngay thẳng,ngay ngắn b.Thẳng tắp.thẳng thắn c.Ngay ngắn,thẳng thắn d.Cả a,b,c đều sai 19.Tự coi mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác nghĩa là: a.Tự trọng b.Tự kiêu c.Tự hào d.Tự ái 20.Hãnh diện về những điều tốt đẹp của mình nghĩa là: a.Tự hào b.Tự trọng c.Tự lực d.Tự tin 21.Từ láy”xanh xao”dùng để tả màu sắc của đối tương nào? a.Lá cây còn non b.Da trời c.Da người d.Nước biển 22/ Chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Chúng ta cần mở rộng vòng tay để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn”. a. Nhân đạo b. Nhân ái c. Nhân đức d. Nhân từ 23/Đánh dấu vào câu dùng từ đoàn kết sai: a. Nam biết đoàn kết với các bạn b. Em kết đoàn c. Chúng em luôn đoàn kết với nhau 6
  7. d. Cả câu a,b.c sai 24/ Những mơ ước nào giúp ích cho con người? a. Mơ ước viển vông b. Mơ ước cao đẹp c. Mơ ước hão huyền d. Mơ ước quái đản 25/ “Được voi đòi tiên” có nghĩa là: a. Tham lam, được cái này lại muốn cái khác b. Được làm voi rồi muốn làm công chúa c. Mong ước điều gì cũng được ưng ý d.Cả 3 ý trên đều sai 26/ Câu nào sau đây khuyên chúng ta gặp khó khăn không nên nản chí? a. Sông có khúc, người có lúc. b. Kiến tha lâu đầy tổ c. Đi một ngày đàn học một sàn khôn d. Có công mài sắt có ngày nên kim. 27/ Từ nào sau đây trong đó “ Lạc” có nghĩa là rớt lại, sai? a. Lạc quan b. Lạc thú c. Lạc điệu d. Cả a, b, c đều sai 28/ Trò chơi cờ tướng giúp: a.Rèn luyện sức mạnh b. Rèn tính chu đáo c. Rèn luyện trí tuệ d. Rèn luyện khéo léo 29/ Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Có ngghĩa là: a. Cùng nhau làm giàu. b.Cùng nhau đoàn kết để làm giàu. c. Cùng nhau đi làm ăn xa. d. Cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh. 30/ Từ chỉ khả năng suy nghĩ và hiểu biết là từ: a. Ý chí b. Ý muốn c. Trí tuệ d. Tưởng tượng 31/ Từ “Nhân cách” có nghĩa là: a. Tư cách, phẩm chất con người b.Thương yêu và bảo vệ mọi người c. Đoàn kết giúp đỡ mọi người d. Lòng hiếu khách 32/ Ghép thêm sau từ “ước mơ” để những từ thể hiện sự đánh giá thấp. a. Viển vông b. Nho nhỏ c. Chính đáng d. Đẹp đẽ 33/ Câu “Chớ vì ngã một lần mà chân không bước” nghĩa là: a. Kiên nhẫn sẽ thành công b. Kiên nhẫn sẽ đi đến kết quả c. Đừng vì trở ngại nhỏ mà nản chí d. Câu a, b, c đều đúng 34/ Câu “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” có nghĩa là: a. Làm một việc nguy hiểm b. Kiên nhẫn sẽ thành công c. Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống d. Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ 35/ Câu nào có nghĩa “Mất trắng tay” : a. Chơi với lửa b. Chọn bạn mà chơi c. Chơi diều đứt dây d. Học thầy không tày học bạn 7
