Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

doc 2 trang thungat 2060
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học: 2017 - 2018 MÔN: HÓA HỌC 9 I. Lý thuyết 1. Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối, kim loại. 2. Tính chất hóa học của một số chất cụ thể như: H2SO4 đặc, loãng, NaOH, Al, Fe. II. Bài tập Dạng 1. Viết phương trình hóa học biểu diễn dãy biến hóa: 1 2 3 4 5 1. Fe  FeCl3  Fe(NO3 )3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe 1 2 3 4 5 2. Zn  Fe  FeCl2  Fe(OH)2  FeSO4  Fe 1 3 4 5 6 7 3. Al  Al2O3  Al2(SO4)3  AlCl3  Al(NO3)3  Al  KAlO 2 2 11 9 10 8 12 Al(OH)3 Dạng 2. Nhận biết các kim loại: Nêu phương pháp hóa học để nhận biết các kim loại sau: a. Nhôm, đồng, sắt. b. Bạc, bari, nhôm. c. Magie, nhôm, bạc, natri. Dạng 3. Tính theo phương trình hóa học: Câu 1. Ngâm một thanh sắt vào 300ml dung dịch đồng (II) sunfat. Sau một thời gian, lấy thanh sắt ra, rửa nhẹ, làm khô thì thấy khối lượng tăng 1,6 gam (giả thiết toàn bộ lượng đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt). a. Tính khối lượng sắt phản ứng. b. Tính nồng độ mol của dung dịch đồng (II) sunfat đã dùng. Câu 2. Ngâm một lá đồng có khối lượng 3 gam trong 20ml dung dịch bạc nitrat. Sau một thời gian, lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng là 4,52 gam (giả thiết toàn bộ lượng bạc sinh ra bám hết vào lá đồng). a. Tính khối lượng đồng phản ứng. b. Tính nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng. Câu 3. Ngâm một lá kẽm có khối lượng 24,5 gam trong 440ml dung dịch sắt (II) clorua 2M. Sau một thời gian, lấy lá kẽm ra, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng là 22,52 gam (giả thiết toàn bộ lượng sắt sinh ra bám hết vào lá kẽm). Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Dạng 4. Câu hỏi liên quan đến thực tiễn cuộc sống: Câu 1. Làm thế nào để bảo quản tốt các vật dụng trong gia đình như: dao, cuốc, liềm, Câu 2. Nhà Quang cần sửa lại góc tường đã bị hỏng. Bố Quang nhờ Quang đi lấy một xô nước vôi, tôi vôi xây dựng. Tuy nhiên, nhà Quang chỉ có xô làm từ nhôm. Hãy giúp Quang lấy xô nước vôi tôi biết trong nhà một chiếc áo mưa. Câu 3. Một số ruộng trồng các loại cây họ đậu, rễ cây tiết ra axit. Muốn cải tạo đất để trồng lúa ta phải làm gì? 6 BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thúy Quỳnh
  2. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG Năm học: 2017 – 2018 ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN HÓA HỌC 9 Dạng 1: Dựa vào tính chất hóa học của oxit, axit, bazo, muối, kim loại – Bài 1, 3, 7, 9, 16. Dạng 2: Nhận biết các kim loại theo thứ tự sau: - Nhận biết 5 kim loại tan bằng nước với hiện tượng là sủi bọt khí. - Nhận Al bằng dung dịch bazơ với hiện tượng là sủi bọt khí. - Nhận kim loại đứng trước (H) trong dãy hoạt động hóa học bằng dung dịch axit với hiện tượng là sủi bọt khí. - Chất còn lại là loại đứng sau (H) trong dãy hoạt động hóa học. Dạng 3: Dạng toán tăng, giảm khối lượng kim loại. - B1. Gọi số mol kim loại phản ứng là x mol. - B2. Viết PTHH. - B3. Thiết lập tỉ lệ mol của các chất theo x. - B4. Áp dụng 1 trong 2 công thức sau để tìm x: + mkim loại tăng = mkim loại sinh – mkim loại phản ứng + mkim loại giảm = mkim loại phản ứng – mkim loại sinh - B5. Tính toán theo yêu cầu của để bài. Dạng 4: Dựa vào bài 3, 18, 21 để trả lời. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thúy Quỳnh