Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

pdf 5 trang thungat 3390
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2017_2018.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am

  1. TRƢỜNG THCS THANH AM ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2017 – 2018 VẬT LÝ 9 A. LÍ THUYẾT: I. Điện học: 1. Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức, giải thích các đại lượng và đơn vị. 2. Viết công thức biểu diễn sự phụ thuộc của R vào 3 yếu tố. 3. Viết công thức của đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song. 4. Biến trở là gì? Nêu cấu tạo, vai trò của biến trở và kể tên một số loại biến trở 5. Viết công thức tính công của dòng điện, điện năng tiêu thụ, công suất điện. Giải thích các đại lượng và nêu đơn vị. 6. Phát biểu định luật Jun-Lenxơ. Viết biểu thức và giải thích các đại lượng. 7. Để đảm bảo an toàn điện, ta cần thực hiện những nguyên tắc gì? II. Từ trƣờng 1. Nam châm là gì. Nêu các loại nam châm thường gặp và đặc tính của chúng? 2. Lực từ là gì? Từ trường là gì? Cách nhận biết từ trường? 3. Trình bày thí nghiệm Ơc-xtet. Qua thí nghiệm cho ta rút ra kết luận gì ? 4. Từ phổ là gì? Đường sức từ là gì? 5. Nêu từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Lấy ví dụ? 6. So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép? Nam châm điện là gì? Cách làm tăng lực từ của nam châm điện? Nêu ứng dụng của nam châm điện. 7. Nêu điều kiện sinh ra lực điện từ? Chiều của lực điện từ phụ thuộc yếu tố nào? Phát biểu qui tắc bàn tay trái. Lấy ví dụ? 8. Hãy nêu nguyên tắc, cấu tạo và hoạt động, sự biến đổi năng lượng của động cơ điện một chiều? 9. Dòng điện cảm ứng là gì? Nêu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng? Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì? B. CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Công thức tính điện trở Bài 1: Cho điện trở làm bằng dây nicrom có chiều dài 30m, đường kính sợi dây là 0.1mm. a, Tính điện trở của sợi dây. b, Nếu làm điện trở đó bằng dây nikenlin thì cần sợi dây dài bao nhiêu để điện trở không đổi. Biết điện trở suất của nikelin và nicrom lần lượt là 0,4.10-6 Ω.m và 1,1.10-6 Ω.m
  2. Bài 2: Cho điện trở làm bằng dây nikenlin có chiều dài 60m, đường kính sợi dây là 0.2mm. a, Tính điện trở của sợi dây. b, Nếu làm điện trở đó bằng dây nicrom thì cần sợi dây dài bao nhiêu để điện trở không đổi. Biết điện trở suất của nikelin và nicrom lần lượt là 0,4.10-6 Ω.m và 1,1.10-6 Ω.m Dạng 2: Định luật Jun-Lenxơ Bài 1: Cho ấm nước ghi (220V – 1000W) a, Con số đó cho ta biết điều gì? Tính điện trở và Iđm của ấm. b, Muốn đun sôi 3l nước ở 200C thì cần sử dụng ấm trên và đun trong 20 phút. Tính nhiệt lượng ấm nước tỏa ra khi đó và hiệu suất của ấm. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K. Bài 2: Cho ấm nước ghi (220V – 1000W) a, Con số đó cho ta biết điều gì? Tính điện trở và Iđm của ấm. b, Muốn đun sôi 5l nước ở 250C thì cần sử dụng ấm trên và đun trong 35 phút. Tính nhiệt lượng ấm nước tỏa ra khi đó và hiệu suất của ấm. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K. Dạng 3: Mạch điện hỗn hợp Bài 1: Cho mạch gồm (R1 // Đèn ) nối tiếp với R2 được mắc vào U = 10V Biết đèn ghi (10V-10W), R1 = 40Ω , R2 = 12Ω. a, Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mỗi thiết bị điện. Đèn sáng thế nào? Tại sao? b, Công suất và điện năng tiêu thụ của đèn trong 30 phút. c, Tính số tiền phải trả cho bóng đèn trong 1 tháng nếu hiệu suất của bóng đèn là 85%, biết 1KW.h giá 700đ? Bài 2: Cho mạch gồm (R1 nối tiếp Đèn) // R2 được mắc vào U = 15V Biết đèn ghi (10V-10W), R1 = 20Ω , R2 = 30Ω. a, Tính điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mỗi thiết bị điện. Đèn sáng thế nào? Tại sao? b, Công suất và điện năng tiêu thụ của đèn trong 20 phút. c, Tính số tiền phải trả cho bóng đèn trong 1 tháng nếu hiệu suất của bóng đèn là 90%, biết 1KW.h giá 700đ? Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thế Mạnh Nguyễn Thị Lƣơng
