Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thận Hưng

doc 5 trang thungat 2270
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thận Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thận Hưng

  1. Phòng GD&ĐT Long Mỹ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trường THCS Thuận Hưng Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Năm Học: 2017- 2018 Môn: LỊCH SỬ 6 A/ Trắc nghiệm khách quan I/ Em hãy khoanh tròn đầu câu mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Đứng đầu châu và quận là: ?. a. Người Hán b. Người Việt c. Cả người Việt và người Hán d. Có nơi là người Việt có nơi là người Hán Câu 2: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.Câu nói trên là của ai?. a. Trưng Trắc. b. Triệu Thị Trinh c. Trưng Nhị d. Bùi Thị Xuân Câu 3: Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là gì?. a. Bóc lột nhiều thứ thuế b. Cống nạp sản vật quý c. Thi hành chính sách đồng hóa d. Đàn áp khủng bố nhân dân ta Câu 4: Bố Cái Đại Vương là ai?. a. Khúc Thừa Dụ b. Phùng Hưng c. Mai Thúc Loan d. Dương Đình Nghệ Câu 5: Người lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm đấu tranh giành độc lâp là ai?. a. Mai Thúc Loan b. Phùng Hưng c. Lý Bí d. Khu Liên Câu 6: Thời kì này những đạo nào du nhập vào nước ta?. a. Đạo nho. b. Đạo phật c. Đạo giáo d. Cả ba đạo Điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án a b c b d c II/ Em hãy nối cột thời gian nổ ra đúng với tên các cuộc khởi nghĩa trong thời Bắc thuộc. Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa - 1 -
  2. 1. Năm 40 a. Bà Triệu 2. Năm 248 b. Hai Bà Trưng 3. Năm 542 c. Mai Thúc Loan 4. Năm 722 d. Lý Bí Đáp án. 1- b, 2 - a, 3 - d, 4 – c. III/ Em hãy điền vào chổ những từ thích hợp trong cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc họ Dương. Giữa năm 905, Tiết độ sứ An nam là bị giáng chức. khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân đã bao vây và đánh chiếm . Rồi tự xưng là xây dựng chính quyền tự chủ. Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được , con trai lên thay. Đáp án: Độc Cô Tổn, Tống Bình, Tiết độ sứ, hai năm, Khúc Hạo. B/ Tự luận. Câu 1; Nước Âu Lạc từ thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ I có gì thay đổi? - Năm 179 TCN Triệu Đà sát nhập nước Âu Lạc và Nam Việt, chia Âu lạc làm 2 quận. - Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc làm 3 quận, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. - Bộ máy cai trị của nhà Hán từ trung ương đến địa phương. * ách thống trị của nhà Hán. + Bắt dân ta nộp các loại thuế: muối, sắt. + Cống nạp nặng nề: ngọc trai, sừng tê giác, ngà voi + Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta theo phong tục Hán. Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? - Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị quê ở Mê Linh, con của gia đình lạc tướng. - Không chịu nổi ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán. Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa. - Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. - Khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi, Tô Định bỏ trốn về nước. Quân Hán bị đánh tan. Câu 3: Cuộc kháng chiến chống quân xâm Lược Hán diễn ra như thế nào? - Năm 42, Mã Viện chỉ huy hai vạn quân tinh nhuệ, tiến vào Hợp Phố. - Quân ta anh dũng chống trả rồi rút lui. - Chiếm được Hợp Phố Mã Viện chia quân thành hai đạo thủy và bộ tiến xuống Lục Đầu hợp lại ở Lãng Bạc. - Hai Bà Trưng nghênh chiến ở Lãng Bạc. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt. - Tháng 3 năm 43 Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt ở Cấm Khê. Câu 4; Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I- Thế kỷ VI. - Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao. - Đầu thế kỷ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc TQ cũ), Giao Châu (Âu Lạc cũ). - Bộ máy cai trị: Đưa người Hán sang làm huyện lệnh ( cai quản huyện). - Nhân dân Giao Châu chịu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp ( sản phẩm quí thợ khéo). - Chúng tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, bắt nhân dân ta học tiếng Hán, theo luật pháp và phong tục tập quán người Hán. - 2 -
  3. Câu 5: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I – VI có gì thay đổi? - Chính quyền đô hộ nhà Hán nắm độc quyền về sắt. - Mặt dù bị hạn chế nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển. - Trồng trọt chăn nuôi phong phú - Nghề gốm, dệt cổ truyền rất phát triển - Sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp không bị sung công và cống nạp nên được đem trao đổi buôn bán ở các chợ làng. Câu 6: Sự chuyển biến về văn hóa nước ta ở thế kỉ I – VI như thế nào? - Nhà Hán mở một số trường ở các quận để dạy tiếng Hán - Nho giáo, Đạo giáo, phật giáo và một số phong tục của người Hán truyền vào nước ta. - Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tiếng nói riêng của tổ tiên mình. Câu 7: Trình bày nguyên nhân diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 ? - Nguyên nhân: Không cam chịu áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy khởi nghĩa. - Diễn biến: + Năm 248 Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền, Sau đó lan rộng khắp Giao Châu, làm cho quân đô hộ rất sợ. + Lục Vận đem 6000 quân sang đàn áp - Kết quả: Khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng . Câu 8: Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào ? - Đầu thế kỉ VI Nhà Lương chia nước ta thành 6 Châu - Thi hành những chính sách: + Phân biệt đối xử, không cho người Việt giữ những chức vụ quan trọng. + Đặt ra hàng trăm thứ thuế để bóc lột nhân dân ta. Câu 9 : Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân thành lập ? - Lý Bí (Lý Bôn) quê ở Thái