  8. 36/ “Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ” là nghĩa của câu nào sau đây: a. Làm mọt việc nguy hiểm b. Chơi dao có ngày đứt tay c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ d. Chết vinh còn hơn sống nhục 37/ Từ nào sau đây thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại: a. Nhân hậu b. Cưu mang c. Nhường nhịn d. Yêu thương 38/ Câu tục ngữ nào sau đây ý nói gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. a. Ước qủa trái mùa b. Đứng núi này trông núi nọ c. Trong mặt mà bắt hình dong d. Cầu được ước thấy 39.Nghĩa của từ kiên trì là: a.Chắc chắn,bền vững,khó phá vỡ b.Chăm chỉ,làm việc suốt ngày c.Có tình cảm chân thành,sâu sắc d.Làm việc liên tục,bền bỉ 40/ Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện tinh thần đùm bọc cưu mang: a. Ở hiền gặp lành. b. Vàng thật không sợ lửa. c. Lá lành đùm lá rách. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. ĐÁP ÁN: Những ý gạch chân và tô đậm chữ cái đầu là ý đúng. HỌC KÌ II Bài tập Đúng – Sai: Điền Đ (Đúng) hoặc S (Sai) vào ô trống ở đầu câu em cho là đúng. 1 Đ “Tài nghệ” có nghĩa là tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp. 2 Đ “Nhanh như cắt” có nghĩa là rất nhanh, chỉ một thoáng, một khoảnh khắc. 3 S Từ “Uyển chuyển” có nghĩa thể hiện cái đẹp bên trong. 4 S “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” có nghĩa là hình thức thường thống nhất với nội dung 5 Đ Thành ngữ: “ Dám ăn, dám nói”. Chỉ người cứng cỏi nói năng bạo dạn không e sợ, né tránh điều gì. Đ 6 Từ trái nghĩa với “ý chí” và “nghị lực” là “Lùi bước” 7 Đ Thành ngữ “Chữ như gà bới” chỉ những người viết chữ cẩu thả. 8 S Câu thành ngữ: “Ba chìm bảy nổi” có nghĩa là dũng cảm không nao núng trước khó khăn nguy hiểm. 10 Đ Từ “Thuỳ mị” thể hiện nét đẹp trong tính cách con người? 11 Đ Luôn luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp là người sống lạc quan? S 8
  9. 12 “ Tài nguyên” tiếng “Tài” ở đây có nghĩa là tài năng? 13 Đ “Tuyệt vời” là từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp. 14 S “ Mặt tươi như hoa” dùng để tả vẻ đẹp của bông hoa. 15 S Từ chỉ đặc điểm một cơ thể khoẻ mạnh là” :Mảnh khảnh”. 16 Đ Từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật là: Tươi đẹp, xinh tươi 17 Đ Trái nghĩa với “Hèn nhát” là “Dũng cảm” 18 S Thành ngữ “Chân lấm tay bùn” nói về lòng gan dạ Đ 19 Tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nói về phẩm chất bên trong hơn vẻ đẹp bên ngoài. 20 Đ Từ vừa chỉ tính tình, vừa chỉ cảm giác là từ “ Vui vẻ” BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn chữ cái ở đầu ý trả lời đúng nhất. B. Đối tượng 1: 1/ Câu nào dưới đây ca ngợi tài trí của con người? a. Người ta là hoa đất b. Đi một ngày đàng học một sàng khôn c. Lá lành đùm lá rách d. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ 2/ Từ nào sau đây chỉ đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh: a. Đi bộ b. Chạy c. Cường tráng d. Tập thể dục 3/ Sông nào nơi ấy sóng trào, Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn. a. Sông Hồng b. Sông Đáy c. Sông Cửu Long d. Sông Bạch Đằng 4/ “Gặp khó khăn nguy hiểm chống chọi kiên cường, không lùi bước” được gọi là: a. Gan lì b. Gan góc c. Gan dạ d. Cả a, b, c sai 5/ Một người được gọi là đẹp phải: a. Có vẻ đẹp bên ngoài b. Có vẻ đẹp tâm hồn c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai 6/ Câu nào sau đây nói lên sự lao động vất vả cực nhọc: a. Ba chìm bảy nổi b. Cày sâu cuốc bẳm c. Nhường cơm sẻ áo d. Chân lấm tay bùn 7/ Những hoạt động nào làm cho con người khoẻ mạnh? 9