  3. TRƢỜNG THCS THANH AM HƢỚNG DẪN TRẢ LỜI Năm học 2017 – 2018 ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I VẬT LÝ 9 LÍ THUYẾT: I. Điện học: 1. - Phát biểu định luật Ôm : “Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây” I: Cường độ dòng điện (A) U - Công thức: I U: Hiệu điện thế (V) R R: Điện trở (  ) 2. Công thức biểu diễn sự phụ thuộc của R: l R S 3. - Công thức của đoạn mạch song song: I I1 I 2 I 3 U U1 U 2 U3 1 1 1 1 R R1 R2 R3 - Công thức của đoạn mạch nối tiếp I I1 I 2 I3 U U1 U 2 U3 R R1 R2 R3 4. - Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch. - Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than 5. - Công thức công suất điện P = U.I với: A: công dòng điện (J) P: công suất điện (W) - Công thức tính công dòng điện. t: thời gian (s) U: hiệu điện thế (V) A = P.t = U.I.t với: I: cường độ dòng điện (A) 6.- Phát biểu định luật Jun-Lenxơ: “Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua” Q: nhiệt lượng tỏa ra (J) I: cường độ dòng điện (A) R: điện trở ( ) t: thời gian (s)
  4. - Công thức: Q = I2.R.t với: 7. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, ta cần phải tuân theo những quy tắc: - Chỉ làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V - Sử dụng các day dẫn có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuan - Phải mắc cầu chì cho mỗi dụng cụ điện đẻ ngắt mạch tự động khi đoản mạch. - Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình can lưu ý can thận. - Ngắt điện trước khi sửa chữa - Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà trong khi sửa chữa. - Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện II. Từ trƣờng 1. - Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút). - Các dạng nam châm thường gặp: kim nam châm, nam châm thẳng, nam châm hình chữ U. - Đặc tính của nam châm: + Nam châm có hai cực: một cực là cực Bắc (kí hiệu N), một cực là cực Nam (kí hiệu S). + Hai nam châm đặt gần nhau thì tương tác với nhau: Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau. 2. - Lực tác dụng lên kim nam châm gọi là lực từ. - Từ trường: Môi trường xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần đó. - Cách nhận biết từ trường: Người ta dùng kim nam châm (nam châm thử) để nhận biết từ trường. Nếu nơi nào gây ra lực từ lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. 3. - Thí nghiệm Ơc-xtet: Dây dẫn AB nối với nguồn điện, sao cho khi khóa K mở thì dây AB được đặt song song với kim nam châm đang đứng yên. Đóng khóa K thì kim nam châm không còn song song với day AB ( bị lệch đi ) - Kết luận: Dòng điện chạy qua day dẫn thẳng hay day dẫn có hình dạng bất kì đều gay ra tác dụng lực lean kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ. 4. - Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường. Có thể thu được bằng cách rắc mạt sắt lên tấm bìa đăt trong từ trường rồi gõ nhẹ . - Đường sức từ là hình ảnh cụ thể của từ trường ,là hình dạng sắp xếp của các mạt sắt trên tấm bìa trong tư trường. Ở bên ngoài nam châm đường sức từ là những đường cong có chiều xác định đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam . 5. + Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống như từ phổ bên ngoài của 1 thanh nam châm. Đường sức từ của ống day có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, bean trong lòng ống day đường sức từ là những đường thẳng song song nhau.
  5. + Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong ống dây. 6. - So sánh: Khi đặt trong từ trường sắt và thép đều bị nhiễm từ, nhưng sắt nhiễm từ mạnh hơn thép và sắt lại bị khử từ nhanh hơn thép, cho nên thép có thể duy trì từ tính được lâu hơn. - Nam châm điện: Khi có dòng điện chạy qua ống day có lõi sắt, lõi sắt trở thành một nam châm. - Cách làm tăng lực từ của nam châm điện: Tăng cường độ dòng điện qua ống day hoặc tăng số vong day của ống day. - Ứng dụng: Chế tạo loa điện, chuông điện, Rơ le điện từ. 7. - Điều kiện sinh ra lực điện từ: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ. - Chiều cuả lực điện từ phụ thuộc : Chiều dòng điện chạy trong day dẫn và chiều của đường sức từ - Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đền ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực điện từ. 8. - Nguyên tắc: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên nguyên tắc tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. - Cấu tạo: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. - Hoạt động: Khi khung dây dẫn đặt trong từ trường và cho dòng điện chạy qua thì dưới tác dụng của lực điện từ khung day sẽ quay. - Sự biến đổi năng lượng: Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng. 9. - Dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây dẫn kín. Dòng điện tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng. - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. - Hiện tượng cảm ứng điện từ : là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thế Mạnh Nguyễn Thị Lƣơng