Bình. Ông căm ghét chế độ đô hộ nên dựng cờ khởi nghĩa. - Mùa xuân 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, được hào kiệt khắp nơi hưởng ứng. - Năm543, Nhà Lương sang đàn áp cuộc khởi nghĩa nhưng bị tổn thất nặng nề - Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch, đặt niên hiệu Thiên Đức. Câu 10: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược ? - Tháng 5 / 545, Quân Lương tiến vào nước ta theo hai đường Thủy và Bộ - Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui quân về Tô Lịch. - Năm 546, Lý Nam Đế đống quân ở Hồ Điển Triệt. - Trần Bá Tiên cho quân đánh úp Hồ Điển Triệt, quân Lý Nam Đế tan vỡ. - Năm 548, Lý Nam Đế mất. Câu 11: Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? - Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến. - Cuộc kháng chiến giằng co kéo dài, mãi đến năm 550 nhà Lương có loạn, Trần bá Tiên về nước, Triệu Quang Phục tổ chức phản công kháng chiến giành thắng lợi. - Đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, gọi là Triệu Việt Vương, ông cho tổ chức lại chính quyền. Câu 12: Nước Vạn Xuân độc lập và kết thúc như thế nào? - Triệu Quang Phục lên ngôi vua ( Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. - 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi và lên làm vua. - 3 -
  4. - Năm 603, 10 vạn quân Tùy vây Lý Phật Tử ở Cổ Loa, Lý Phật Tử bị bắt về Trung Quốc. - Nước Vạn Xuân sụp đổ. Câu 13: Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi ? - Năm 618, Nhà Đường thành lập ở Trung Quốc, Nước ta chịu sự đô hộ của nhà Đường. - Năm 679, đổi An Nam thành đô hộ phủ, trụ sở đặt ở Tống Bình. - Nhà Đường đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt dân ta cống nạp sản vật quý hiếm. Câu 14: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722 ? - Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ, từ nhỏ làm thuê kiếm sống. - Khoảng thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người nổi dậy khởi nghĩa. - Nghĩa quân nhanh chóng thắng lợi nhiều nơi. - Ông chọn vùng Sa Nam dựng căn cứ và xưng Đế ( Mai Hắc Đế) - Năm 722, Dương Tư Hút chỉ huy 10 van quân sang đàn áp - Mai Hắt Đế thua trận, khởi nghĩa thất bại. Câu 15: Trình bày diễn biến khởi nghĩa Phùng Hưng (776 – 791) ? - Phùng Hưng quê ở Đường Lâm, là người có sức khỏe và có tấm lòng thương người. - Năm 776, Phùng Hưng cùng em trai dựng cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm, được nhân dân ửng hộ - Phùng Hưng chiếm được Tống Bình, Sau đó ông mất con trai là Phùng An lên thay, nối nghiệp cha. - Năm 791, Nhà Đường đem đại quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Câu 16: Nước Chăm Pa độc lập ra đời như thế nào ? * Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192- 193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập, Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp. * Quá trình phát triển: Vua Lâm ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra ( Quảng Nam). Câu 17: Tình hình kinh tế - văn hóa Cham Pa từ thế kỉ II- X như thế nào ? - Kinh tế: Biết trồng trọt và làm thủy lợi, đámh bắt cá, khai thác rừng, trao đổi buôn bán với nước ngoài. Nên kinh tế phát triển tương đối với các vùng lân cận. - Văn hóa: + Người Chăm có chữ viết riêng. + Tôn giáo theo đạo Bà La Môn, đạo phật. + Hỏa táng người chết. + Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo. + Người Chăm và cư dân Việt có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Câu 18 : Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ? - Cuối thế kỉ IX Ở Trung Quốc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ nổi dậy khởi nghĩa. - Năm 905, Khúc Thừa Dụ chiếm được Tống Bình tự xưng là Tiết độ sứ xây dựng chính quyền tự chủ. - Năm 906, Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ . - Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay cải cách tiến bộ nhân dân ủng hộ. Câu 19: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Dương Đình Nghệ (930 – 931) ? - 4 -
  5. - Năm 918, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay, thần phục nhà Hậu Lương - Năm 930, Quân Nam Hán đánh sang nước ta. - Khúc Thừa Mĩ chống không nổi bị bắt về Quảng Châu Trung Quốc. - Năm 931, Dương Đình Nghệ tấn công Tống Bình, quân Nam Hán bị đánh tan, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng chính quyền. Câu 20: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xân lược Nam Hán như thế nào ? - Năm 937 Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để làm Tiết độ sứ. - Ngô Quyền từ Thanh Hoá kéo quân ra Bắc trị tội tên Kiều Công Tiễn. - Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền. * Kế hoạch của Ngô Quyền: - Năm 938 được tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La ( Tống Bình- Hà Nội) giết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc. - Dự định kế hoạch tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng. - Ông dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ sông. Câu 21: Em hãy trình bày Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền ? a/Diễn biến: - Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta. - Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên. - Khi nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. b- Kết quả: Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi. Câu 22: Vào đầu công nguyên, vương quốc Phù Nam được hình thành và phát triển trên vùng đất nào? Vương quốc Phù Nam được hình thành và phát triển trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 23: Cộng đồng cư dân Phù Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hóa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng là gì? Đó là nền văn hóa Óc Eo. Thuận Hưng, Ngày 9 tháng 4 năm 2017 Duyệt của BGH Tổ Trưởng Phan Bảo Quốc - 5 -