Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 4250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_9_nam_hoc_2018_2019_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2018 - 2019 Họ và tên: Môn: Vật lí lớp 9 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Giải thích hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Câu 2 (2 điểm) a. Điểm cực cận là gì? Điểm cực viễn là gì? Mắt nhìn rõ vật khi vật đặt trong khoảng nào? b. Nêu những biểu hiện của mắt cận và cách khắc phục mắt cận. Câu 3 (1,5 điểm) a. Nêu những kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật. b. Khi chiếu ánh sáng màu đỏ đến vật màu xanh thì ta thu được kết quả như thế nào? Tại sao? Câu 4 (2 điểm) a. Một máy biến thế có tỉ lệ số vòng dây của cuộn thứ cấp đối với cuộn sơ cấp là 5. Người ta đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế 20kV. Tính hiệu điện thế lấy ra ở hai đầu cuộn dây thứ cấp. b. Người ta dùng máy biến thế trên để truyền tải một công suất điện là 10kW, biết điện trở trên toàn đường dây là 20Ω. Tính công suất hao phí trên đường dây. Câu 5 (3,5 điểm) Một vật AB có dạng hình mũi tên cao 10cm được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 10cm, vật đặt cách thấu kính 20cm. a. Vẽ ảnh của vật qua thấu kính theo đúng tỉ lệ và nêu tính chất của ảnh. b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. c. Tính chiều cao của ảnh. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: VẬT LÝ LỚP 9 - Điểm bài thi làm tròn đến một chữ số thập phân sao cho có lợi cho học sinh. - Nếu có phần bài tập, học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa. Câu 1: (1 điểm) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách của hai môi trường. (0,5đ) Vì hai môi trường tuy trong suốt nhưng không đồng tính nên ánh sáng biij gãy khúc tại mặt phân cách của hia môi trường. (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) a. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà mắt còn nhìn rõ khi đã điều tiết tối đa. (0,25đ) Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà mắt vẫn nhìn rõ khi không điều tiết. (0,25đ) Mắt chỉ nhìn rõ những vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. (0,5đ) b. Biểu hiện của mắt cận: (0,5đ) + Chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. + Điểm cực cận và điểm cực viễn gần hơn mắt bình thường. Cách khắc phục: (0,5đ) + Đeo kính cận là thấu kính phân kì nhằm nhìn rõ như mắt bình thường. + Kính phù hợp có tiêu điểm trùng với điểm cực viễn. Câu 3: (1,5 điểm) a. Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật: (,075đ) + Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng màu khác. + Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu. + Vật màu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng màu. b. Khi chiếu ánh sáng màu đỏ đến vật màu xanh thì ta thấy tối vì vật màu xanh tán xạ kém ánh sáng màu đỏ. (0,75đ) Câu 4: (2 điểm) a. Hiệu điện thế lấy ra ở hai đầu cuộn dây thứ cấp. U1 n1 n2 U2 U1. 20.5 100(kV ) (1,0đ) U2 n2 n1 b. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây truyền tải điện chính là hiệu điện thế lấy ra ở hai đầu cuộn dây thứ cấp. (0,25đ) P2 102 Công suất hao phí: Php R. 2 20. 2 0,4(kW ) 400(W) (0,75đ) U2 100 Câu 5: (3,5 điểm) a. Vẽ hình chính xác chấm 1đ Tính chất: Ảnh thật, nhược chiều, bằng vật. (0,5đ) b. Tính được khoảng cách từ vật đến thấu kính châm 1đ c. Tính được chiều cao của ảnh chấm 1đ.