  10. a. Xem bóng đá qua đêm b. Nghỉ mát c. Ăn nhiều thức ăn d. Cả 3 ý trên đều sai 8/ Các thành ngữ nào nói về tình trạng sức khoẻ của con người: a. Nhanh như cắt b. Chậm như sên c. Khôn nhà dại chợ d. Xanh như tàu lá 9/ Những từ ngữ nào không cùng nhóm nghĩa: a. Lạc quan b. Yêu dời c. Tốt đẹp d. Tin tưởng 10/ Từ nào không cùng nhóm nghĩa : a. Tài trí b. Tài sản c. Tài năng d. Tài tình 11/ Thành ngữ tục ngữ nào nói về tính trung thực: a. Đói cho sạch rách cho thơm b. Thẳng như ruột ngựa c. Vào luồn ra cúi d. Cả a, b, c sai 12/ Tiềng “Quan” có nghĩa là gắn bó: a. Quan tâm b. Lạc quan c. Quan điểm d. Quan niệm 13/ Từ chỉ hoạt động có lợi cho sức khỏe là: a. Tập luyện, thể dục, cân đối b. Đi bộ, chạy, nghỉ ngơi c. Tập thể dục, sắm vai, giải trí d. Du lịch, rắn chắc, chơi thể thao. 14/ Thành ngữ : “Nhường cơm sẻ áo” có nghĩa là: a. Sống phiêu bạt, long đong, chịu nhiều khổ sở b. Làm ăn cần cù chăm chỉ c. Đùm bọc giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn d. lao động vất vả cực nhọc 15/ Những từ ngữ nào dùng để tả vẻ đẹp của khuôn mặt: a. Bầu bĩnh b. Trái xoan c. Vuông chữ điền d. cả a, b, c đúng 16/ Những từ nào có thể ghép với “Đẹp” để chỉ mức độ cao cái đẹp của người: a. Tuyệt tác b. Kinh hồn c. Tuyệt trần d. Rùng rợn 17/ Những từ nào dùng để tả vẻ đẹp của đôi mắt: a. Long lanh b. Sáng ngời c. Đen láy d. Cả a, b, c đúng 18/ Từ nào gần nghĩa với “Tài”: a. Giỏi b. Xuất sắc c. Tài hoa d. Cả a, b, c đúng 19/ Từ láy nào có tiếng “ Vui” : a. Vui vẻ b. Vui sướng c. Vui mừng d. Vui thú 20/ Chọn từ thích hợp cho trước điền vào chỗ chấm trong câu sau: Bạn ấy rất hiểu bài nhưng . nên không dám phát biểu. a. Hèn nhát b. Bạo gan c. Nhút nhát d. Ý a, b đúng 21/ Câu tục ngữ nào có nghĩa “Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài” a. Cái nết đánh chết cái đẹp b. Người thanh nói tiếng cũng thanh 10
  11. c. Trông mặt mà bắt hình dong d. Cây ngay không sợ chết đứng 22/ Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm: a. Ba chìm bảy nổi b. Chân lấm tay bùn c. Gan vàng dạ sắt d. Một nằng hai sương 23/ Có thể thay từ “Nhỏ nhoi” trong câu: “Suối đời tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi, bình thường” bằng từ nào: a. Nhỏ nhắn b. Nhỏ bé c. Nhỏ xinh d. Cỡ nhỏ 24/ Phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động du lịch là: a. Khách sạn, hướng dẫn viên b. Tàu thuỷ, máy bay c. Nhà hàng, tàu thuỷ d. Máy bay, nhà hàng 25/ Các môn thể thao có lợi cho sức khoẻ là: a. Tập tạ b. Bơi lội c. Nhảy dây d. Cả a, b, c đều đúng 26/ Những từ nào sau đây thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: a. Thuỳ mị, nết na b. Nết na, mảnh mai c. Xinh, đoan trang d. Cao ráo, thuỳ mị 27/ Từ “Thẩm mĩ” được hiểu như thế nào? a. Khả năng nhận ra vấn đề b. Sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp c. Khích lệ con người cảm nhận cái đẹp d. Ý tưởng, dự tính của con người 28/ Từ nào sau đây thuộc chủ đề cái đẹp: a. Tài hoa b. Chí khí c. Gan dạ d. Thuỳ mị 29/ Điền từ “Điện” vào chỗ trống trong thành ngữ sau đây: a. Nhanh như b. Khoẻ như . c. Hiền như . D. Dữ như 30/ Dòng nào sau đây cùng nghĩa với “Dũng cảm” a. Gan dạ, can đảm, táo bạo, can trường, gan lì b. Gan góc, nhu nhược, anh hùng, nhát gan c. Quả quyết, bạo gan, bạo nhược, nhút nhát d. cả a và c đúng 31/ Chọn từ nào để điền vào chỗ trống trong câu: “Một người vẹn toàn”. a. Tài hoa b. Tài năng c. Tài đức d. Tài giỏi 32/ Có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp, có nhiều triển vọng là ý nghĩa của từ nào sau đây: a. Lạc hậu b. Lạc quan c. Lạc đề d. Lạc thú 33/ “Gặp khó khăn không nên nản chí” là nghĩa của câu tục ngữ: a. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. b. Có chí thì nên. c. Nước lã mà vã nên hồ. d. Sông có khúc, người có lúc. 34/ Những câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực: a. Một câu nhịn, chín câu lành. 11
  12. b. Của rề rề không bằng nghề trong tay. c. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. d. cả a, b, c đúng. 35/ Câu tục ngữ: “Kiến tha lâu đầy tổ”. Khuyên chúng ta a. Kiến tha nhiều ngày sẽ đầy tổ. b.Nhiều cái nhỏ sẽ góp lại thành cái lớn, nhẫn nại sẽ thành công. c. Cả a, b đều đúng . d. Cả a, b đều sai. 36/ Những từ ghép nào có tiếng “Chí” trong nghĩa “Bền bỉ theo một mục đích tốt đẹp” a. Chí lí b. Chí hướng c. Chí công d. Chí tình 37/ Những từ nào chỉ vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của con người: a. Thật thà b. Thon thả c. Cao ráo d. Xinh đẹp 38/ Có thể dùng tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc lòng tự trọng: a. Thẳng như ruột ngựa b. Giấy rách phải giữ lấy lề c. Cây ngay không sợ chết đứng d. cả a, b, c đúng 39/ Chọn từ thích hợp để hoàn chỉnh câu thành ngữ: “Lành như ” a. Bụt b. Trời c. Biển d. Đất 40/ Câu tục ngữ “Thua keo này ,bày keo khác” có nghĩa: a. Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công b. Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn c. Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn d. cả a, b, c đều đúng B. Đối tượng 2: 1/ Có cái nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai là: a. Lạc quan b. Lạc thú c. Lạc hậu d. Lạc điệu 2/ Nhóm từ nào trong đó “Lạc”có nghĩa là: Sót lại, sai: a. Lạc quan, lạc thú b. Lạc quan, lạc dề c. Lạc hậu, lạc đề d. Lạc đề, lạc thú 3/ Nhóm từ nào trong đó: “Lạc” có nghĩa là vui, mừng: a. Lạc đề, lạc thú b. Lạc quan, lạc thú c. Lạc hậu, lạc điệu d. Lạc đề, lạc quan 4/ Từ dùng để chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: a. Xinh xắn, tươi đẹp, tráng lệ b. Diễm lệ, nguy nga, hùng vĩ c. Duyên dáng, thước tha, sặc sỡ d. Diễm lệ, xinh xắn, thước tha 5/ Những từ nào chỉ phẩm chất tốt đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: a. Mạnh dạn b. Bình đẳng c. Tự tin d. Đảm đang việc nhà 6/ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người: a. Thương người như thể thương thân. b. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. 12
  13. c. Mắt phượng mày ngài. d. cả a, b, c sai. 7/ Những hành động nào thể hiện con người có lòng dũng cảm? a. Trả lại của rơi cho người đánh mất . b. Không nhận sự thương hại của người khác . c. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải . d. cả a, b, c đúng. 8/ Ý nào sau đây là nghĩa của từ “Tài năng” a. Người tài giỏi. b. Nguồn của cải thiên nhiên chưa khai thác hoặc khai thác. c. Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì. d. Tỏ ra có tài về nghệ thuật văn chương. 9/ Từ “ Dũng cảm” có thể ghép với từ nào dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa: a. Tinh thần . b. Nguy nan. c. Hiểm nghèo. d. Cả a, b đúng. 10/ Tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” có nghĩa là: a. Một ngày đi là một ngày thêm hiểu biết, học được nhiều điều hay. b. Chịu khó hoà vào cuộc sống, đi đây đi đó, con người sẻ hiểu biết nhiều. c. Cả a, b đúng d. Cả a, b sai 11/ “Lạc hậu” có nghĩa là: a. Những thú vui b. Bị ở lại phía sau, không theo kịp đà tiến bộ, phát triển chung c. Không theo đúng chủ đề, đi chệch yêu cầu về nội dung d. Sai, lệch ra khỏi điệu của bài hát 12/ Nghĩa của chữ “Lạc” trong lạc quan giống nghĩa của chữ lạc nào dưới đây: a. Lạc thú b. Lạc đường c. Lạc hậu d. Lạc điệu 13/ Nghĩa của từ “Hoà” trong hoà ước giống nghĩa của của từ “Hoà” nào dưới đây: a. Hoà tan b. Hoà nhau c. Hoà bình d. Trung hoà 14/ Từ có tiếng “Vui” để chỉ hoạt động là: a. Vui chơi b. Góp vui c. Mua vui d. cả a, b, c đúng 15/ Người vui tính là người: a. Lúc nào cũng tươi cười b. Có óc hài hước, nói năng dí dỏm c. Ít khi cáu kỉnh bực dọc d. Tất cả các ý trên đều đúng 16/ Từ có tiếng “Vui” có nghĩa chỉ cảm giác: a. Vui thích, vui vui b. Vui mừng, vui lòng c. Vui sướng, vui thú d. Cả a, b, c đúng 17/ Từ cùng nghĩa với từ “ dũng cảm” là: a. Gan dạ b. Can đảm. c. Anh dũng d. Cả a, b, c đều đúng 13
  14. 18/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh ấy lao mình xuống dòng nước xiết để cứu cậu bé” a. Thông minh b. Gan lì c. Quả cảm d. Can trường 19/ “ Chuông có đánh mới kêu, đèn có khêu mới tỏ.” Có nghĩa là: a. Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ khả năng của mình. b. Trổ tài trước đám đông. c. Chăm làm siêng năng trong công việc. d. Làm việc nghĩa. 20/ Những thành ngữ tục ngữ nào nói về tài năng của con người: a. Đẹp như tiên. b. Nói một biết mười. c. Nói ngọt lọt đến xương. D. Khoẻ như hùm. 21/ Tiếng “Quan” có nghĩa là nhìn, xem a. Quan tâm b. Quan trọng c. Quan sát d. Liên quan 22/ “Gan” có nghĩa là: Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì? a. Gan dạ b. gan góc c. Gan lì d. Nhát gan 23.Tục ngữ “Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn nó béo cỗ lòng mới ngon”.Nghĩa của nó là: a.Hình thức thống nhất với nội dung b.Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài c.Cả ý a,b đều đúng d.Cả ý a,b đều sai 24. Thành ngữ nói lên lòng dũng cảm: a. Vào sinh ra tử b.Gan vàng dạ sắt b.Cả ý a,b đều đúng d.Cả Ý a,b đều sai 25. Những từ ngữ nói về khó khăn nguy hiểm cần vượt qua khi hoạt động thám hiểm là: a.Bão,thú dữ,núi cao,vực sâu b.Mưa gió,sóng thần,cái đói c.Cả ý a,b, đều sai d.Cả ý a,b đều đúng 26.Câu: “Tình hình đội tuyển rất lạc quan”.Từ “lạc quan” có nghĩa là: a.Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp b.Có triển vọng tốt c.Cạ ý a,b đều đúng d.Cả ý a,b sai 27.Những hành động nào thể hiện con người có lòng dũng cảm? a.Không quản nguy hiểm cứu người gặp nạn b.Không nhận sự thương hại của người khác c.Trả lại của rơi cho người đánh mất d.Cả 3 ý trên đều đúng 28.Mục đích của hoạt động thám hiểm là gì? a. Để biết thêm cảnh đẹp b. Để tìm ra những điều mới lạ về con người và thiên nhiên ở những nơi ít người biết c. để khai thác những tài nguyên ở những nơi giàu tài nguyên d. cả a, b, c đúng 29. Từ chỉ tính xấu của con người: 14
  15. a. Tự hào b. Tự ái c. Tự chủ d. Cả a, b, c đúng 30. Câu nào dùng sai từ có tiếng “ Nhân” nghĩa là người: a. Thời đại nào của nước ta cũng có nhiều nhân tài. b. Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù. c. Cô giáo lớp tôi rất nhân tài. d. Cả a, b, c, đều sai 31. Thành ngữ hoặc tục ngữ nào trái nghĩa “Lòng nhân hậu” a. Ác như hùm. b. Chị ngã em nâng. c. Máu chảy ruột mềm. d. Lá lành đùm lá rách. 32. Những tục ngữ, thành ngữ nào nói về sự lạc quan: a. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. b. Yêu nên tốt đẹp nên xấu. c. Hay ăn chóng lớn. d. Cả 3 ý trên đều sai. 33/ Từ nào không cùng nhóm nghĩa với nhau: a. Nhân ái b. Vị tha c. Nhân loại d. Đức độ 34/Câu tục ngữ: “Ăn được ngủ được là tiên,không ăn không ngủ là tiền mất đi”.Khuyên chúng ta: a. Ăn nhiều b.Ngủ nhiều c.Nên hưởng thụ d.Nên ăn,ngủ diều độ để có sức khoẻ 35.Câu thành ngữ: “Ba chìm,bảy nổi” ý nói: a.Sự gan dạb.Sự long đong ,chịu nhiều cực khổ c.Sự làm ăn cần cù d.Chỉ sự lao động vất vả 36 .Câu tục ngữ khuyên người ta phải có ý chí: a.Thất bại là mẹ thành công b.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo c.Thua keo này,ta bày keo khácd.Cả ýa,b,c đều đúng 37. Tìm nhóm từ chỉ tính tình: a. Vui lòng,vui vẻ,vui chơi b.Vui chơi,mua vui,vui vẻ c.Vui nhộn,vui tính,vui tươi d. Vui tươi, vui chơi,vui vẻ 38. Từ láy có âm đầu “r” là tính từ: a. Rụng rờib.Rực rỡ c.Rào rào d.Rã rời 39. Từ láy có âm đầu là “d” là tính từ: a.dụ dỗ b.dai dẳng c.dồi dào d.dùng dằng 40.từ láy có âm “gi’ là động từ: a.giông giốngb. giảng giải c.giặc giã d.Cả a,b,c đều đúng ĐÁP ÁN: Những ý gạch chân và tô đậm chữ cái đầu là ý đúng. 15